Theo cơ cấu mặt hàng, lĩnh vực xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 43 - 55)

5. Kết cấu, nội dung khóa luận

2.3.1.3. Theo cơ cấu mặt hàng, lĩnh vực xuất khẩu

Nếu như các giai đoạn trước thực thi Hiệp định CPTPP, Việt Nam phần lớn xuất khẩu các nhóm hàng: Dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào các thị trường vốn đã có sẵn các FTA với Việt Nam nhằm tận dụng các ưu đãi thuế quan từ các FTA đó quy định thì đến nay khi CPTPP có hiệu lực Việt Nam đã dần mở rộng phạm vi, đa dạng các lĩnh vực hơn sang các thị trường mới. Từ các sản phẩm của ngành dệt may, da giày, tới các sản phẩm, linh kiện điện tử từ khối các doanh nghiệp FDI,…. Cụ thể có sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may khi năm 2016, Việt Nam chỉ xuất sang các nước thuộc khối này với giá trị 3,46 tỷ USD thì tới năm 2019 con số này đã là 5,56 tỷ USD; gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng từ 1,51 tỷ USD trong năm 2016 lên 1,83 tỷ USD trong năm 2019. Xét sự thay đổi giá trị xuất khẩu của Việt Nam theo các mặt hàng chính sang các thành viên trong 3-5 năm gần đây.

Bảng 2.3. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam theo các mặt hàng chính sang các thành viên Hiệp định CPTPP giai đoạn năm 2018-2020.

STT

1

2

4

5

8

9

10

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Tổng cục Hải quan giai đoạn năm 2018-2020. Nhìn

vào bảng thống kê giá trị xuất khẩu theo các mặt hàng chính của Việt Nam với các thành viên Hiệp định CPTPP nhận thấy: Nhìn chung, cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất sang các nước thuộc Hiệp định đều là các mặt hàng có lợi thế lâu đời của Việt Nam từ khi tham gia trao đổi ngoại thương: Gạo, thủy sản, dệt may, da dày...và một số ngành hàng được tận dụng từ nguồn đầu tư các dự án điện thoại lớn quy mô toàn cầu như: Samsung dẫn tới kim ngạch xuất khẩu ngành điện thoại và các linh kiện cũng chiếm giá trị rất lớn.

Số liệu được so sánh 3 năm giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, với chung các ngành hàng nhưng kim ngạch xuất khẩu của năm 2019 vẫn được xem là có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất so với 2 năm còn lại do đến cuối năm 2018, Việt Nam mới phê duyệt Hiệp định CPTPP và ngày 14/01/2019 Hiệp định này mới có hiệu lực thực thi nên đây cũng được xem là nhân tố góp phần ảnh hưởng tới cơ cấu giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các

thị trường thuộc khối CPTPP trong năm 2019. Cụ thể: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước CPTPP tại châu Mỹ có: Điện thoại và linh kiện khoảng 1,9 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện khoảng 1,6 tỷ USD; hàng dệt may 984 triệu USD; giày dép các loại 729 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 623 triệu USD;...

Đặc biệt là Canada và Mexico Việt Nam đã tận dụng được một số lợi thế khách quan và chủ quan để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang 2 nước này.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu giá trị các mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang 2 nước Canada và Mexico giai đoạn năm 2018-2019.

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Tổng cục Hải quan giai đoạn năm 2018-

2020. Canada với 5 nhóm ngành hàng chính có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn nhất

từ Việt Nam năm 2018 là: Dệt may (665,57 triệu USD); điện thoại và linh kiện (330,86 triệu USD); giày dép (191,35 triệu USD); phương tiện vận tải và phụ tùng (240,09 triệu USD); thủy sản (665,57 triệu USD). Đến năm 2019, hầu như kim ngạch của những ngành hàng này đều có xu hướng tăng khi dệt may đạt mức giá trị là 811,01 triệu USD tăng 145,44 triệu USD (21,85%); điện thoại và linh kiện là 615,21 triệu USD tăng 85,64%; dày dép là 391,24 triệu USD tăng 199,89 triệu USD (104,96%); phương tiện vận tải và phụ tùng là 268,89 triệu USD tăng 40,52%. Chỉ có mặt hàng thủy sản có xu hướng giảm nhẹ từ 240,09 triệu USD xuống 229,59 triệu USD.

