- Để tạo không gian phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam chính phủ cần tích cực đàm phán triển khai ký kết và thực hiện sớm các hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực như: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA (VN-EFTA) bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Isarel - VIFTA và các hiệp định thương mại tự do khác. Các chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại tích cực sẽ
góp phần tạo ra các động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và nghành logistics nói riêng.
Nhà nước cũng cần đẩy mạnh phát triển các hiệp hội thương mại để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các công ty giao nhận có cơ hội gặp gỡ, hợp tác kinh doanh, tạo điều kiện cho các công ty giao nhận giới thiệu dịch vụ của mình cho các công ty xuất nhập khẩu, tạo cơ hội cho ngành giao nhận vận tải phát triển hơn.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển dịch vụ logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để làm được điều này thì một trong những giải pháp quan trọng là đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics để từ đó quá trình logistics trở nên hiệu quả hơn và đồng bộ hơn. Theo đó thì việc quy hoạch các hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải gắn kết với quy hoạch các trung tâm logistics, các khu công nghiệp như hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, hệ thống kho tàng, bến bãi nhằm phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa và dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả là cần thiết. Tất cả các nguồn tài nguyên cho ngành như công nhân, sân bay, cảng thông quan nội địa cần được cải cách nhanh chóng và sắp xếp một cách hợp lí trong một kế hoạch liên hoàn có khả năng tương tác và tác động tương trợ một cách hiệu quả cao. Nhà nước cần xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển, các bến cảng gắn với các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, xây dựng các trung tâm logistics gần các cửa khẩu sân bay, cảng biển lớn để việc vận chuyển hàng hóa được thuận lợi và mang tính hiệu quả cao. Hiện đại hóa các trang thiết bị tại kho và cảng cũng là điều cần thiết.
- Nhà nước cũng nên đưa ra những hình thức xử lý triệt để những hành vi nhũng nhiễu, quan liêu gây khó khăn cho doanh nghiệp đâu đó vẫn còn tồn tại trong Hải quan.
- Trong lĩnh vực giao nhận thì việc phải làm việc với các đối tác nước ngoài là điều không thể tránh khỏi, do đó việc có những thông tin xác thực về các đối tác này rất quan trọng để tránh rủi ro lừa đảo vì vậy chính phủ cần phải có mối quan hệ ngoại giao tốt với nước ngoài để xây dựng hệ thống thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài, giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hợp tác cũng như giải quyết tranh chấp.