5. Kết cấu, nội dung khóa luận
2.3.2.1. Theo giá trị nhập khẩu
Việt Nam cũng có kim ngạch nhập khẩu lớn với các đối tác thuộc Hiệp định CPTPP. Các hàng hóa có giá trị lớn được nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Singapore, Úc...với tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thuộc khối CPTPP trong những năm gần đây lên tới hơn 37 tỷ USD.
Bảng 2.4. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các thành viên Hiệp định CPTPP giai đoạn năm 2016- 2020.
Đối tác CPTPP Australia Brunei Canada Chile Malaysia Mexico New Zealand Nhật Bản Peru Singapore Tổng
Biểu đồ 2.5. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ các nước thành viên CPTPP giai đoạn 2016-2020.
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Nhìn vào bảng số liệu và hình vẽ ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thuộc Hiệp định CPTPP rất thấp trong giai đoạn năm 2016-2018, tuy nhiên Việt Nam đang ngày càng có xu hướng gia tăng nhập khẩu từ các thị trường này do ảnh hưởng tích cực từ Hiệp định CPTPP: Với Nhật Bản tăng khoảng 4 tỷ USD, từ 15,06 tỷ USD lên 19,04 tỷ USD trong năm 2018, Malaysia cũng ghi nhận tăng 1,4 lần so với năm 2016 khi năm 2018 Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này lên tới 7,45 tỷ USD. Các thị trường khác cũng tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Năm 2017, Canada chỉ ghi nhận tăng 57,26 triệu USD so với năm 2018 và tăng 2,1 lần so với năm 2016. Với thị trường Mexico trong năm 2018 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường cũng ghi nhận tăng 2,36 lần so với năm 2016...các thị trường còn lại mức tăng giảm không đều qua các năm. Thậm chí đối với hàng hoá từ Brunei, Việt Nam có xu hướng giảm nhập khẩu trong giai đoạn này khi năm 2016 Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này là 70,51 triệu USD nhưng năm 2018 chỉ đạt 36,67 triệu USD.
Phân tích cụ thể sự biến chuyển mạnh mẽ của kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với các nước CPTPP trong giai đoạn từ năm 2016-2020, khi mà cuối năm 2018 CPTPP được kí kết ta có thể nhận thấy: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 37,96 tỷ USD trong năm 2019, tăng 0,70% so với năm 2018 và gấp 1,32 lần so với năm 2016. Năm 2020 đạt mức 37,69 tỷ USD giảm 0,73% so với năm 2019 nhưng vẫn tăng 29,78% so với năm 2016. Phân tích các giá trị của từng thị trường ta nhận thấy:
Trong năm 2019, thị trường châu Á chiếm 81,88% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó Nhật Bản đạt ngưỡng 19,53 tỷ USD, tăng 2,54% so với năm 2018 và tăng tới 35% so với năm 2016, Brunei cũng ghi nhận tăng trong năm 2019, đạt giá trị 137,77 triệu USD, tăng 383,69% so với năm 2018 và tăng khoảng 100 triệu USD. Với một thị trường không mấy giàu tiềm năng, đây thực sự là một sức tăng vượt trội. Ngược lại, Singapore có xu hướng sụt giảm giá trị xuất khẩu sang Việt Nam trong khi năm 2019 chỉ đạt giá trị 4,09 tỷ USD, nhưng năm 2018 lại có giá trị 435,64 triệu USD, giảm 9,63%. Năm 2020, Việt Nam cũng có xu hướng giảm bớt giá trị nhập khẩu từ Malaysia khi chỉ còn mức 6,57 tỷ USD, giảm 9,82% so với năm 2019 và giảm 11,75% khi so với năm 2018 nhưng so với giai đoạn năm 2016-2017, Việt Nam nhập khẩu từ Malaysi gấp hơn 1,41 lần.
Sang tới thị trường các nước Châu Mỹ (chiếm 4,93% thị trường nhập khẩu của Việt Nam), trong năm 2019, Canada có xu hướng nhích nhẹ với phần trăm tăng trưởng vào mức 0,41% so với năm 2018, nhưng tăng tới 117% so với năm 2016, mức giá trị nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2019 cho thị trường này là 860,63 triệu USD. Mexico có sự sụt giảm đáng kể khi trong năm 2018 đạt 1,12 tỷ USD nhưng năm 2019 Việt Nam chỉ nhập khẩu từ thị trường này 642,33 triệu USD, tuy nhiên so với năm 2016, Việt Nam vẫn nhập khẩu từ Mexico nhiều hơn 158,39 triệu USD so với năm 2016. Cũng giống như Mexico, Việt Nam cũng có xu hướng giảm nhập khẩu từ Chile khi năm 2018 với mức nhập khẩu là 306,76 triệu USD nhưng năm 2019 chỉ còn 288,72 triệu USD (mức giảm là 5,9%).
Xét tới đối tác Peru, với sức hoạt động trao đổi thương mại rất yếu với thị trường Việt Nam, kim ngạch ghi nhận chỉ đạt ở mức 87,43 triệu USD (năm 2020), nhưng có ghi nhận tăng 7,39% so với năm 2019, 4,58% so với năm 2018 và tăng 14,3% so với năm 2016.
Với các nước thuộc châu Đại Dương, lượng giá trị nhập khẩu từ Úc và New Zealand về Việt Nam ngày càng cao, cụ thể: Với Úc trong năm 2020, giá trị đạt 4,67 tỷ USD nhưng năm 2018 chỉ đạt mức 3,75 tỷ USD (tăng 24,53%), năm 2016 cũng chỉ ở mức 2,42 tỷ USD. Việt Nam cũng cố gắng thúc đẩy quan hệ thương mại với New Zealand khi năm 2020, nước ta đã nhập khẩu từ nước này với mức 557,78 triệu USD tăng 0,87% so với năm 2019 và tăng tới 4,84% so với năm 2018, chỉ đạt 532,01 triệu USD.
Nhìn chung, so với giai đoạn từ năm 2016-2018, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác thuộc Hiệp định CPTPP trong năm 2019 có xu hướng tăng nhẹ 0,7-0,8%. Tuy nhiên vẫn còn một số ít các thị trường Việt Nam vẫn chưa có nhu cầu nhập khẩu nhiều hàng hóa, dẫn tới bị sụt giảm giá trị nhập khẩu như: Chile, Peru,...
2.3.2.2. Theo cơ cấu thị trường nhập khẩu
Xét theo cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thuộc khối CPTPP, nước ta vẫn đang cố gắng tăng nguồn nhập khẩu từ các nước thành viên nhằm từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn hàng từ các nước như Trung Quốc, Mỹ hay Ấn Độ...Từ năm 2016-2018, không có sự thay đổi về vị trí các nước mà Việt Nam có lượng hàng nhập khẩu lớn, đó chủ yếu là các đối tác Nhật Bản, Malaysia, Singapore, ngược lại các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lượng nhỏ hàng hoá như Brunei, Peru, Mexico, New Zealand...Tuy nhiên sau khi CPTPP có hiệu lực, có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam.
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu thị trường cung cấp hàng hóa cho Việt Nam từ trong khối các nước thành viên Hiệp định CPTPP năm 2018 và 2019.
Đơn vị: %
Năm 2018 Năm 2019
Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2019, Nhật vẫn là đối tác nhập khẩu chính của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu lên tới 19,53 tỷ USD chiếm tới 51,43% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khối CPTPP, tăng 0,94% so với năm 2018. Với thị trường khổng lồ này, Việt Nam vẫn chủ yếu duy trì phần lớn hàng hóa thuộc lĩnh vực máy móc, thiết bị và phụ tùng, các loại sắt thép từ chính phẩm cho tới phế phẩm, chất dẻo....Kế tiếp là
Malaysia chiếm 19,2%, có sự sụt giảm 0,56% so với năm 2018, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Malaysia với các mặt hàng: Máy vi tính, điện tử các loại, xăng dầu...Có sự thay đổi giữa đối tác nhập khẩu thứ 3 và thứ 4 của Việt Nam khi năm 2018 Singapore xếp thứ 3 chiếm 12% và Malaysia xếp thứ 4 là 9,95%, tuy nhiên năm 2019 hai vị trí này có sự thay đổi khi Malaysia vươn lên trở thành đối tác nhập khẩu thứ 3 với 19,2% và Singapore lại là đối tác thứ 5 với 10,78%. Vị trí thứ 4 là Úc với 11,73% tăng 1,78% so với năm 2018. Nhóm các nước còn lại hiện tại vẫn chưa cải thiện hơn lúc trước khi ký CPTPP quá nhiều, cụ thể: Canada đạt 2,7% tăng 0,38% so với năm 2018, mức tăng chính chủ yếu là do trước CPTPP, Việt Nam và Canada chưa có chung FTA nào, do đó, hàng hóa của Canada nhập khẩu vào Việt Nam trước CPTPP phải chịu mức thuế nhập khẩu chung (thuế MFN, áp dụng cho các nước thành viên WTO). Mức thuế nhập khẩu MFN của Việt Nam năm 2018 trung bình là 11,86%, mức cao nhất trong số các nước CPTPP. Mức thuế MFN cụ thể từng mặt hàng cũng tương đối cao, thậm chí một số mặt hàng bị đánh thuế lên tới 135%. Với mức giảm thuế như trong CPTPP, hàng hóa của Canada nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể.
New Zealand cũng ghi nhận sự tăng nhẹ ở mức 0,05% so với năm 2018, đạt 1,46% tổng cơ cấu. Với Mexico phần trăm cơ cấu thậm chí có xu hướng sụt giảm, chỉ đạt 1,69% trong năm 2019. Xét riêng với các đối tác còn lại do có ít hoạt động thương mại với Việt Nam và một phần do CPTPP cũng chưa hiệu lực thực thi tại nơi đây nên lượng nhập khẩu không cải thiện hơn trong năm 2019, chỉ đạt chưa tới 1% trong tổng cơ cấu toàn bộ các đối tác: Brunei 0,1%, Peru 0,22%, Chile 0,81% .
2.3.2.3. Theo cơ cấu mặt hàng, lĩnh vực nhập khẩu
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác trong nhóm CPTPP năm 2020 đều có xu hướng sụt giảm do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nhập khẩu của nước ta. Các lĩnh vực và mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ các nước thuộc CPTPP chủ yếu trong giai đoạn 2016-2020 vẫn là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; các loại máy móc thiết bị phụ tùng khác; sắt thép các loại;...tuy nhiên có sự biến chuyển về giá trị, về lượng hàng hóa so với trước khi Việt Nam tham gia CPTPP.
Bảng 2.5. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam theo các mặt hàng chính từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP giai đoạn 2018-2020.
Đơn vị: Triệu USD
STT Nƣớc đối tác 1 Canada Chile 2 Mexico 3
4 Nhật Bản 5 Australia 6 Singapore 7
Malaysia
9 Peru
10 Brunei
Nguồn: Thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Với các nước CPTPP ở châu Mỹ, trong những năm gần đây Việt Nam vẫn duy trì nhập khẩu các mặt hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; hàng thủy sản; gỗ và sản phẩm từ gỗ; lúa mì...Cụ thể: Các sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ Canada chủ yếu là nguyên nhiên liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất xuất khẩu như dầu mỏ, ngũ cốc, phân bón, hạt dầu, nguyên liệu gỗ, thủy sản, sắt thép, thiết bị điện thoại, máy móc thiết bị cơ khí…Các sản phẩm này là các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Canada và cũng là những sản phẩm mà Việt Nam có nhu cầu cao nhằm phục vụ cho tiêu dùng, sản xuất và đầu vào phục vụ cho xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Canada năm 2019 đạt 860,63 triệu USD chủ yếu ở các mặt hàng: Máy tính, sản phẩm linh kiện và điện tử (12,7 triệu USD), năm 2020 lên tới 73,88 triệu USD, tăng gấp 6,24 lần với năm 2019 và 8,74 lần so với năm 2018, sản phẩm lúa mì luôn là nguồn hàng nhập khẩu ở mức lớn mà Việt Nam chọn nhập từ Canada với kim ngạch năm 2019 đạt tới 99,93 triệu USD, tăng 14,19 triệu USD so với năm 2018 và tăng 83,88 triệu USD so với năm 2016. Tuy nhiên năm 2020, lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Canada có xu hướng sụt giảm, chỉ còn mức 73,88 triệu USD. Các mặt hàng đậu tương, phân bón từ Canada cũng có kim ngạch lớn vào Việt Nam tuy nhiên có xu hướng ngày càng sụt giảm.
Đối tác Mexico cũng là một trong các thị trường mà hoạt động xuất nhập hàng hóa với Việt Nam những năm gần đây tăng lên mạnh mẽ. Với các mặt hàng chính được xuất vào Việt Nam như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị phụ tùng; sắt thép từ chính phẩm tới phế liệu...Giá trị nhập khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện năm 2020 đạt ngưỡng 248,09 triệu USD, tăng 72,2 triệu USD so với năm 2018 và tăng gấp so với năm 1,16 lần so với năm 2017. Các sản phẩm máy móc, thiết bị và phụ tùng cũng được Việt Nam nhập khẩu với mức 138,76 triệu USD trong năm 2019, tăng 26,28% so với năm 2018. Ngoài ra Việt Nam cũng đang có nhu cầu nhập khẩu các loại sắt thép; thức ăn gia súc về phục vụ cho hoạt động chăn nuôi, sản xuất từ Mexico.