Lợi thế của một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Canada: Thủy sản

Gần 90% dân số Canada ăn thủy sản, lý do vẫn là có nhiều chất tốt cho sức khỏe. Trong đó cá hồi và tôm là hai sản phẩm hải sản tiêu thụ nhiều nhất ở Canada, cũng là thuộc nhóm hàng được Canada nhập khẩu nhiều (tôm đông lạnh và cá ba sa). Tuy nhiên với kết quả và tận dụng được những cam kết cắt giảm thuế quan khi tham CPTPP, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa các mặt hàng tiềm năng của nước ta như: Mực, bạch tuộc, cá ngừ...

Dệt may

Được rất nhiều các nghiên cứu, các chứng minh chỉ ra rằng là ngành được hưởng lợi nhất khi CPTPP có hiệu lực, Canada cũng góp phần không ít làm cho

cán cân xuất khẩu của mặt hàng này của Việt Nam tăng. Hiện nay, các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Canada đang chiếm hơn 10% tổng nhập khẩu các sản phẩm này của Canada. Một số các ưu đãi như: Các cam kết thuế về 0% sau 3 năm mà Việt Nam được hưởng trong CPTPP (thuế chưa có CPTPP là 17-18%). Có khoảng 42,9% lượng hàng dệt may xuất khẩu sang Canada đã tận dụng được ưu đãi này. Từ năm thứ 4 trở đi, 100% thuế được xóa bỏ về 0%, và mức chênh lệch thuế nhập khẩu sẽ là động lực để các doanh nghiệp thúc đẩy dệt may xuất khẩu sang thị trường này.

Đối với Mexico, các kết quả xuất khẩu sang thị trường này cũng rất khả quan, xu hướng tăng so với năm 2018 khá nhiều: Dệt may tăng 16,27%; máy móc thiết bị phụ tùng tăng 62,85%; dày dép tăng 11,82%, đặc biệt giá trị xuất khẩu tăng lên mạnh mẽ của mặt hàng điện thoại và các linh kiện của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2018 chỉ ở 89,57 triệu USD thì năm 2019 con số này đã gấp 5,79 lần, đạt ngưỡng 518,98 triệu USD. Lý giải sự gia tăng mạnh mẽ này, nguyên nhân có thể xuất phát từ ảnh hưởng của FTA thế hệ mới CPTPP và cũng là có sự tác động gián tiếp từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, làm Mexico tìm kiếm nguồn hàng mới từ các đối tác khác thay thế cho Trung Quốc, và Việt Nam là một trong số các thị trường đó.

Với các nước chưa phê duyệt Hiệp định CPTPP như: Chile và Peru, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng tích cực. Với Chile, quốc gia cũng đã từng tham gia với Việt Nam trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA), vậy nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với nước này cũng tăng đều qua các năm khi năm 2018 đạt mức 781,67 triệu USD với các mặt hàng chính: Điện thoại các loại và linh kiện (220,07 triệu USD); máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (59,22 Triệu USD); hàng dệt may (131,68 triệu USD); giày dép (141,63 triệu USD) và máy móc, thiết bị, phụ tùng khác (49,96 triệu USD). Dù Chile mới chỉ đang trong tiến trình phê chuẩn CPTPP, song kim ngạch nhập khẩu các nguồn hàng từ Việt Nam vẫn không ngừng tăng, cụ thể một số nhóm hàng chính như: Điện thoại các loại và linh kiện đạt mức 426,08 triệu USD, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2018, năm 2016 ngành hàng này con số thống kê là rất bé, dưới 100 triệu USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng nhẹ 6,31% đạt mức 62,96 triệu USD; hàng dệt may cũng có chuyển biến nhẹ, tăng 14,62 triệu USD. Tuy nhiên hai mặt hàng giày dép và máy móc thiết bị lại có xu hướng giảm khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Chile là 129,48 triệu USD còn Máy móc thiết bị phụ tùng giảm 51%, chỉ còn mức 24,33 triệu USD.

