Theo giá trị xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 37)

5. Kết cấu, nội dung khóa luận

2.3.1.1. Theo giá trị xuất khẩu

Sau khi đi vào thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối này có sự thay đổi khá lớn.

Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thành viên Hiệp định CPTPP giai đoạn năm 2016 – 2020.

Đối tác CPTPP Australia Brunei Canada Chile Malaysia Mexico New Zealand Nhật Bản Peru Singapore Tổng

Nguồn: Các Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương năm 2016-2020.

Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thành viên Hiệp định CPTPP giai đoạn 2016-2020.

Nhìn vào bảng biểu và hình vẽ chúng ta có thể nhận thấy, giai đoạn từ những năm 2016-2018, nhìn chung Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc Hiệp định CPTPP tăng giảm không đồng đều. Với thị trường Úc, Việt Nam có xu

hướng xuất khẩu với lượng lớn giá trị hàng hoá sang thị trường này khi năm 2016 chỉ đạt 2,86 tỷ USD thì năm 2018 đã lên tới 3,96 tỷ USD, các thị trường Nhật Bản, Singapore, Canada, New Zealand cũng ghi nhận tăng trong giai đoạn này. Nhật Bản cũng ghi nhận tăng từ 14,67 tỷ USD năm 2016 lên 18,83 tỷ USD năm 2018. Canada cũng ghi nhận tăng nhẹ 100 triệu USD trong năm 2017, và 300 triệu USD so với năm 2016. Các thị trường còn lại có xu hướng biến chuyển tăng giảm không đều: Chile năm 2017 đạt gần 1 tỷ USD nhưng năm 2018 giảm mạnh, chỉ còn ở mức 781,67 triệu USD. Mexico cũng là thị trường mà năm 2017 Việt Nam xuất khẩu 2,34 tỷ USD nhưng năm 2018 chỉ còn mức 2,24 tỷ USD giảm 100 triệu USD. Tuy nhiên bước sang giai đoạn kể từ khi CPTPP có hiệu lực ở Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có những thay đổi tích cực rõ rệt. Trong năm 2019 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt hơn 39,53 tỷ USD, tăng 7,18% so với năm 2018 và 8,11% nếu chỉ tính 6 thị trường CPTPP đã phê chuẩn Hiệp định. Tất cả các thị trường khác trong CPTPP đều ghi nhận mức tăng trưởng dương, ngoại trừ suy giảm ở thị trường Australia và Malaysia. Trong đó các thị trường có giá trị cao bao gồm: Nhật Bản với mức 20,41 tỷ USD, tăng 8,38% so với năm 2018 và tăng 5,74 tỷ USD so với năm 2016. Đứng vị trí thứ 2 là Canada với giá trị xuất khẩu sang thị trường này là 3,91 tỷ USD tăng so với năm 2018 898,58 triệu USD. Đặc biệt, với thị trường Canada, trong năm 2020 vẫn ghi dấu ấn khi tiếp tục tăng mạnh giá trị nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 4,46 tỷ USD, tăng gần 1,2 lần so với năm 2019 và 1,71 lần so với năm 2016. Nếu như trong năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia nhiều hơn so với sang Canada thì trong năm 2019, Malaysia chỉ là thị trường có giá trị xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam khi giá trị năm 2019 đạt 3,78 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2018 275,79 triệu USD. Đứng ngay sau Malaysia là Úc với giá trị nhập khẩu hàng từ Việt Nam đạt 3,49 tỷ USD, tuy có sự sụt giảm so với năm 2018 nhưng năm 2020, Úc đã tăng lượng nhập khẩu hàng của Việt Nam lên tới 3,62 tỷ USD. Kế tiếp là Singapore-cũng là thị trường thuộc top các nước Việt Nam ưu tiên xuất khẩu, kim ngạch năm 2019 đạt 3,19 tỷ USD tăng nhẹ so với năm 2018. Năm 2020 lại có xu hướng sụt giảm 147,95 triệu USD với năm 2019.

