Về phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 91 - 98)

5. Kết cấu, nội dung khóa luận

3.3.2. Về phía các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần nỗ lực để gia tăng hơn nữa sự nhận thức, chủ động

Những nỗ lực tuyên truyền phổ biến hay hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước, VCCI hay các Hiệp hội chỉ có thể giúp doanh nghiệp thực hiện những điều này thuận lợi hơn, ít tốn kém hơn, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do đó, bất kì doanh nghiệp nào muốn hội nhập CPTPP một cách có hiệu quả đều phải chủ động tìm hiểu và hành động thích hợp, nhận thức về các cơ hội và thách thức về hội nhập và sau đó là chuẩn bị tương ứng của doanh nghiệp phải bắt đầu bằng sự chủ động của chính doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp còn quá lưu tâm đến những vấn đề ngắn hạn; mới chỉ có hiểu biết sơ về thuế quan, chứ chưa thực sự hiểu đầy đủ và có hệ thống về các khía cạnh khác như quy tắc xuất xứ, SPS, TBT, v.v. và thiếu các thông tin về mạng lưới nhà cung cấp trong nước và ngoài nước. Vậy nên các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ cần có sự chủ động mạnh hơn trong tìm hiểu các cam kết thông qua việc chủ động đặt câu hỏi, nêu vấn đề cụ thể của mình để được tư vấn hay tham gia vào các hoạt động đào tạo chuyên sâu về các khía cạnh mà mình quan tâm. Trong bối cảnh các tư vấn hướng dẫn cơ bản về CPTPP và các cam kết FTA ở Việt Nam vẫn được các cơ quan Nhà nước, VCCI và các hiệp hội cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp như hiện nay, đây hoàn toàn là việc khả thi, miễn là doanh nghiệp chủ động tìm hiểu. Các doanh nghiệp Nhà nước có nhận thức về các cam kết cũng như năng lực cạnh tranh không kém hơn các doanh nghiệp nhóm khác, thậm chí là có nhiều lợi thế hơn, để tận dụng cơ hội từ CPTPP. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn trong nhóm này không chú trọng với quá trình hội nhập theo chiều sâu này, họ không bị chịu tác động lớn những cũng không thu được nhiều lợi ích từ đây. Do đó, nhóm các doanh nghiệp này cần có những nỗ lực trong chủ động tham gia để có thể hiện thực hóa những cơ hội mới từ CPTPP.

Tiếp tục nâng cao nghiên cứu tận dụng và phát triển các thị trường tiềm năng.

Cần đầu tư nguồn lực, thời gian thích hợp để nghiên cứu kĩ về các thị trường đã đang và sẽ mang lại nhiều nguồn lợi tích cực cho Việt Nam như: Canada, Mexico, tập trung khai thác các nhóm các mặt hàng có thế mạnh vào các thị trường này như: Nông sản, thủy sản, giày da, dệt may....Phối kết hợp mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở có được sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước từ các nghiên cứu, dự báo

để đưa ra bước tiến chính xác, đem lại nhiều thành công. Ví dụ như các doanh nghiệp có thể dựa vào các số liệu thống kê của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan để biết các mặt hàng được hưởng lợi từ CPTPP sang các thị trường mục tiêu và từ đó có các chiến lược đúng đắn xâm nhập và khai thác tốt các thị trường này. Bên cạnh đó, trong một vài năm kế tiếp, nhóm các nước còn lại của khối sẽ gia nhập và hoàn thành nghĩa vụ cuối cùng để Hiệp định có hiệu lực trên toàn diện 11 nước, các doanh nghiệp cũng cần chủ động đón đầu các thời cơ này để tận dụng được trọn vẹn các cam kết thuế quan từ toàn khối CPTPP. Hay cũng trong 5-10 năm nữa sẽ có sự tham gia của một vài thị trường khổng lồ như: Anh, Hàn Quốc...hứa hẹn là một sân chơi đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy nên các hoạt động hiện tại có thể đẩy mạnh để chuẩn bị cho bước đầu như: Nghiên cứu, tìm hiểu, dự báo thị trường, thay đổi thích nghi với chuỗi nguyên nhiên liệu mới phù hợp với các cam kết để được cắt giảm thuế quan, thường xuyên tham gia các buổi tọa đàm của các Bộ, các ngành có liên quan nhằm cập nhật, nắm bắt thị trường các đối tác một cách toàn diện, chính xác và khách quan. Bên cạnh đó có thể tham gia các hội chợ triển lãm để không ngừng nâng cao và khằng định vị thế của Việt Nam sang thị trường mục tiêu.

Khai thác, đẩy mạnh và cân bằng hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước trong khối CPTPP.