Với Peru, Việt Nam cũng chưa có cơ hội được hợp tác và làm việc với đất nước này trong các FTA trước đây. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này là chủ yếu là: Điện thoại và các linh kiện; giày dép; clanhke và xi măng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may. Vì chưa có nhiều cơ hội tham gia quan hệ hợp tác và mở rộng quan hệ ngoại thương nên đối tác Peru với kim ngạch nhập khẩu khá khiêm tốn với các mặt hàng Việt Nam khi điện thoại và linh kiện chỉ ở mức 39,37 triệu USD năm 2018; giày dép là 60,98 triệu USD; clanhke và xi măng là 49,01 triệu USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 11,96 triệu USD và hàng dệt may đạt 8,48 triệu USD. Tuy nhiên năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Peru tăng lên đáng kể, trong khi trong năm 2016 lượng hàng hóa và danh mục các mặt hàng là rất ít ỏi, cụ thể: Điện thoại và linh kiện chỉ đạt mức 138,80 triệu USD tăng 3,5 lần so với năm 2018, ngành giày dép đạt 67,82 triệu USD, tăng 6,84 triệu USD, máy tính, sản phẩm điện từ và linh kiện đạt 15,19 triệu USD tăng 27% so với năm 2018; dệt may cũng tăng hơn 2 triệu USD đạt mức 10,51 triệu USD. Tuy nhiên mặt hàng Clanhke lại có xu hướng giảm khi năm 2019 chỉ còn ở mức 32,44 triệu USD.

Với nhóm các đối tác thuộc khu vực châu Á, các đối tác này đã có với Việt Nam rất nhiều các FTA trước khi tham gia CPTPP, nên kim ngạch xuất nhập khẩu và các nhóm ngành hàng cũng rất đa dạng và phong phú. Cụ thể:

Nhật Bản-là quốc gia số một có quan hệ ngoại thương với Việt Nam về cả kim ngạch xuất khẩu lẫn kim ngạch nhập khẩu trong khối CPTPP. Các ngành hàng Việt Nam xuất sang Nhật Bản chủ yếu là nhóm: Thủy sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ, dệt may, máy móc thiết bị phụ tùng. Với Nhật Bản, Việt Nam không chỉ thu nhiều nguồn lợi hợp tác từ nước này thông qua hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu mà đây cũng là một trong những đối tác thuộc top đầu của Việt Nam trong thu hút FDI với quy mô và hàm lượng công nghệ cao. Nhật Bản cũng là nhóm các đối tác phê chuẩn CPTPP sớm nhất (tháng 6 năm 2018), đây cũng là FTA mà Nhật Bản hy vọng sẽ đem lại nguồn lợi tích cực tới cho Nhật và các đối tác thuộc khối. Nếu như với hầu hết các đối tác thuộc Hiệp định CPTPP, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm 2020 các ngành hàng chủ lực Việt Nam xuất sang các nước này đều có xu hướng giảm mạnh thì năm 2020, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Nhật chỉ biến động nhẹ, một số mặt hàng vẫn có xu hướng tăng, cụ thể: Mặt hàng dệt may năm 2019 đạt mức 3,98 tỷ USD, năm 2020 giảm 456,67 triệu USD còn 3,53 tỷ USD, mặt hàng thủy sản chỉ giảm 1,84%,...các dấu hiệu sụt giảm này phần lớn là ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

Cũng tham gia CPTPP, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Malaysia vẫn chưa chính thức thực hiện phê duyệt CPTPP. Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng của Việt Nam sang đối tác này nhìn chung vẫn khá ổn định, thậm chí có một vài nhóm ngành hàng chủ lực lại có xu hướng giảm. Các mặt hàng Việt Nam chiếm ưu thế sang nước này gồm: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác và gạo. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có xu hướng sụt giảm, từ 759,35 triệu USD xuống 494,96 triệu USD. Nhóm ngành điện thoại và các linh kiện cũng giảm 202,75 triệu USD so với năm 2019 chỉ còn 349,94 triệu USD. Tuy nhiên vẫn có sự gia tăng giá trị xuất khẩu ở một số các sản phẩm như: Sắt thép các loại tăng 40,87 triệu USD so với năm 2018 lên mức 458,55 triệu USD; các máy móc thiết bị phụ tùng tăng 23,34% so với năm 2018 đạt mức 274 triệu USD và năm 2016 chỉ đạt 142,43 triệu USD. Nhìn chung, Malaysia đã có nhiều các FTA chung với Việt Nam, song dường như các doanh nghiệp Việt vẫn chưa khai thác hết được các lợi ích đó nên kim ngạch xuất khẩu đối với nước này là chưa đạt như kỳ vọng, các ngành hàng lợi thế của Việt Nam cũng chưa có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường này.