Cũng giống như Canada, Mexico ghi nhận vẫn tăng giá trị nhập khẩu từ thị trường Việt Nam trong năm 2020 khi tăng 11,73% so với năm 2019 chỉ đạt mức 2,87 tỷ USD và tăng 41,06% so với năm 2018. Với đà tăng trưởng này, Mexico sẽ nhanh chóng trở thành những nước top đầu mà Việt Nam ưu tiên xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, Việt Nam cũng ghi nhận giá trị xuất khẩu sang New Zealand

ở mức 542,56 triệu USD năm 2019, tăng 38,38 triệu USD so với năm 2018 và gấp 1,5 lần so với năm 2016.

Các nước mà Việt Nam hiện vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng, cộng với việc các nước này cũng chưa phê duyệt Hiệp định CPTPP đã làm cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này chưa được như kỳ vọng: Chile với giá trị 1,02 tỷ USD năm 2020, tăng nhẹ so với năm 2019; Peru với mức 341,33 triệu USD và Brunei là 66,64 triệu USD trong năm 2019 tăng 260,99% so với năm 2018.

Như vậy, xuất khẩu sang các thị trường mới trong CPTPP năm 2019 có mức tăng trưởng khá mạnh (trong khoảng từ 26-36%), trong bối cảnh hầu Hiệp định CPTPP bước đầu có hiệu lực, việc Việt Nam đã đạt các mức tăng trưởng này cho thấy CPTPP đang có tạo ra những tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt CPTPP đang thể hiện hiệu ứng tốt trong mở đường cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tiến vào châu Mỹ một cách trực tiếp (ở các thị trường mà CPTPP đã có hiệu lực gồm Canada và Mexico) và cả gián tiếp (thông qua động lực thúc đẩy thương mại song phương với các thị trường mà CPTPP chưa có hiệu lực như Peru, Chile). Không tính nhiều đến kết quả của năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với hầu hết các nước thuộc CPTPP đều có xu hướng sụt giảm.

2.3.1.2. Theo cơ cấu thị trường xuất khẩu

Xét theo cơ cấu thị trường xuất khẩu, có sự chênh lệch lớn về lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước nước trong CPTPP: Khối các nước có quan hệ thương mại lâu đời với Việt Nam trong các FTA trước đây chiếm phần trăm lớn, bên cạnh đó các thị trường mới như Canada, Mexico, Việt Nam cũng đã bước đầu khai thác tốt các thị trường này kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đó thực sự là dấu hiệu tích cực khi so với giai đoạn trước khi Hiệp định có hiệu lực khi có thể dựa vào bảng và biểu đồ hình 2.2 chúng ta có thể nhận thấy, giai đoạn năm 2016-2018, Việt Nam xuất khẩu lượng lớn hàng hoá sang top 4 nước: Nhật Bản, Malaysia, Úc, Singapore, ngược lại các nước Brunei, Peru hay New Zealand thì Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được nhiều các nguồn lợi từ các thị trường này. Phân tích cụ thể sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam khi CPTPP có hiệu lực qua biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong khối các nước thành viên Hiệp đinh CPTPP năm 2018 và năm 2019.

Đơn vị: %

Năm 2018

Năm 2019

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan. Xét

về cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong khối các

nước thành viên Hiệp định CPTPP các năm 2018, 2019, có khá nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, Nhật Bản vẫn là thị trường đứng đầu, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm hơn nửa tổng xuất khẩu của Việt Nam với tất cả các đối tác thuộc Hiệp định CPTPP, chiếm tới 51,65% năm 2019, tăng 0,58% với năm 2018. Nhật Bản với nền kinh tế rất phát triển, lại có nhiều quan hệ ngoại thương với Việt Nam, nên nước ta đã tận dụng chủ yếu xuất khẩu sang quốc gia này các mặt hàng có thể mạnh như: Dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm từ gỗ; thủy sản...Canada vươn lên trở thành nước đứng vị trí thứ 2 thay vì đứng vị trí thứ 5 sau Úc, Malaysia và Singapore như năm 2018, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm 9,89% tổng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với các nước thuộc Hiệp định CPTPP. Đây cũng chính là sự nỗ lực tiếp cận thị

trường mới nhờ tận dụng được các ưu đãi của CPTPP trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Xếp ở vị trí thứ 3 Malaysia, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đạt 9,59% so với tổng thể cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với khối CPTPP, sụt giảm 1,43% so với năm 2018. Đứng ngay sau đó là Úc-thị trường mà Việt Nam có mức xuất khẩu là 8,84% trong tổng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với các nước thuộc Hiệp định CPTPP, giảm 1,91% so với năm 2018. Vị trí thứ 5 và thứ 6 là Singapore và Mexico với phần trăm cơ cấu lần lượt đạt 8,09% và 7,15%. Việc Singapore chỉ là thị trường xuất khẩu thứ 6 của Việt Nam cũng một phần bởi cả Singapore và Việt Nam cùng đều bắt đầu khai thác các thị trường mới trong khối CPTPP, tận dụng sự ưu đãi cho năm đầu tiên sau khi CPTPP có hiệu lực.

