5. Kết cấu, nội dung khóa luận
3.1. Phƣơng hƣớng thúc đẩy xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên
thành viên Hiệp định CPTPP
Trong những năm tới, cần thúc đẩy hơn nữa xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên Hiệp định CPTPP. Tận dụng những cam kết về cắt giảm thuế quan, các cam kết về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi cho các ngành hàng thế mạnh.
Thứ nhất, kết hợp giữa sự hướng dẫn phổ biến hỗ trợ các doanh nghiệp từ các
cơ quan nhà nước, cơ quan chức năng liên quan với sự nỗ lực tiếp cận, học hỏi và thay đổi của các doanh nghiệp để hiểu biết và khai thác lợi thế từ CPTPP. Các doanh nghiệp cần cố gắng để cải thiện những hiểu biết sơ sài, cơ bản để có những hiểu biết cụ thể, chi tiết hơn về Hiệp định CPTPP. Muốn như vậy các doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa để tìm hiểu khai thác hết những điểm tích cực, những cơ hội mà CPTPP mang lại để rồi có những bước tiến mới, các chính sách nhằm đem lại kết quả như mong muốn. Ví dụ như các chính sách thay đổi nguồn nguyên liệu, chuyển dần sự phụ thuộc các nguồn từ các nước ngoại khối như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Ấn Độ, thay vào đó tập trung có các phương hướng mới để tìm kiếm các thị trường tiềm năng như: Mexico, Canada, Úc...để từ đó gia tăng nguồn hàng xuất khẩu với mức ưu đãi thuế quan đã được cam kết.
Thứ hai, cần có những chính sách thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc nâng cao
chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại như: Có sự phối kết hợp giữa các ngành hàng với các cơ quan chức năng để hướng dẫn, gián tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm được xúc tiến, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu, kim ngạch và thị phần xuất khẩu, từng bước khẳng định vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể, các nội dung, hoạt động chính về XTTM trong giai đoạn 5 năm tới sẽ bao gồm: Kết hợp tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức cho hoạt động XTTM, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; mỗi thị trường lớn, trọng điểm hàng năm thực hiện tối thiểu 2-3 hoạt động XTTM và 1 hoạt động đón đoàn mua hàng cho 5 ngành hàng/mặt hàng trọng điểm.
Thứ ba, các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm cải
cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã đề ra tại Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, từ đó là bệ đỡ cho thúc đẩy hoạt động xuất
nhập khẩu của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.
Thứ tư, với các ngành hàng thực sự được dự đoán sẽ được hưởng ưu đãi và có
kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh như dệt may, giày da, nông sản,...cần có các kế hoạch thay đổi thích nghi để đạt được các kỳ vọng. Trong thời gian tới tầm nhìn từ 7-10 năm, thay đổi phần lớn xuất xứ nguồn nguyên liệu, chuyển dần sang tận dụng triệt để C/O mẫu CPTPP nhằm được hưởng ưu đãi thuế quan.
Thứ năm, trong thời đại công nghệ 4.0, kênh thương mại điện tử là một công
cụ rất tốt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp giao dịch với các đối tác mà không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý và các nước. Trong thị trường CPTPP, chúng ta cũng thấy là bên cạnh một số nước ASEAN thì các quốc gia còn lại đều nằm ở rất xa, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực châu Mỹ. Việc triển khai các công cụ về thương mại điện tử sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp tìm kiếm các đối tác mới ở những thị trường này, đặc biệt là những thị trường như: Canada, Chile, Peru, Mexico.
Thứ sáu, với các hoạt động nhập khẩu, Việt Nam trong các năm tới cần có các
hướng đi cụ thể để khai thác tốt các mặt hàng có thể nhập khẩu từ các thị trường thuộc khối CPTPP thay vì phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Một mặt vừa gia tăng quan hệ thương mại giữa các nước thuộc Hiệp định vừa giảm dần sự lệ thuộc các nguồn hàng từ Trung Quốc.
Ngoài ra, trong những năm kế tiếp, CPTPP sẽ có sự cam kết thực thi của 4 nước còn lại- nhóm các nước hiện tại vẫn chưa phê duyệt CPTPP là Malaysia, Chile, Peru, Brunei cộng thêm sự gia nhập thêm các nước lớn khác, đó là các quốc gia có tiềm lực kinh tế như: Anh, Thái Lan, Hàn Quốc....Đây thực sự là các thị trường khổng lồ để Việt Nam nếu như chuẩn bị tốt từ bây giờ sẽ có thể khai thác tốt các lợi thế trên cơ sở các cam kết của CPTPP. Các nhóm mặt hàng tiềm năng cho các nước lớn này là thủy sản, dệt may, nông sản,...Như vậy cả các cơ quan nhà nước có liên quan và các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong công tác phân tích, dự đoán, tìm hiểu để nắm bắt cơ hội này.