đường biển của công ty
2.3.2.1 Thuận lợi
- Là một công ty hoạt động hơn 13 năm trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, Lacco đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải vì thế nhìn chung hoạt động giao nhận vận tải của công ty được thực hiện khá hiệu quả, chuyên nghiệp, chính xác và đáp ứng yêu cầu của khách hàng về mặt thời gian, địa điểm, đảm bảo hàng hóa được an toàn từ các khâu liên hệ với các bên khách hàng, làm chứng từ, vận tải cũng như làm hàng, thanh toán. Do đó, uy tín của công ty được đảm bảo và tạo được mối quan hệ tốt với nhiều khách hàng lớn như Samsung, Tainan…
- Đội ngũ nhân viên của Lacco nói chung và phòng chứng từ dịch vụ Logistics nói riêng hầu hết có trình độ Đại học. Ban lãnh đạo quản lý điều hành tốt, có tầm nhìn, linh hoạt, nhạy bén trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh, thân thiện với nhân viên luôn tạo môi trường làm việc tốt, đạt hiệu quả cao. Đội ngũ nhân viên của công ty luôn chăm chỉ, nỗ lực hết mình hoàn thành công việc với hiệu quả tốt nhất với hiệu suất cao.
- Nhờ có mối quan hệ tốt với Hải quan mà các quy trình về thủ tục hải quan được giải quyết hiệu quả, nhanh gọn. Ngoài ra, nhân viên cũng được hỗ trợ nhiệt tình từ phía Hải quan. Điều này tạo thuận lợi lớn trong công tác giao nhận hàng hóa.
- Trang thiết bị vật chất của công ty ngày càng được trang bị tiên tiến, ứng dụng khoa học, công nghệ Internet như hệ thống giám sát điều hành vận tải qua GPS được áp dụng cho hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế. Quy mô, chất lượng dịch vụ cũng thường xuyên được cải tiến để tối thiểu hóa thời gian giao nhận cho khách hàng.
- Việc thực hiện song song bước làm thủ tục hải quan và lấy lệnh giao hàng, phiếu EIR của công ty, làm rút ngắn được thời gian giao nhận, điều này làm tăng hiệu quả trong hoạt động giao nhận, tạo ưu thế cho công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh tại Hải Phòng và Hồ Chí Minh. Đây chính là những trung tâm trung chuyển hàng không, đường biển lớn nhất Việt Nam, với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Tân Sân Nhất, Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn. Đa phần, hàng hóa xuất nhập khẩu tại Miền Bắc đều đi qua hai cảng này. Địa điểm thuận lợi giúp công ty có thể điều tiết hàng hóa một cách nhanh chóng, kịp thời giải quyết các tình huống bất lợi.
2.3.2.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Hạn chế:
- Hiện nay thị phần giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Lacco vẫn còn tương đối nhỏ so với các công ty liên doanh, các công ty logistics nước ngoài. Thị trường của Lacco tập trung chủ yếu ở một số quốc gia ở Châu Á.
- Mặc dù ứng dụng khoa học công nghệ trong nhiều thủ tục giao nhận, cụ thể là tờ khai hải quan điện tử nhưng nghiệp vụ của công ty vẫn còn tương đối đơn giản. Hầu hết các công ty logistics lớn hiện nay đều áp dụng các phầm mềm công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình quản lý và vận hành hoạt động giao nhận hàng hóa để giảm thiểu rủi ro và các chi phí phát sinh.
- Thông thường, hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển được chuyên chở từ nước này đến nước khác phải qua chuyển tải hoặc quá cảnh ở một hay nhiều cảng hay một nơi nào đó. Trong quá trình làm thủ thục hải quan, nhân viên giao nhận hàng thường gặp một số vướng mắc ở một số chứng từ sai lệch nhau. Trong các trường hợp thiếu chứng từ cũng như các chứng không hợp lệ, làm kéo dài thời gian giao nhận, phát sinh các chi phí không đáng có như sửa vận đơn, lưu kho bãi. Công tác kiểm tra, chuẩn bị bộ chứng từ đôi khi cũng gặp khó khăn do yêu cầu của mỗi hãng tàu mỗi nước khác nhau dẫn đến tình trạng thói quen sử dụng các bộ chứng từ hay thủ tục cũng khác nhau tạo ra sự khó khăn trong việc tập hợp chứng từ, quyết toán với khách hàng trong thời điểm hàng hải biến động hoặc chứng từ bị sai lệch, không hợp lệ, mâu thuẫn với hàng hóa,… nên đôi khi dẫn đến trình trạng trì trệ trong hoàn thành thủ tục kiểm tra chứng từ để tiến hành các hoạt động sau đó.