Giữ vững các lợi thế xuất khẩu sang các đối tác vốn đã có nhu cầu nhập khẩu lớn từ Việt Nam, song song với việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu với các đối tác ít có quan hệ thương mại với Việt Nam. Hiện tại, nước ta còn có kim ngạch xuất nhập khẩu chưa cao với các nước như: Brunei, Peru, Chile nên các doanh nghiệp cần tích cực có các chính sách, phương hướng mới để khai thác các tiềm năng từ các nhóm nước này. Thực tế cho thấy Việt Nam đã và đang có nhu cầu nhập khẩu chủ yếu là các nguyên nhiên vật liệu từ các thị trường này, vậy nên khi Peru và Brunei phê duyệt CPTPP, Việt Nam chắc chắn sẽ có cơ hội lớn hơn để được hưởng các ưu đãi nhập khẩu các mặt hàng này từ nhóm các nước này. Bên cạnh đó cũng cố gắng thúc đẩy các ngành hàng mà nước ta có thế mạnh: Dệt may, giày dép, nông sản....như liên kết các nước còn lại để có nguồn nguyên liệu đáp ứng

tiêu chuẩn xuất xứ, xuất khẩu sang các nước nội khối CPTPP và tận dụng triệt để các ưu đãi thuế quan nhằm xóa dần sự phụ thuộc của các nhóm nước này với Trung Quốc, Đức,...Ngoài ra, hiện nay trong bối cảnh hội nhập vừa theo chiều rộng vừa theo chiều sâu lại vừa ứng dụng được khoa học công nghệ của kỷ nguyên 4.0, các doanh nghiệp cần tích cực thực hiện các hoạt động thương mại trên trang thương mại điện tử, vậy nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần trang bị cho mình sự đầu tư về cơ sở kĩ thuật hạ tầng, mạng lưới khoa học công nghệ thông tin tốt để có được

sự quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt, thu hút được sự quan tâm của các đối tác có nhu cầu mua bán thông qua các trang này.

Cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh

Các bước tiến điều chỉnh kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội hội nhập CPTPP và có thể được thực hiện dần dần, từng bước, bắt đầu từ những vấn đề tồn tại cản trở năng lực cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ cần một quyết tâm rõ ràng và cách thức thực hiện đúng như có thể tìm kiếm các hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước (đặc biệt là trong khuôn khổ các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh), từ tổ chức VCCI, Hiệp hội các ngành nghề cho các điều chỉnh của mình. Các doanh nghiệp dân doanh nên ưu tiên để điều chỉnh hướng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tận dụng các cơ hội CPTPP và các FTA. Các doanh nghiệp Nhà nước nên tập trung tăng cường khả năng linh hoạt hơn, cơ động trong sắp xếp chuỗi cung ứng và tổ chức dây chuyền sản xuất kinh doanh để có thể đáp ứng được các quy tắc xuất xứ, qua đó chớp được các cơ hội thuế quan từ CPTPP nói riêng và các FTA nói chung.

Gia tăng hợp tác, liên kết của các doanh nghiệp

Hợp tác, liên kết, liên doanh với các đối tác để cùng kinh doanh tận dụng cơ hội cơ hội từ CPTPP và các FTA là kỳ vọng ở tầm xa của nhiều doanh nghiệp. Đồng thời, hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp khác trong các vấn đề khác ngoài kinh doanh nhưng có tác động trực tiếp và hữu ích tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng là điều cần chú ý.

Hợp tác trong kinh doanh

Bên cạnh các hình thức hợp tác kinh doanh thường thấy và rất hữu ích trong việc triển khai các hợp đồng lớn hay đáp ứng yêu cầu của các đối tác lớn, hình thức hợp tác dưới dạng tham gia chuỗi sản xuất cũng rất là đáng chú ý.

Ví dụ: Xuất khẩu trực tiếp hay tiếp cận các thị trường lớn hoặc còn mới mẻ trong CPTPP, tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định này có thể không phải là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều có thể làm được, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Tuy nhiên, nếu có thể tham gia cùng các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, như là một đối tác cung ứng một phần sản phẩm cho các hợp đồng xuất khẩu của họ, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng có thể hưởng lợi từ CPTPP thông qua hình thức xuất khẩu gián tiếp này.

Hợp tác trong các hoạt động khác

Một số hoạt động có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập CPTPP có thể được thực hiện một cách hiệu quả

và tiết kiệm chi phí nếu có sự kết nối, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp; hoạt động vận động chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh…với các hoạt động này doanh nghiệp có thể tự làm một cách đơn lẻ nhưng sẽ hoặc rất tốt kém, hoặc là khó đạt hiệu quả như mong đợi (nhất là đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa). Vì vậy việc liên kết hành động cùng với các doanh nghiệp khác, đặc biệt trong khuôn khổ các liên kết sẵn có (ví dụ các hiệp hội các ngành hàng, các câu lạc bộ, hội doanh nghiệp có cùng mối quan tâm…) là giải pháp hiệu quả cần được chú ý khai thác.

