Các yếu tố tác động tới xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thuộc

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 68 - 71)

5. Kết cấu, nội dung khóa luận

2.4. Các yếu tố tác động tới xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thuộc

thuộc Hiệp định CPTPP

Thứ nhất, các cam kết về cắt giảm thuế quan

Trong CPTPP, 100% hàng hóa của Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế theo lộ trình (ngắn) hoặc áp dụng hạn ngạch (chỉ một số ít sản phẩm). Phần lớn các nước đều cam kết cắt giảm thuế quan với mức cao. Điều này tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu có thể tận dụng được hết các ưu đãi này trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra. Theo các nội dung của Hiệp định, các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP được chia làm ba nhóm chính: nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực; nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình (các dòng thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm, thậm chí 20 năm); nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định, nếu vượt quá sẽ không được hưởng ưu đãi)..

Nhìn vào mức biểu thuế ở bảng 2.1 ta nhận thấy, hầu như các cam kết của tất cả các nước đều xóa bỏ trên 90% dòng thuế sau khi Hiệp định có hiệu lực. Thậm chí, Singapore còn cam kết xóa bỏ 100% dòng thuế sau khi CPTPP có hiệu lực. Tuy nhiên để được miễn giảm thuế theo như cam kết, các dòng hàng của Việt Nam phải đạt được chứng nhận nguồn gốc xuất xứ theo như cam kết đã đưa ra trong CPTPP.

Canada cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ. Thêm vào đó, gạo cũng được hưởng thuế suất 0% và có khả năng tiếp cận và tăng trưởng tại thị trường Canada. Ngoài ra, xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất sang Canada sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế đối với 86% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Đây là lần đầu tiên, Nhật Bản cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, nhiều mặt hàng thủy sản trước chưa được cam kết xóa bỏ thuế quan trong hiệp định Việt Nam-Nhật Bản và ASEAN-Nhật Bản sẽ được hưởng thuế 0%.

Ngoài ra, nhiều nước trong nhóm cũng cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam với tỷ lệ cao như: Peru xóa bỏ 80,7% số dòng

thuế; Mexico xóa bỏ 77,2%, cá tra, cá basa là mặt hàng thủy sản duy nhất xuất khẩu lớn sang Mexico sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Riêng Mexico xóa bỏ thuế cà phê hạt Robusta vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cà phê hạt Arabica và cà phê chế biến giảm mức thuế suất 50% so với mức thuế hiện hành vào năm thứ 5 và năm thứ 10. Mexico cũng là thị trường mới, xuất khẩu khoảng 70.000 tấn/năm và sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; Chile xóa bỏ 95,1%; Australia cắt giảm 93%; New Zealand xóa bỏ 94,6%; Singapore xóa bỏ hoàn toàn thuế quan; Malaysia xóa bỏ 84,7%; Brunei xóa bỏ 92%.

Tất cả các cam kết tích cực, toàn diện và sâu rộng này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thuộc CPTPP. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên CPTPP xét chung năm 2019 tăng 7,2% trong đó với Nhật Bản tăng 8,4%, 2 thị trường Canada và Mexico ghi nhận mức tăng 29,8 % và 26,3% so với năm 2018. Đây cũng chính là một trong các tác động từ các cam kết cắt giảm thuế quan của các nước dành cho Việt Nam mà các doanh nghiệp đã có thể tận dụng và thúc đẩy xuất khẩu.

Thứ hai, các cam kết về xuất xứ hàng hoá

Các cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hoá có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới cơ hội xuất khẩu của các nhóm nước thuộc CPTPP nói chung và của Việt Nam nói riêng. Tuy nó không có các tác động trực tiếp như các cam kết cắt giảm thuế quan, song các cam kết có thể xem như là điều kiện đủ và quan trọng cho các cam kết thuế quan có được thực thi và tận dụng.

Đối với CPTPP, quy tắc xuất xứ hàng hóa có một số điểm mới như: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo; công thức tính RVC: Ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô); danh mục PSR được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể. Ngoài ra, trong CPTPP còn quy định cả quy tắc “De Minimis “, quy tắc này trong CPTPP quy định tỷ lệ “Linh hoạt” cho phép nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng quy tắc “Chuyển đổi mã số hàng hóa” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa. Riêng đối với hàng dệt may, tỷ lệ “linh hoạt” này ở mức tối đa 10% trọng lượng của hàng hóa hoặc 10% trọng lượng của loại sợi hoặc vải quyết định phân loại mã số hàng hóa.

Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi theo Hiệp định CPTPP trong năm 2020: Kim ngạch cấp C/O mẫu CPTPP đạt 1,37 tỷ USD, bằng 4,02% tổng kim ngạch xuất khẩu sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn CPTPP. 2

nước Mexico và Canada là hai nước lần đầu tiên ta có FTA, kim ngạch cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) trong năm 2020 ở mức khá cao, lần lượt là 867,3 triệu USD và 402 triệu USD, chiếm tỷ lệ khoảng 27,45% và 9,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này.

Trong CPTPP, quy tắc xuất xứ được quy định rất chặt chẽ và đầy đủ, trong đó lĩnh vực dệt may có một chương riêng. Tại đây có các chú thích về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ được áp dụng là “Từ sợi trở đi,” nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP. Quy tắc này khuyến khích phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp dệt may theo ngành dọc, khuyến khích đầu tư phát triển ngành sợi, vải, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong nội khối CPTPP.

Chính nhờ những quy tắc xuất xứ này mà hàng hóa Việt Nam có thể được hưởng nhiều các ưu đãi hơn từ các nước với mức thuế quan như đã cam kết. Ví dụ như với thị trường Canada, nếu như trước đây Việt Nam muốn hưởng các ưu đãi thuế sâu rộng hơn thường phải căn cứ vào biểu thuế GSP mà Canada đưa ra, song các ngành có thế mạnh như dệt may, da giày, thủy sản lại không thuộc các nhóm được hưởng ưu đãi, chưa kể tới các nhóm hàng thuộc ưu đãi nhưng cũng rất khó để đáp ứng các yêu cầu đặt ra để được hưởng mức thuế suất thấp. Vì vậy, giờ đây khi có các cam kết xuất xứ trong CPTPP, các doanh nghiệp sẽ được cấp CO mẫu CPTPP để xuất sang thị trường này, dễ dàng hơn về cả đa dạng các lĩnh vực và chiều sâu về cam kết cắt giảm thuế so với áp dụng cắt giảm thuế quan GPT.

Thứ ba, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trong những năm gần đây cùng với

quan hệ ngoại thương ngày càng phát triển của Việt Nam với 2 đối tác thuộc khu vực Bắc Mỹ là Canada và Mexico cũng là nhân tố tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các thị trường này. Canada và Mexico có thể tìm kiếm nguồn hàng từ Việt Nam thay thế cho các nguồn hàng từ Trung Quốc khi tận dụng cơ hội đang cùng tham gia vào một FTA thế hệ mới với quy mô và ưu đãi lớn, đây cũng có thể xem là nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 2 nước này ngày càng tăng dần (Canada tăng khoảng 33%, Mexico tăng gần 24%).

Thứ tư, các cam kết về các lĩnh vực khác có tác động tới xuất khẩu khẩu: Các

nội dung về dịch vụ và đầu tư: Đề cập tới các nguyên tắc mở cửa thị trường, xóa bỏ rào cản đối với dịch vụ đầu tư làm tăng độ mở của các nước, mức độ quan hệ ngày càng tốt giữa các nước với Việt Nam. Trong đó có các nghĩa vụ chính về mở cửa thị trường trong dịch vụ đầu tư: quy tắc đối xử quốc gia (NT), quy tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)...tất cả khiến cho quan hệ của các nước ngày càng khăng khít, không

chỉ tạo điều kiện thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư mà còn góp phần tác động tới cả hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngoài ra còn có các yếu tố đến từ bản thân các doanh nghiệp như: Năng lực cạnh tranh, hiệu quả nghiên cứu và hiểu biết về các ưu đãi từ Hiệp định mang lại, khả năng tận dụng các cam kết này, sự đầu tư nguồn lực cho tìm hiểu, nghiên cứu kĩ các thị trường mới, từ đó có các thay đổi cho phù hợp để xâm nhập các thị trường mới, mở rộng phạm vi hoạt động. Các yếu tố về năng lực sản xuất, chất lượng và giá thành sản phẩm, mức độ năng động trong các hợp đồng ngoại thương xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu của chính các doanh

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w