- Khâu tìm kiếm khách hàng còn nhiều hạn chế. Khách hàng của công ty thường là các khách hàng thân thiết. Đội ngũ telesales của công ty chưa xây dựng được kế hoạch tìm kiếm liên lạc với khách hàng tiềm năng. Kênh quảng cáo trực tuyến như website, fanpage chưa được đầu tư để các khách hàng tiềm năng có thể chủ động tìm kiếm công ty.
- Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ cao. Hoạt động giao nhận thường không ổn định. Nhiều thời gian cao điểm như cuối năm lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ tết rất nhiều vì vậy nhân viên thường phải làm việc tăng ca. Nhưng có thời điểm hàng hóa ít, hợp đồng giảm đi nhiều. Điều này gây ảnh hưởng đến doanh thu tháng của công ty cũng như việc sắp xếp và bố trí công việc.
- Biến động thời tiết cũng gây khó khăn trong việc giao nhận hàng hóa. Những tác động của thời tiết dẫn đến tình trạng kẹt xe, mắc cạn làm cho quá trình vận
chuyển hàng hóa bị tác động dẫn đến thời gian giao hàng chậm trễ. Điều đó xảy ra đôi khi dẫn đến những tranh chấp giữa khách hàng và công ty.
- Đại dịch covid diễn ra vào đầu năm 2020 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao thương nói chung và giao nhận hàng nói riêng. Để đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng con người, hoạt động logistic của nghành đã bị đình chỉ trong thời gian dài dẫn đến hàng hóa bị mắc kẹt không thể xuất nhập ra khỏi một quốc gia.
Nguyên nhân của những hạn chế:
- Thị phần của Lacco hiện nay so với các công ty logistics lớn còn tương đối nhỏ do các doanh nghiệp liên doanh, liên kết nước ngoài và các công ty logistics lớn có tiềm lực về công nghệ và vốn vì thế dịch vụ cung cấp của họ luôn ở mức giá cạnh tranh nhưng với dịch vụ rất hoàn hảo. Mà đối với khách hàng thì mức giá chào ban đầu đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định lựa chọn.
- Nguồn vốn đầu tư vào cơ hạ tầng và các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và vận hành của công ty ít, chi phí đầu tư cho các trang thiết bị và phần mềm công nghệ thông tin hiện đại lớn.
- Nhân viên của công ty chưa có nhiều kinh nghiệm bởi hầu hết các nhân viên có tuổi đời còn trẻ (từ 22 – 30 tuổi). Với các vấn đề phát sinh, không thể ngay lập tức tự mình đưa ra cách giải quyết mà luôn phải đệ trình cấp trên để xin phương án giải quyết phù hợp. Do đó không kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh dẫn đến phát sinh thêm thời gian giao nhận hàng hóa và gây tâm lí không tin tưởng trong khách hàng.
- Về khâu Marketing tìm kiếm khách hàng, đội ngũ Markeing chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Hoạt động Markeing còn yếu do sự hạn chế trong ngoại ngữ và am hiểu về luật pháp quốc tế. Các chiến lược Marketing của công ty còn chưa hiệu quả, chưa mang lại những kết quả như mong đợi.
- Công ty chưa đầu tư nhiều vào việc đa dạng các loại hàng hóa vận chuyển nên bị ảnh hưởng bởi các loại hàng hóa nhập khẩu mang tính thời vụ cao do đó Lacco không thể tự cung cấp các phương tiện vận chuyển vào những thời gian cao điểm nên còn phụ thuộc nhiều vào các hãng vận tải khác.
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO
NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LACCO
3.1. Triển vọng phát triển của ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển tại Việt Nam.
Trong năm 2020 sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển duy trì trạng thái tăng trưởng (+3,68%) dù chịu tác động từ dịch Covid-19 nhờ các yếu tố:
- Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) và vận tải hàng hóa đường biển tương đối ít bị gián đoạn bởi các biện pháp giãn cách xã hội và kiểm soát dịch bệnh.
- Các hiệp định thương mại (CPTPP, EVFTA, RCEP) có hiệu lực đem đến động lực thúc đẩy kim ngạch XNK đặc biệt trong nửa cuối năm.
- Hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc, cụ thể:
+ Nhu cầu di chuyển cơ sở sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia để cải thiện biên lợi nhuận ngày càng cấp thiết do: Sự gia tăng trong chi phí nhân công tại Trung Quốc; Áp lực từ chiến tranh thương mại và căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ - Trung; Quá trình dịch chuyển sang cấp độ sản xuất cao hơn trong chuỗi giá trị của nền sản xuất Trung Quốc.
+ Dịch Covid-19 và sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2020 đã cho thấy rủi ro khi chuỗi sản xuất tập trung tại một địa điểm duy nhất.
+ Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế trong việc đón nhận dòng vốn đầu tư nhờ: Vị trí gần Trung Quốc với bờ biển dài, kết nối với các tuyến giao thương lớn; Môi trường kinh tế, chính trị ổn định và nhiều tiềm năng phát triển; Lực lượng lao động dồi dào với năng suất đang được cải thiện nhanh chóng.
Nguồn: Vinamarine, Finpro, VCBS tổng hợp
Theo số liệu sơ bộ của Cục Hàng hải Việt Nam, tháng 10/2020, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước đạt gần 58 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 10 tháng năm 2020, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt gần 576,5 triệu tấn. Lượng hàng container thông qua cảng biển đạt hơn 18 triệu Teus, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tại Việt Nam trong năm 2021 dự báo đạt 771 triệu tấn (+11,9%) với động lực đến từ:
‐ Nhu cầu hàng hóa khôi phục tại các thị trường tiêu thụ lớn khi các
hoạt động kinh tế được phục hồi và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được nới lỏng.
‐ Động lực từ hiệp định EVFTA và RCEP được phản ánh từ đầu
năm 2020.
‐ Dòng vốn FDI duy trì trạng thái tích cực, đặc biệt khi môi trường tỷ giá tương đối thuận lợi và đón đầu các dự án đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng đang được đẩy mạnh triển khai.
Trong năm 2021, khu vực Cái Mép – Thị Vải đón nhận nguồn cung mới khi cảng Gemalink giai đoạn 1 (công suất 1,5 triệu TEU / năm) đi vào hoạt động. Tuy vậy, mức độ cạnh tranh trong khu vực dự báo sẽ
‐ Đã có sự thay đổi lớn trong định hướng quy hoạch xây dựng hệ thống cảng nước sâu tại Cái Mép. Thay vì cấp phép dồn dập như giai đoạn 2010- 2014, các cảng
được phát triển nối tiếp nhau và tăng trưởng trong nhu cầu được tập trung vào 1 – 2 cảng gần nhất.
‐ Tính đến hiện tại, hầu hết cảng hạ nguồn Cái Mép đã ở mức tối đa công suất thiết kế. Với tốc độ tăng trưởng của khu vực, cảng SSIT về cơ bản vận hành công suất trong năm 2021.
‐ Hiệp định EVFTA mang đến động lực đặc biệt quan trọng cho hệ thống cảng phía Nam trong năm 2021 do các mặt hàng nông sản, thủy sản, sản phẩm gỗ… (tập trung chủ yếu tại phía Nam) được hưởng lợi về thuế quan sớm nhất từ hiệp định.
‐ Xu hướng hạn chế nhập khẩu đường tiểu ngạch tại Trung Quốc
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản, nguyên liệu trực tiếp từ các cảng phía Nam.
‐ Hưởng lợi từ việc thúc đẩy tiến độ di dời các cảng nội thành TP.Hồ
Chí Minh.
Việc đẩy mạnh triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối với Cái Mép kì vọng thúc đẩy nguồn vốn FDI trong khu vực và gia tăng sức hút từ nhóm cảng này đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới.
Xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc hoặc mở rộng thêm chuỗi cung ứng ra ngoài Trung Quốc có thể mang lại tiềm năng cho nhiều ngành trong đó có cảng biển. Ghi nhận trong các năm gần đây, kích cỡ của tàu container đã tăng nhanh, số lượng các tàu có sức chứa hơn 10.000 TEU đã và đang được đặt đóng ngày càng nhiều. Cùng với xu thế chung này và đà tăng của kim ngạch thương mại, nhu cầu xây dựng các cảng lớn với mớn nước sâu hơn và cầu bến dài tại Việt Nam ngày càng tăng.
Kết luận: Tất cả các yếu tố trên tạo nên một kỳ vọng tăng trưởng lớn đối ngành logistics nói chung và ngành giao nhận vận tải biển nói riêng.