5. Kết cấu của đề tài
1.2.5. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư và xây dựng được quy định tại Điều 03 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau: 1. Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.
3. Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây
a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để đảm bảo mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án;
b) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public – Private Partner)
có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan;
d) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh.
e) Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng dự án theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014.
1.2.6. Tiêu chí đánh giá sự hiệu quả trong công tác đấu thầu tại Ban QLDA.
1.2.6.1. Tỷ lệ tiết kiệm
Theo cách tính hiện nay, số tiền được coi là tiết kiệm qua đấu thầu chính là con số chênh lệch giữa giá gói thầu được phê duyệt và giá trúng thầu của nhà thầu thực hiện gói thầu (thông thường giá trúng thầu phải thấp hơn giá gói thầu).
Con số tiết kiệm trong đấu thầu thực sự có ý nghĩa kinh tế khi giá gói thầu được phê duyệt là chính xác, còn không thì tỷ lệ tiết kiệm này không phản ánh đúng hiệu quả của công tác đấu thầu.
Theo Luật Đấu thầu, các điều khoản có quy định chi tiết về thời gian tối đa thực hiện các giai đoạn thực hiện dự án. Nhà thầu, nhà đầu tư và các bên phải tuân thủ thời gian thực hiện công việc đấu thầu theo quy định. Trong một số trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải đảm bảo tiến độ của dự án.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại nhiều dự án chậm tiến độ do những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến thất thoát nguồn ngân sách Nhà nước, giảm tỷ lệ tiết kiệm, giảm tính thực tiễn của dự án. Vì vậy, thời gian thực hiện là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quả của công tác đấu thầu tại Ban QLDA nói riêng và các bên CĐT, BMT nói chung.
1.2.6.3. Theo hình thức lựa chọn nhà thầu
Một trong những tiêu chí nhằm đánh giá tính hiệu quả của công tác đấu thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, tham gia thực hiện cộng đồng). Hình thức lựa chọn nhà thầu ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo nguyên tắc trong đấu thầu. Đối với nhà nước, vai trò của đấu thầu mang lại cho nhà nước những đầu tư mới về công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại tạo điều kiện cho việc thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Căn cứ vào tính chất, quy mô của gói thầu, tùy theo lĩnh vực người có thẩm quyền hoặc CĐT có thể áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau. Các hình thức này có ý nghĩa biểu hiện cho việc đảm bảo nguyên tắc và tính hiệu quả trong đấu thầu.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Các công trình, dự án xây dựng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển chung. Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò vô cùng to lớn của Ban QLDA và hoạt động đấu thầu. Công tác đấu thầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo một dự án, một công trình thành công như mục tiêu đã đặt ra.
Trong chương 1 đã khái quát một cách khách quan về các khái niệm liên quan đến đấu thầu như: đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, hiệu quả, nguyên tắc, các hình thức lựa chọn nhà thầu, các mục tiêu, nguyên tắc cơ bản, quy trình tổ chức đấu thầu… Từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác đấu thầu để làm cơ sở, căn cứ để phân tích thực trạng công tác đấu thầu tại Ban QLDA đầu tư và xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu tại Ban QLDA.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN
DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA 2.1. Tổng quan về Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
2.1.1. Giới thiệu chung
Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 4099QĐ-UBND ngày 21/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật và hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. Ban QLDA chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh và được ủy quyền để thực hiện chức năng của chủ đầu tư trong công tác đấu thầu của UBND tỉnh.
- Tên giao dịch: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
- Trụ sở giao dịch: Trụ sở Hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh Thanh Hóa, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa.
- Người đại diện pháp luật: Giám đốc Ban QLDA.
- Nơi đăng ký hoạt động của Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thọ Xuân: Trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Văn phòng
Sơ đồ 2.1.2. - Cơ cấu tổ chức Ban QLDA
Ban giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa gồm: Giám đốc, phó giám đốc Ban QLDA.
❖ Giám đốc Ban QLDA do chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm, có trách nhiệm:
- Là người lãnh đạo, phụ trách chung theo nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ đầu tư về báo cáo, quản lý, điều hành công tác của Ban theo chức năng, nhiệm vụ quy định;
- Triển khai, tổ chức thực hiện, quản lý các đơn vị liên quan thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
- Phân công một số công việc cụ thể cho Phó giám đốc;
- Phân công nhiệm vụ cho viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lý; - Tham mưu cho Chủ đầu tư quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Pháp luật;
- Trực tiếp điều hành về tài chính, tổ chức, về thu hút dự án đầu tư, trình duyệt dự án, xin các chủ trương công tác và các công việc liên quan;
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng, báo cáo kế hoạch tiến độ thi công thường xuyên và định kỳ về các cấp, các đơn vị có liên quan;
- Giữ mối quan hệ và phối hợp các phòng, ban, các đơn vị trên địa bàn huyện, các đơn vị, ban ngành trong tỉnh liên quan đến nhiệm vụ công tác và kế hoạch đầu tư;
- Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của Chủ đầu tư.