Xét tới đối tác Brunei, là một đất nước có diện tích khá nhỏ bé, Brunei cũng không phải là đối tác đem lại nhiều nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Về cơ bản, chỉ có một số nhóm hàng nhỏ của Việt Nam có thể xuất sang quốc gia này: Sản phẩm từ sắt thép, gạo, máy móc thiết bị phụ tùng; hàng thủy sản với kim ngạch xuất khẩu chỉ từ 1-2 triệu USD. Nhìn vào bảng thống kê giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang nước này, chỉ có dấu hiệu tăng mạnh từ 2,89 triệu USD lên 30,71 triệu USD của sản phẩm sắt thép, còn nhìn chung, đều không có biến chuyển gì quá nhiều ở quốc gia này. Năm 2020, đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới hầu hết các khối nước Asean, nên giá trị xuất khẩu sang Brunei cũng bị sụt giảm khá nhiều so với năm 2019. Gạo từ 3,28 triệu USD xuống 0,68 triệu USD, thủy sản từ 1,87 triệu USD xuống 1,25 triệu USD.

Đối với Singapore - là một trong số các nước hiếm hoi dù trải qua dịch bệnh Covid- 19 nhưng kim ngạch nhập khẩu của nước này đối với các hàng hóa Việt Nam vẫn tăng đều. Cụ thể, các nhóm ngành chính như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện năm 2018 chỉ đạt 519,83 triệu USD nhưng năm 2019 con số này đã là 584,80 triệu, tăng 64,97 triệu USD; nhóm hàng thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh khác cũng ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ khi giá trị nhập khẩu của nước này năm 2018 chỉ ở mức 312,48 triệu USD nhưng năm 2020 đã lên tới 442,08 triệu USD, tăng 41,47%, các mặt hàng máy móc và thiết bị phụ tùng cũng có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2018 đạt 393,12 triệu USD lên

mức 415,64 triệu USD năm 2020. Tuy nhiên, một số mặt hàng vẫn có sự sụt giảm nhẹ như điện thoại và linh kiện điện thoại với mức giảm khoảng 7,33% so với năm 2019;

mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng cũng sụt giảm về mức 314,31 triệu USD trong khi năm 2018 giá trị mặt hàng này ở mức 448,35 triệu USD.

Với các nhóm nước thuộc châu Đại Dương, hoạt động xuất nhập khẩu cũng có chuyển biến tích cực. Với Úc, nếu như các Canada là đối tác tiềm năng của Việt Nam thuộc thị trường châu Mỹ, Nhật Bản là đối tác tiềm năng thuộc châu Á thì Úc là đối tác tiềm năng nhất của Việt Nam ở châu Đại Dương. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này đạt 3,49 tỷ USD năm 2019. Các ngành hàng chiếm ưu thế khi xuất sang thị trường này bao gồm: Điện thoại và các linh kiện, máy vi tính, điện thoại và linh kiện; giày dép các loại; hàng dệt may; các loại máy móc thiết bị, phụ tùng khác...nhìn chung tuy năm 2019 tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Úc có xu hướng giảm nhưng các mặt hàng chủ lực vẫn giữ mức tăng trưởng khá đều: Máy vi tính, điện thoại và linh kiện tăng 72,49 triệu USD so với năm 2018 chỉ đạt 375,28 triệu USD; hàng dệt may năm 2020 đạt 248,23 triệu USD tăng 11,94% so với năm 2018. Tuy nhiên, một số các ngành hàng có xu hưởng sụt giảm mạnh: Điện thoại và các loại linh kiện năm 2019 chỉ đạt 698,67 triệu USD, giảm 36,85 triệu USD so với năm 2018; máy móc thiết bị phụ tùng cũng có xu hướng giảm 29,03% so với năm 2018.

Đối với quốc gia New Zealand, hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam cũng không có nhiều chuyển biến tích cực. Dù đã có với Việt Nam: Hiệp định thương mại tự do giữa Asean-Úc và New Zealand (AANZFTA), tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang đất nước này vẫn không đạt được nhiều chuyển biến tích cực như kỳ vọng. Các ngành hàng chủ lực của Việt Nam sang New Zealand có thể kể đến là: Điện thoại các loại và linh kiện; máy tính sản phẩm điện tử và linh kiện;

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu của việt nam với các thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w