Những nước đứng liền sau là những nước có thị phần tương đối thấp, một phần do chưa thực hiện phê duyệt Hiệp định CPTPP nên Việt Nam cũng khó tận dụng cơ hội ưu đãi thuế quan. Cụ thể: Chile (2,39%) tăng 0,27% so với năm 2018, ở thị trường Peru chỉ đạt 0,86% năm 2019 và Brunei là 0,16%, tăng nhẹ 0,11% so với năm 2018. Dù có cơ cấu xuất khẩu tương đối nhỏ với các nước nhóm nước này nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn đang cố gắng nỗ lực tham gia và tiếp cận sâu trong những năm tiếp theo của Hiệu lực CPTPP.

Như vậy so với giai đoạn trước thực thi CPTPP, Việt Nam đã bước đầu khai thác tốt các thị trường tiềm năng mới như Canada, Mexico... gia tăng lượng hàng xuất khẩu vào các nước này bên cạnh vẫn đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống có quan hệ thương mại nhiều năm với Việt Nam trước đây.

2.3.1.3. Theo cơ cấu mặt hàng, lĩnh vực xuất khẩu

Nếu như các giai đoạn trước thực thi Hiệp định CPTPP, Việt Nam phần lớn xuất khẩu các nhóm hàng: Dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào các thị trường vốn đã có sẵn các FTA với Việt Nam nhằm tận dụng các ưu đãi thuế quan từ các FTA đó quy định thì đến nay khi CPTPP có hiệu lực Việt Nam đã dần mở rộng phạm vi, đa dạng các lĩnh vực hơn sang các thị trường mới. Từ các sản phẩm của ngành dệt may, da giày, tới các sản phẩm, linh kiện điện tử từ khối các doanh nghiệp FDI,…. Cụ thể có sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may khi năm 2016, Việt Nam chỉ xuất sang các nước thuộc khối này với giá trị 3,46 tỷ USD thì tới năm 2019 con số này đã là 5,56 tỷ USD; gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng từ 1,51 tỷ USD trong năm 2016 lên 1,83 tỷ USD trong năm 2019. Xét sự thay đổi giá trị xuất khẩu của Việt Nam theo các mặt hàng chính sang các thành viên trong 3-5 năm gần đây.

Bảng 2.3. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam theo các mặt hàng chính sang các thành viên Hiệp định CPTPP giai đoạn năm 2018-2020.

STT

1

2

4

5

8

9

10

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Tổng cục Hải quan giai đoạn năm 2018-2020. Nhìn

vào bảng thống kê giá trị xuất khẩu theo các mặt hàng chính của Việt Nam với các thành viên Hiệp định CPTPP nhận thấy: Nhìn chung, cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất sang các nước thuộc Hiệp định đều là các mặt hàng có lợi thế lâu đời của Việt Nam từ khi tham gia trao đổi ngoại thương: Gạo, thủy sản, dệt may, da dày...và một số ngành hàng được tận dụng từ nguồn đầu tư các dự án điện thoại lớn quy mô toàn cầu như: Samsung dẫn tới kim ngạch xuất khẩu ngành điện thoại và các linh kiện cũng chiếm giá trị rất lớn.

Số liệu được so sánh 3 năm giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, với chung các ngành hàng nhưng kim ngạch xuất khẩu của năm 2019 vẫn được xem là có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất so với 2 năm còn lại do đến cuối năm 2018, Việt Nam mới phê duyệt Hiệp định CPTPP và ngày 14/01/2019 Hiệp định này mới có hiệu lực thực thi nên đây cũng được xem là nhân tố góp phần ảnh hưởng tới cơ cấu giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các

thị trường thuộc khối CPTPP trong năm 2019. Cụ thể: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước CPTPP tại châu Mỹ có: Điện thoại và linh kiện khoảng 1,9 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện khoảng 1,6 tỷ USD; hàng dệt may 984 triệu USD; giày dép các loại 729 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 623 triệu USD;...