❖ Phó Giám đốc Ban QLDA 02 người do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc Ban QLDA, có trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư và Giám đốc về thực hiện chức năng quản lý dự án thuộc lĩnh vực chuyên môn;
- Làm việc trực tiếp với cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư (khi có yêu cầu) để tiếp nhận và triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư, trước Pháp luật về lĩnh vực được phân công và chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ, hành chính của Giám đốc; - Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết tốt mối quan hệ hợp tác trong quá trình triển khai, thực hiện dự án;
- Lập kế hoạch và tiến độ thi công, theo dõi và chỉ đạo trực tiếp cán bộ viên chức về nghiệp vụ chuyên môn, nghiên cứu và học tập, đề xuất tập huấn chuyên môn cho cán bộ.
- Theo dõi và chỉ đạo trực tiếp cán bộ viên chức về điều hành dự án, giải phóng mặt bằng, giám sát thi công, bảo vệ môi trường, an toàn lao động;
- Được phân công quản lý, chỉ đạo trực tiếp công trình thuộc dự án (nếu có), thuộc thẩm quyền của cấp phó theo quy định của Pháp luật;
❖ Kế toán trưởng Ban QLDA do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm, có trách nhiệm:
- Giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán. Xem xét và báo cáo Giám đốc phê duyệt hoặc trình duyệt theo quy định;
- Chịu trách nhiệm trước cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư và Giám đốc về thực hiện chức năng thuộc lĩnh vực chuyên môn;
- Làm việc trực tiếp với cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư để tiếp nhận và triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư, trước Pháp luật về lĩnh vực được phân công và chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ, hành chính của Giám đốc;
- Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết tốt mối quan hệ hợp tác trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ;
- Theo dõi và chỉ đạo trực tiếp cán bộ viên chức về lĩnh vực tài chính,kế toán;
❖ Khối các phòng (ban) chức năng, nghiệp vụ: - Văn phòng;
- Phòng Kỹ thuật – Thẩm định;
- Phòng Kế hoạch – Tài chính – Kế toán.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chính của Ban QLDA 2.1.3.1. Chức năng
Chức năng của Ban Quản lý Dự án quy định tại Khoản 2 điều 63 Luật Xây Dựng năm 2014, Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
- Làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao; căn cứ điều kiện cụ thể của huyện, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định giao cho Ban quản lý dự án thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể;
- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Thực hiện các chức năng khác khi được Chủ tịch UBND tỉnh giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng;
- Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;
- Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.
2.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban QLDA
❖ Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý dự án theo quy định của Pháp luật và hướng dẫn tại Điều 8 của Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng gồm:
- Các nhiệm vụ, nội dung quản lý dự án theo quy định tại điều 66 của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan gồm : Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý thông tin dự án và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định.
- Các nhiệm vụ được xác định theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án được ký giữa CĐT với Ban QLDA gồm:
● Ký hợp đồng ủy thác QLDA đầu tư xây dựng với các CĐT là UBND các xã, Thị trấn và cơ quan ngành trên địa bàn huyện khi được yêu cầu;
●Lựa chọn, ký kết hợp đồng với các nhà thầu tư vấn để lập, QLDA;
●Kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ dự án trước khi trình thẩm định, phê duyệt; ●Tổ chức lựa chọn nhà thầu và các nhà thầu tư vấn trong giai đoạn thi công,
●Tiếp nhận, quản lý vốn và thanh toán vốn đầu tư cho các hợp đồng xây dựng;
●Tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao
cho CĐT đưa vào sử dụng;
●Lập hồ sơ quyết toán trình cơ quan chức năng phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành;
- Các nhiệm vụ phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức có liên quan và nhiệm vụ khác do người quyết định đầu tư giao;
❖ Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan bao gồm:
- Quyền hạn:
●Lập, QLDA khi có điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng; ●Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập,
●Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, QLDA;
● Tổ chức lập, QLDA; quyết định thành lập, giải thể Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp theo thẩm quyền;
●Các quyền khác theo quy định của Pháp luật. - Nghĩa vụ:
● Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả