Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 72 - 79)

5. Kết cấu, nội dung khóa luận

2.5.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

a. Những mặt hạn chế

CPTPP là FTA thế hệ mới, toàn diện và tiến bộ, được hy vọng mang lại rất nhiều kết quả tốt đẹp cho các nước thành viên. Việt Nam cũng đã tận dụng được một số các cam kết thuế quan và các cam kết khác có lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình, tuy nhiên kết quả cũng không đạt như mức dự đoán và mong đợi.

Thứ nhất, nhìn chung Việt Nam mới chỉ khai thác được các thị trường truyền

thống, vốn đã có các quan hệ lâu dài với Việt Nam như: Nhật Bản, Malaysia, Singapore...Ngược lại với các nước chưa phê duyệt Hiệp định CPTPP như Peru,

Brunei hiện nước ta vẫn chưa thể tiếp cận và khai thác được từ các thị trường này. Với Peru, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 341,33 triệu USD (năm 2019), chỉ xấp xỉ bằng 1/60 lần so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, kim ngạch nhập khẩu cũng chỉ đạt 81,41 triệu USD (năm 2019) trong khi cũng trong năm 2019 Việt Nam nhập từ Nhật là hơn 19 tỷ USD, Brunei còn ghi nhận mức giá trị thấp hơn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này với Việt Nam chỉ đạt 244,01 triệu USD (2019), trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Singapore đạt 7,29 tỷ USD, gấp gần 30 lần đối tác Brunei. Tuy nhiên việc tăng hoạt động xuất nhập khẩu vào các thị trường của các đối tác lớn như Nhật, Singapore, Úc không thể chứng minh được rằng những kết quả tích cực đó là hoàn toàn do CPTPP tạo ra bởi các nước này đều đã có ít nhất 1 FTA với Việt Nam. Nên các tác động tăng này rất có thể vẫn xuất hiện kể cả khi không có CPTPP, lúc mà các doanh nghiệp vẫn sử dụng các cam kết cũ của các FTA trước đây.

Thứ hai, các ngành hàng có ưu thế và được kì vọng là khai thác tốt từ CPTPP

nhằm có được giá trị xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, nông thủy sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ, nhưng con số đem lại không khá khiêm tốn: Dệt may chỉ đạt mức 5,8 tỷ USD trong đó xuất sang Nhật Bản đã chiếm hơn 74,14% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc nhóm CPTPP, tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu tại các thị trường CPTPP mới chỉ chiếm một con số rất khiêm tốn: Canada (2,2%); Australia (0,7%); Chile (0,4%); Mexico (0,3%) và New Zealand (0,1%)... Hiện Việt Nam mới chỉ có khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ một số mặt hàng như quần áo dệt kim, quần âu, sơ mi còn với những sản phẩm có giá cao như áo khoác mùa đông, đồ thể thao, tỷ lệ đạt xuất xứ thấp.

Thứ ba, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại các nước CPTPP hiện

còn ở mức thấp. Cụ thể, Nhật Bản đạt 3,1%, ở Australia là 1,9% và chỉ đạt 1,6% ở New Zealand, 1,3% ở Mexico và mới chỉ chiếm 1,1% ở thị trường Canada. Việc các nước đối tác truyền thống có giá trị kim ngạch tăng so với năm 2018 phần lớn là do tận dụng lợi ích từ các FTA cũ trước đó. Với các thị trường mới có sức mua lớn và đầy tiềm năng như Canada, Mexico, hiện tại Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh với các đối tác lâu năm và có quan hệ với Canada như: Trung Quốc, Đức, Nhật....Các ngành hàng Việt Nam hiện tại xuất sang Canada hay Mexico cũng không phải là các ngành hàng thế mạnh là dệt may, nông sản....thay vào đó chủ yếu là các máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử từ các doanh nghiệp FDI lớn. Cụ thể như thị phần mặt hàng dệt may, da giày của Việt Nam tại Canada lần lượt chỉ chiếm 6,7% và 19,5% trong năm 2019, nhưng cũng là hai loại hàng này nhưng lượng nhập khẩu của Canada từ Trung Quốc lại lên tới 34% và 38,7%.