Có cách chính sách, tầm nhìn xa để tận dụng cơ hội, tiềm năng từ các ngành được hưởng những ưu đãi lớn từ CPTPP như dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Thay đổi dần các nguồn cung cấp, nguyên liệu cũ để chuyển sang các nguyên liệu có xuất xứ nội khối CPTPP. Một số các giải pháp cho ngành dệt may như: Tìm kiếm nguồn nguyên liệu sợi từ 2 thị trường Canada và Úc thay cho các nguyên liệu từ Trung Quốc và Ấn Độ để cố gắng đạt tiêu chuẩn như trong các quy tắc xuất xứ” Từ sợi trở đi” đưa ra. Nếu các doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc và Ấn Độ mà không tách dần sự phụ thuộc vào các nước này, Việt Nam sẽ khó để tận dụng các ưu đãi thuế quan từ CPTPP. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu, hợp tác và thu hút thêm các nhà đầu tư FDI để đầu tư xây dựng dây chuyền dệt sợi công nghệ chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác và để đáp ứng được quy tắc xuất xứ cho lĩnh vực dệt may nhằm có được các ưu đãi. Hoặc là tốt hơn nữa, chúng ta có thể khai thác các FDI từ các nước thuộc khối CPTPP để đầu tư xây dựng và sản xuất các nguyên liệu Việt Nam cần (vừa thu hút được nguồn FDI vừa có nguyên liệu xuất xứ thuộc nội khối) từ đó cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho ngành dệt may.

Mặc dù bước đầu quá trình tìm kiếm lại thị trường đối tác trong khối CPTPP là rất khó song nếu tính đến các lợi ích được hưởng lâu dài, các doanh nghiệp nên có phương hướng, kế hoạch thông minh nhằm cải thiện dần nguồn nguyên liệu đầu vào của mình.

Tóm tắt chƣơng 3

Qua các lý luận chung về xuất khẩu, nhập khẩu, về Hiệp định thương mại tự do nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng ở chương 1 và quá trình đi sâu vào phân tích và tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu ở chương 2, chương 3 đi đến rút ra các phương hướng, các cơ hội và thách thức và cuối cùng là đưa ra các giải pháp cho các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy xuất nhập khẩu của nước ta với thị trường các nước đối tác thuộc Hiệp định CPTPP.

KẾT LUẬN

Hội nhập và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu chung của các nước đang phát triển, để đạt được mục tiêu, các nhóm nước này đang cố gắng thay đổi theo chiều hướng tích cực nhằm có thể tham gia nhiều các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Việt Nam cũng thuộc một trong số các nước đang phát triển luôn không ngừng cố gắng nỗ lực, khai thác nhiều cơ hội lớn từ các FTA, cụ thể Việt Nam đã tích cực tham gia 17 FTA, trong đó hiện có 14 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA chuẩn bị được phê chuẩn và 2 FTA khác đang trong tiến trình đàm phán. Thuộc một trong số các FTA với quy mô thị trường lớn, lĩnh vực điều chỉnh sâu rộng, CPTPP hứa hẹn mang lại nhiều nguồn lợi về phát triển kinh tế nói chung và nguồn lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng cho nước ta. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường đối tác thuộc Hiệp định CPTPP, tác giả đã đi vào thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp” Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên Hiệp

định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP)” với mục

đích nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về xuất nhập khẩu, Hiệp định CPTPP, thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thuộc Hiệp định CPTPP và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thuộc Hiệp định CPTPP. Nội dung của khóa luận bao gồm: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về xuất khẩu, nhập khẩu, Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định CPTPP. Trong đó đưa ra các khái niệm, phân loại, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu, Hiệp định thương mại và Hiệp định CPTPP. Chương 2 đã đi tổng hợp, phân tích và đánh giá về thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên Hiệp định CPTPP thông qua: Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu; theo cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu và theo các ngành hàng, lĩnh vực. Từ đó chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thuộc Hiệp định CPTPP và đi vào đánh giá những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế này làm cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp. Chương 3 dựa trên cả về cơ sở lý thuyết ở chương 1 và cơ sở tình hình thực tiễn ở chương 2 để có những phương hướng đồng thời chỉ ra các cơ hội thách thức và cuối cùng là để đề xuất ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên Hiệp định CPTPP. Đó là các giải pháp cho cơ quan nhà nước và các giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp dựa trên những hạn chế và nguyên nhân. Kết quả của bài luận này hi vọng sẽ đóng góp ít nhiều về mặt lý luận và thực tiễn để có thể thúc đẩy xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên Hiệp định CPTPP.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Hữu Hạnh (2008), Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Chu Thanh Hải, Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, tháng 11/2019.

3. Trần Thị Thu Hiền (2020), Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi

tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),

Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Quang Huy (2020), Những cam kết về môi trường trong Hiệp định

Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Luận văn Thạc sĩ

ngành Luật, Trường đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Uyên Hương, Một năm thực thi CPTPP- Doanh nghiệp có tận dụng được

cơ hội, BNEWS/TTXVN, ngày 14/01/2020.

6. Thanh Nguyễn, Doanh nghiệp thờ ơ với CPTPP- Bộ Công Thương gửi Thủ

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w