Tổng quan xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn năm 2016-Quý 1 năm

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu, nội dung khóa luận

2.2. Tổng quan xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn năm 2016-Quý 1 năm

năm 2021

Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây có chuyển biến rất tích cực. Cán cân thương mại thặng dư, có chuyển biến tích cực trong các ngành hàng chủ lực của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày,...Tuy trong năm 2020, cả thế giới đối mặt với sự ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh Covid - 19 nhưng Việt Nam với sự kiểm soát tốt của Bộ Y tế, cùng với nỗ lực phát triển không ngừng của các doanh nghiệp cùng với sự giúp đỡ, sự định hướng đúng đắn của các cơ quan ban ngành đã giữ cho cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thặng dư, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt giá trị lớn. Ghi dấu ấn liên tiếp 5 năm thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn năm 2016- Quý 1 năm 2021.

Nguồn: Bộ Công Thương

Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy, trong những năm gần đây Việt Nam có sự thặng dư khá lớn trong cán cân thương mại. Số liệu 5 năm gần đây từ Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương cho thấy giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu. Cụ thể, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu là 176,63 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đặc biệt có sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của nhóm hàng công nghiệp chế biến, cụ thể: Điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 7,5 tỷ USD), máy móc thiết bị (tăng 1,98 tỷ USD), hàng dệt may (tăng 1,04 tỷ USD), hàng giày dép (tăng gần 1 tỷ USD). Nhập khẩu năm 2016 là 173,73 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2015.

Xuất khẩu năm 2017 cũng ghi nhận ở mức 214,02 tỷ USD (tăng 21,2 % so với năm 2016), nhập khẩu là 211,10 tỷ USD (tăng 20,8% so với năm 20 16). Trong đó các nhóm nước Việt Nam có kim ngạch nhập khẩu lớn như: Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ....

Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 243,69 tỷ USD, trong đó nổi trội với các mặt hàng là điện thoại và các loại linh kiện đạt 49,08 tỷ USD; hàng dệt may đạt 30,49 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 29,32 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 16,55 tỷ USD; giày dép các loại đạt 16,24 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,91 tỷ USD, Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều thâm nhập được vào các thị trường lớn và có mức tăng trưởng xuất khẩu tốt. Các nhóm nước thuộc CPTPP cũng chiếm 15,13% so với

tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó có thị trường Nhật Bản với giá trị lên tới 18,83 tỷ USD. Nhập khẩu năm 2018 đạt mức 236,72 tỷ USD, cơ cấu các mặt hàng đa dạng: Máy tính, linh kiện, máy móc, sắt thép...

Đặc biệt trong năm 2019, xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh khi năm 2018 chỉ đạt ngưỡng 243,69 tỷ USD nhưng năm 2019 con số này đã là 264,26 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018. Năm 2019 có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD, tăng thêm 3 mặt hàng so với năm 2018 (chất dẻo nguyên liệu; giấy và sản phẩm từ giấy; đá quý, kim loại quý và sản phẩm). Các mặt hàng có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 là điện thoại và các loại linh kiện đạt 51,38 tỷ USD (tăng 4,4%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 35,93 tỷ USD (tăng 21,5%); hàng dệt may đạt 32,85 tỷ USD (tăng 7,8%); giày, dép đạt 18,32 tỷ USD (tăng 12,8%); máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 18,3 tỷ USD (tăng 11,9%). Thị trường xuất khẩu được mở rộng, khai thác tốt thị trường các đối tác FTA. Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Năm 2019, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó, 4 thị trường đạt trên 10 tỷ USD, 10 thị trường trên 5 tỷ USD. Việt Nam đang khai thác hiệu quả các lợi thế từ FTA. Cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự chuyển dịch sang các nước có FTA và có cơ cấu hàng hóa bổ sung với Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand. Đặc biệt, thị trường của các đối tác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ hội nhập để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trong đó, thị trường Canada tăng 19,8% (đạt 3,91 tỷ USD), Mexico tăng 26,3% (đạt 2,83 tỷ USD), Chile tăng 20,3% (đạt 940,7 triệu USD).

Nhập khẩu đảm bảo phục vụ tốt hoạt động sản xuất, xuất khẩu với kim ngạch nhập khẩu năm 2019 đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2018. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết cho sản xuất, xuất khẩu, gồm máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 222,50 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 87,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Nhìn vào số liệu năm 2020, biến chuyển có tốt hơn năm 2018, tuy nhiên vẫn không thể tốt bằng năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 262,69 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu ở mức 248,12 tỷ USD. Lý giải về kết quả này, phần lớn là do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, gây ra sự khủng hoảng và trì trệ nghiêm trọng ở hầu như tất cả các nước trên thế giới, từ đó gây sụt giảm hoạt động ngoại

thương. Tuy nhiên, có thể thấy một số các chuyển biến tích cực khi: Việt Nam vẫn duy trì được mức thặng dư thương mại liên tiếp trong 3 năm gần đây, đã đạt 19,95 tỷ USD (năm 2020). Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục xu hướng chuyển dịch tích cực. Trong bối cảnh xuất khẩu ở một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 như xuất khẩu sang Asean giảm 8,4% so với năm 2019; xuất khẩu sang thị trường châu Âu giảm 5,3%, thì kim ngạch xuất khẩu chung vẫn đạt tăng trưởng dương. Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu đã tìm kiếm được những thị trường thay thế để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm bù đắp được sụt giảm kim ngạch ở các thị trường truyền thống, một trong số đó có thể kể đến đến các thị trường thuộc CPTPP.

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý 1 năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 3, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao 22% trong quý 1 năm 2021. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu đang có xu hướng chuyển dịch tích cực dần lên bởi về cơ bản các đối tác lớn của Việt Nam đã phòng và chống được dịch tốt hơn, dần ổn định được hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu Singapore tăng 1,2%, Nhật Bản tăng 9,2% trong quý 1 năm 2021.

Song song với đó, các Hiệp định thương mại tự do được thực thi một cách đầy đủ và toàn diện hơn cũng là một kì vọng tích cực cho sự gia tăng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021. Các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi hơn cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào cản. Cụ thể: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w