Thứ tư, đối với hoạt động nhập khẩu của Việt Nam, dù đã tham gia vào Hiệp

ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2020 là 84,19 tỷ USD gấp 2,23 lần so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khối CPTPP. Các nhóm sản phẩm phụ thuộc chủ yếu là: Sắt thép, máy tính linh kiện điện tử, máy móc thiết bị phụ tùng...

b. Nguyên nhân

Sau hơn 2 năm thực thi Hiệp định CPTPP, kết quả tăng trưởng về hoạt động thương mại nhìn chung là chưa đáp ứng được như kỳ vọng. Một phần do ảnh hưởng rất sâu và nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng phần lớn nguyên nhân vẫn là xuất phát từ chính phía nước chúng ta khi có những thiếu sót trong nắm bắt những cơ hội, những nguồn lợi từ Hiệp định CPTPP đem lại. Cụ thể:

Thứ nhất, nguyên nhân chính là do những vấn đề về nguồn gốc xuất xứ. Không

thể phủ nhận quy tắc xuất xứ của CPTPP tương đối phức tạp và khác biệt với các FTA, đòi hỏi thời gian để tìm hiểu và điều chỉnh sản xuất. Lý do khiến các doanh nghiệp Việt chưa tận dụng được ưu đãi thuế quan CPTPP nằm ở việc nguồn nguyên liệu, công đoạn sản xuất của doanh nghiệp...không đáp ứng được các quy tắc xuất xứ. Đặc biệt, các ngành cần tới sự chứng minh nguồn gốc xuất xứ như dệt may. Ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu lượng nguyên phụ liệu quá lớn. Trong khi đó, muốn xuất khẩu vào thị trường các nước thành viên CPTPP, doanh nghiệp phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Điều này khiến lĩnh vực dệt may gặp nhiều khó khăn khi hàng năm phải nhập gần 99% bông, 80% vải.

Thứ hai, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hóa xuất khẩu Việt

Nam là rất thấp cũng là nguyên nhân làm cho hoạt động xuất khẩu không đạt được như kì vọng. Năm 2019 chỉ đạt 1,67%, mức rất khiêm tốn không chỉ so với mức trung bình chung các FTA của Việt Nam năm 2019 (37,2%) mà còn so với tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan năm đầu tiên của nhiều FTA khác như VJEPA 27,8%, AFTA là 6,5%. Ngoài ra, hàng hóa chưa đáp ứng được các cam kết xuất xứ, cụ thể kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi mẫu CPTPP trong năm 2019 chỉ đạt 0,57 tỷ USD trong khi đó các mẫu VC 0,64 tỷ USD, mẫu AK và VK đạt 9,82 tỷ USD...

Bảng 2.6. Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các Hiệp định thương mại của Việt Nam trong năm 2019.

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan Việt Nam.

So sánh tỷ lệ tận dụng C/O từ các FTA để hưởng ưu đãi của các doanh nghiệp Việt trong năm 2019 chúng ta nhận thấy: Việt Nam chỉ đạt mức 0,57 tỷ USD, chỉ chiếm phần trăm rất nhỏ trong tổng kim ngạch gần 40 tỷ USD sang toàn bộ các nước thuộc Hiệp định CPTPP. Trong khi đó, các mẫu C/O với các thị trường khác như VCFTA cũng đã đạt 0,64 tỷ USD, mẫu D lên tới 8,87 tỷ USD và các mẫu với Trung Quốc đạt tới 13,08 tỷ USD. Đây chính là minh chứng cho khả năng hoạt động và tận dụng khá hiệu quả của các doanh nghiệp với các FTA thế hệ trước CPTPP.

Ba là, các doanh nghiệp còn quá nhiều điều chưa hiểu rõ về CPTPP dẫn tới các cơ hội tận dụng các ưu đãi bị bỏ qua. Trong một kết quả khảo sát của phòng thương mại và công nghiệp VCCI, chỉ có khoảng 69% doanh nghiệp từng nghe nói hoặc biết sơ bộ, 25% doanh nghiệp có hiểu biết nhất định về Hiệp định CPTPP, và phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp thuộc khối FDI, họ quan tâm tới các vấn

đề về bảo hộ và mở cửa đầu tư, cũng quan tâm tới các chính sách, pháp lý trong khi đó các doanh nghiệp dân doanh, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gần như chỉ nghe qua tên Hiệp định CPTPP và hiểu biết cực kì sơ sài về nó. Rất nhiều các doanh nghiệp còn không biết mình có lợi ích gì từ CPTPP, số doanh nghiệp tìm hiểu kỹ về CPTPP, thị trường các nước thành viên CPTPP thì chỉ có 2%. Khi so sánh với các FTA khác của Việt Nam, tỷ lệ biết về các cam kết CPTPP ở mức tương đối hoặc biết rõ chỉ đạt mức 25%, kém nhiều so với các FTA top đầu (AFTA là 31%, EVFTA là 30%). Lý do các doanh nghiệp đưa ra là vì các quy tắc quy định trong CPTTP quá phức tạp, lại mới mẻ, gây trở ngại không muốn tìm hiểu cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng với các công tác phổ biến từ cơ quan liên quan chưa đạt được hiệu quả cao.