Chile là đối tác đã có FTA song phương với Việt Nam, tuy nhiên hai bên vẫn chưa tận dụng được nhiều cơ hội để có thể thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nhau. Với Việt Nam, các nhóm hàng thường xuyên nhập khẩu từ Chile bao gồm: Hàng thủy sản, hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ; rau quả, dầu mỡ động vật...Cụ thể,
với mặt hàng thủy sản, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 76,71 triệu USD, tăng 18,64% so với năm 2018 và gấp 3,5 lần so với năm 2016 chỉ đạt 21,86 triệu USD. Sản phẩm gỗ cũng là thế mạnh của nước này khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam đạt 80,41 triệu USD, nhưng giảm chỉ còn 69,14 triệu USD vào năm 2020. Các mặt hàng về thức ăn gia súc và nguyên liệu có sự sụt giảm trong vào năm 2019, chỉ đạt mức 6,67 triệu USD, thay vào đó là sự gia tăng mạnh mẽ của hàng thủy sản (63,44 triệu USD), kim loại thường khác (48,49 triệu USD). Các mặt hàng dầu mỡ động vật đạt 9,94 triệu USD năm 2019, tăng lên mức 13,81 triệu USD năm 2020.
Riêng với đối tác Peru chưa có nhiều quan hệ xuất khẩu với Việt Nam nên các con số thống kê được cũng chưa đầy đủ và chính xác.
Xét tới thị trường các nước châu Á, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu chính của nước ta. Với kim ngạch mỗi năm gần 20 tỷ USD. Mặc dù Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản rất nhiều nhưng nhập khẩu lại từ thị trường này cũng không ít. Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng có giá trị rất lớn, với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là hàng công nghiệp: Máy móc thiết bị phụ tùng, chất dẻo, sắt thép các loại...Cụ thể: Trong năm 2020, giá trị nhập khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện đạt mức 5,37 tỷ USD, hơn ¼ tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với đối tác Nhật, tăng 963,39 triệu USD so với năm 2018. Các sản phẩm chủ yếu đến từ các hãng nổi tiếng như: Sanyo, Aqua, Sato...Các loại máy móc và thiết bị dụng cụ phụ tùng cũng được Việt Nam nhập khẩu với lượng lớn, kim ngạch năm 2019 đạt mức 4,69 tỷ USD tăng 15,67% so với năm 2018 và tăng 520 triệu USD so với năm 2016. Ngoài ra sắt thép từ Nhật Bản cũng là một trong những mặt hàng có lượng nhập khẩu lớn ở Việt Nam, với độ bền và thành phần hóa học đúng như tiêu chuẩn, hàng năm Việt Nam nhập khẩu xấp xỉ lên tới cả tỷ USD cho mặt hàng này. Tuy nhiên, những năm gần đây có dấu hiệu giảm nhẹ khi năm 2018 đạt 1,59 tỷ USD nhưng năm 2020 chỉ còn 1,39 tỷ USD, giảm 200 triệu USD. Ngoài ra các sản phẩm từ chất dẻo cũng được Việt Nam nhập khẩu nhiều từ đất nước này, năm 2018 đạt mức 867,52 triệu USD, năm 2020 là 803,45 triệu USD, giảm nhẹ 64,07 triệu USD.
Với thị trường Malaysia, là quốc gia thuộc nội khối Asean, là bạn hàng trên nhiều lĩnh vực từ máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, xăng dầu, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng...Trong đó, mặt hàng xăng dầu năm 2018 đạt gần 2,05 tỷ USD, năm 2020 giảm mạnh còn 882,72 triệu USD. Các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện duy trì, Việt Nam vẫn tăng đều giá trị nhập khẩu khi năm 2018 chỉ ở mức 1,38 tỷ USD nhưng năm 2019 đã là 1,58 tỷ USD và
năm 2020 là gần 1,75 tỷ USD. Ngoài ra các mặt hàng về kim loại và dầu mỡ động thực vật cũng được Việt Nam nhập khẩu ở mức độ vừa phải mỗi năm.