Đặc biệt là Canada và Mexico Việt Nam đã tận dụng được một số lợi thế khách quan và chủ quan để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang 2 nước này.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu giá trị các mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang 2 nước Canada và Mexico giai đoạn năm 2018-2019.

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Tổng cục Hải quan giai đoạn năm 2018-

2020. Canada với 5 nhóm ngành hàng chính có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn nhất

từ Việt Nam năm 2018 là: Dệt may (665,57 triệu USD); điện thoại và linh kiện (330,86 triệu USD); giày dép (191,35 triệu USD); phương tiện vận tải và phụ tùng (240,09 triệu USD); thủy sản (665,57 triệu USD). Đến năm 2019, hầu như kim ngạch của những ngành hàng này đều có xu hướng tăng khi dệt may đạt mức giá trị là 811,01 triệu USD tăng 145,44 triệu USD (21,85%); điện thoại và linh kiện là 615,21 triệu USD tăng 85,64%; dày dép là 391,24 triệu USD tăng 199,89 triệu USD (104,96%); phương tiện vận tải và phụ tùng là 268,89 triệu USD tăng 40,52%. Chỉ có mặt hàng thủy sản có xu hướng giảm nhẹ từ 240,09 triệu USD xuống 229,59 triệu USD.

Lợi thế của một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Canada: Thủy sản

Gần 90% dân số Canada ăn thủy sản, lý do vẫn là có nhiều chất tốt cho sức khỏe. Trong đó cá hồi và tôm là hai sản phẩm hải sản tiêu thụ nhiều nhất ở Canada, cũng là thuộc nhóm hàng được Canada nhập khẩu nhiều (tôm đông lạnh và cá ba sa). Tuy nhiên với kết quả và tận dụng được những cam kết cắt giảm thuế quan khi tham CPTPP, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa các mặt hàng tiềm năng của nước ta như: Mực, bạch tuộc, cá ngừ...

Dệt may

Được rất nhiều các nghiên cứu, các chứng minh chỉ ra rằng là ngành được hưởng lợi nhất khi CPTPP có hiệu lực, Canada cũng góp phần không ít làm cho

cán cân xuất khẩu của mặt hàng này của Việt Nam tăng. Hiện nay, các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Canada đang chiếm hơn 10% tổng nhập khẩu các sản phẩm này của Canada. Một số các ưu đãi như: Các cam kết thuế về 0% sau 3 năm mà Việt Nam được hưởng trong CPTPP (thuế chưa có CPTPP là 17-18%). Có khoảng 42,9% lượng hàng dệt may xuất khẩu sang Canada đã tận dụng được ưu đãi này. Từ năm thứ 4 trở đi, 100% thuế được xóa bỏ về 0%, và mức chênh lệch thuế nhập khẩu sẽ là động lực để các doanh nghiệp thúc đẩy dệt may xuất khẩu sang thị trường này.

Đối với Mexico, các kết quả xuất khẩu sang thị trường này cũng rất khả quan, xu hướng tăng so với năm 2018 khá nhiều: Dệt may tăng 16,27%; máy móc thiết bị phụ tùng tăng 62,85%; dày dép tăng 11,82%, đặc biệt giá trị xuất khẩu tăng lên mạnh mẽ của mặt hàng điện thoại và các linh kiện của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2018 chỉ ở 89,57 triệu USD thì năm 2019 con số này đã gấp 5,79 lần, đạt ngưỡng 518,98 triệu USD. Lý giải sự gia tăng mạnh mẽ này, nguyên nhân có thể xuất phát từ ảnh hưởng của FTA thế hệ mới CPTPP và cũng là có sự tác động gián tiếp từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, làm Mexico tìm kiếm nguồn hàng mới từ các đối tác khác thay thế cho Trung Quốc, và Việt Nam là một trong số các thị trường đó.

Với các nước chưa phê duyệt Hiệp định CPTPP như: Chile và Peru, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng tích cực. Với Chile, quốc gia cũng đã

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w