Thứ tư, một trong các nguyên nhân rất thực tế khác mà các doanh nghiệp được

khảo sát từ VCCI đưa ra: Hiện tại thuế MFN đã là 0% nên không cần thiết sử dụng ưu đãi thuế quan (43% doanh nghiệp đề cập), hay đã sử dụng ưu đãi thuế theo các FTA khác (37%)...Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Việt Nam khai thác tốt hơn các đối tác truyền thống, đã có các FTA trước đây với Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng chính vì thế mà rất ngại thay đổi thị trường, thay đổi các hoạt động cũ, đặc biệt là liên quan về thuế quan, vì vậy đã làm bỏ lỡ rất nhiều cơ hội từ CPTPP đem lại.

Thứ năm, áp lực về chất lượng hàng hóa, năng lực sản xuất từ các đối thủ trong

và ngoài CPTPP. Ví dụ như: Việt Nam muốn thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Canada thì ngoài việc phải cạnh tranh với các nước trong khối CPTPP vì các nước khác cũng được hưởng các ưu đãi tương đương như Việt Nam khi xuất sang Canada thì còn phải cạnh tranh với các đối tác truyền thống, lâu năm khác của Canada thuộc ngoài khối CPTPP như: Trung Quốc, Đức,…Đây đều là các cường quốc, chất lượng sản phẩm với giá thành sản phẩm tốt do năng suất lao động cao, sử dụng công nghệ hiện đại. Ngược lại các doanh nghiệp Việt với hơn 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về CPTPP cũng không rõ dẫn tới khả năng thấu hiểu thị trường cũng bị hạn chế cộng thêm năng lực sản xuất, năng lực quản lý và chất lượng sản phẩm, dây chuyền sản xuất, công nghệ cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn và sức cạnh tranh so với các nước đối thủ.

Thứ sáu, Việt Nam không thể cắt bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào Trung Quốc

dù cho có tham gia rất nhiều các FTA là bởi có các nguồn hàng chỉ Trung Quốc mới đáp ứng được về cả kiểu dáng, giá cả, hơn thế nữa việc thay đổi nguồn nhập khẩu đã có quan hệ giao thương lâu đời với các doanh nghiệp Việt Nam được xem là rất khó. Khoảng cách địa lý gần, đỡ tốn kém chi phí vận chuyển cũng là một trong các

nguyên nhân thu hút các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ.

Ngoài ra, các hạn chế về thủ tục hành chính chậm ở Việt Nam cũng làm ảnh hưởng ít nhiều tới năng lực xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nếu như ở các nước phát triển như Nhật, Singapore hệ thống hành chính rất rõ ràng, nhanh nhạy và luôn có những bước cải tiến để theo sát các doanh nghiệp thì hiện tại các cơ quan có liên quan ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở sự hỗ trợ cơ bản, thiếu các sự quan tâm tiếp cận đến thực tiễn các doanh nghiệp, từ đó làm cho hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp không cao. Cụ thể, các doanh nghiệp gặp vướng mắc về thủ tục, thời gian xin cấp các chứng từ cần thiết để xuất, nhập được một lô hàng; hạn chế trong cách triển khai nội dung, cách thức ban hành các văn bản hướng dẫn cho doanh nghiệp với mục đích làm cho các doanh nghiệp hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu về CPTPP cũng chưa đạt được như mong muốn khi mà kết quả thực tế là các doanh nghiệp còn hiểu biết rất sơ sài về Hiệp định thế hệ mới này.

Tóm tắt chƣơng 2

Chương 2 dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất nhập khẩu, Hiệp định thương mại tự do, Hiệp định CPTPP để gắn với thực tiễn ở Việt Nam nhằm làm rõ thực trạng xuất nhập khẩu của nước ta với các thành viên Hiệp định CPTPP, và cũng để tìm ra các nhân tố tác động tới xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước thành viên thuộc Hiệp định này, đánh giá các mặt làm được và chưa làm được từ đó đưa ra các nguyên nhân và hạn chế từ các nguyên nhân này.

Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC THÀNH VIÊN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w