Lacco cung cấp khá đầy các loại hình dịch vụ trong kinh doanh giao nhận vận chuyển hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Dưới đây là bảng tổng hợp doanh thu và tỷ lệ các loại hình dịch vụ của công ty từ 2018 đến hết năm 2020 Đơn vị: VNĐ Các loại hình dịch vụ Khai thuê hải quan Cho thuê kho bãi Giao nhận hàng Air Giao nhận hàng Sea Đại lý hãng tàu Các dịch vụ khác Tổng cộng
Bảng 2.2: Các loại hình dịch vụ và doanh thu của công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Quốc tế Lacco từ 2018- 2020
Nhận xét: Nhìn chung doanh thu từ các loại hình kinh doanh dịch vụ của công ty chưa đồng đều. Doanh thu từ dịch vụ khai thuê hải quan giữ vị cao nhất. Sở dĩ dịch vụ khai thuê hải quan có doanh thu cao nhất là do hiện nay đây vẫn đang là một trong những ngành có tiềm năng, bởi lẽ có rất nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản xuất hàng xuất nhập khẩu không am hiểu về luật hải quan chính vì thế họ thường tìm đến các công ty dịch vụ như thế sẽ đảm bảo tiến trình xuất hàng cũng như nhận hàng, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh không cần thiết.
Ngành khai thuê hải quan đem lại doanh thu lớn cho công ty, doanh thu năm 2020 là 9.532.592.000 đồng chiếm 23,54 %. Có thể thấy ngành khai thuê hải quan vẫn chiếm tỷ trọng lớn và doanh thu vẫn tăng hàng năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại giảm. Công ty cần xem xét lại định hướng cho dịch vụ và phát triển chiến lược mới trong tình hình kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Dịch vụ cho thuê kho bãi cũng là một dịch vụ được công ty chú ý, công ty có lợi thế là diện tích kho rộng lớn nằm ở gần giao lộ chính và gần sông nên thuận lợi cho việc nhận và lưu giữ hàng hóa cho khách hàng. Hiện tại, công ty đang làm đại lý xuất nhập khẩu và phân phối lưu giữ hàng hóa cho nhiều đại lý ở nước ngoài, nên đã góp phần lớn trong việc tăng doanh thu cho công ty.
Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng được công ty quan tâm và đầu tư đúng mức nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động nên làm cho doanh thu ngành này thực sự chưa phát triển tốt, nguyên nhân là do giá cả cạnh tranh, xăng dầu tăng giá, đường xá khó
khăn. Kế đến là dịch vụ giao nhận hàng Air và đại lý hãng tàu cũng có doanh thu thu tăng qua các năm.
2.2.2. Khối lƣợng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển tại công ty
Khối lượng giao nhận hàng hóa nhập khẩu lẻ (LCL) bằng đường biển
Đơn vị: nghìn tấn Chỉ tiêu Hàng xuất Hàng nhập Tổng
Bảng 2.3: Khối lƣợng giao nhận hàng hóa lẻ LCL tại Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Quốc tế Lacco giai đoạn 2018 – 2020
Nguồn: Phòng kế toán
Quan sát bảng trên, ta thấy khối lượng giao nhận hàng xuất – nhập lẻ (LCL) đường biển của Lacco nhìn chung có mức tăng trưởng chưa ổn định. Tổng khối lượng giao nhận hàng hóa xuất – nhập lẻ bằng đường biển vào năm 2018 đạt 15,06 nghìn tấn, đến năm 2019 giảm 0,96 nghìn tấn và đạt 16,02 nghìn tấn. Do ảnh hưởng của dịch covid 19, tổng khối lượng giao nhận hàng hóa xuất – nhập lẻ bằng đường biển vào năm 2020 đạt mức 14,67 nghìn tấn giảm 1,35 nghìn tấn so với năm 2019 và 0.39 nghìn tấn so với năm 2018.
Khối lượng hàng xuất lẻ (LCL) đường biển, có mức chênh lệch năm 2019 so với năm 2018 là 0.2 nghìn tấn, và năm 2020 khối lượng hàng xuất giảm 0,09 nghìn tấn so với năm 2018.
Trong khi đó, khối lượng hàng nhập lẻ (LCL) lại có tăng trưởng ở mức cao năm 2019, khi chênh lệch khối lượng giao nhận hàng nhập lẻ năm 2019 so với năm 2018 tăng 0,76 nghìn tấn, và giảm 1,35 nghìn tấn năm 2020 so với năm 2019.
Có thể thấy, giai đoạn 2018 – 2020 tại Lacco tỷ trọng của khối lượng giao nhận hàng nhập lẻ (LCL) luôn cao hơn khối lượng giao nhận hàng xuất lẻ bằng đường biển, chiếm tỷ trọng lớn, đều trên 60%. Trong tương lai với những giải pháp, định
hướng đang đề ra hứu hẹn sẽ đem lại cho Lacco những thành công vượt bậc về hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Khối lượng giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển Đơn vị: nghìn tấn Chỉ tiêu Hàng xuất Hàng nhập Tổng
Bảng 2.4: Khối lƣợng giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đƣờng biển tại Lacco giai đoạn 2018-2020
Nguồn: Phòng kế toán
Quan sát bảng 2.4, ta thấy khối lượng giao nhận hàng xuất – nhập nguyên container (FCL) đường biển của Lacco giai đoạn 2018 – 2020 đang có mức tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể khối lượng giao nhận hàng xuất – nhập nguyên container (FCL) đường biển tăng mạnh nhất vào năm 2019 tăng 5,73 nghìn tấn, tuy nhiên vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch covid 19 khối lượng giao nhận hàng hóa giảm 3,25 nghìn tấn nhưng vẫn tăng so với 2018.
Khối lượng hàng xuất và nhập nguyên container cũng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2019 khối lượng hàng xuất đạt 22,93 nghìn tấn tăng 1,93 nghìn tấn. khối lượng hàng nhập năm 2019 đạt 47,97 nghìn tấn tăng 5,15 nghìn tấn. Như vậy, giai đoạn 2018 – 2020, khối lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Lacco đã đạt được mức tăng trưởng khá nhanh và ổn định.
Nhờ vào thế mạnh về cước dịch vụ hàng nhập nguyên container (FCL) nên ta có thể nhận thấy tỷ trọng khối lượng hàng nhập FCL của Lacco luôn lớn hơn hàng nhập LCL bằng đường biển.
Thị trường kinh doanh Trung Quốc ASEAN Hàn Quốc Nhật Bản Thị trường khác Tổng cộng
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trƣờng giao nhận hàng hóa bằng đƣờng biển tại công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Quốc tế Lacco
Nguồn: Phòng kinh doanh XNK
Ta thấy thị trường Trung Quốc luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thị trường của công ty cụ thể là 4.168.721.609 đồng (52,04%) năm 2018, 5.118.512.076 đồng (51,91%) năm 2019, 3.398.720.547 đồng (52,39%) năm 2020. Năm 2019 giá trị tăng 949.790.467,5 đồng so với năm 2018, năm 2020 do tác động của covid giảm 1.719.791.529 đồng so với năm 2019. Tuy vẫn chiếm một tỷ trọng lớn song thị trường Trung Quốc lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy công ty đang hướng đến mở rộng các thị trường khác, đây là biểu hiện tốt.
570.752.183,6 đồng so với năm 2018. Năm 2020 giảm 857.294.512,2 đồng so với 2019. ASEAN là một thị trưởng tiềm năng với dân số lớn và khoảng cách địa lý gần Việt Nam do đó công ty cần chú ý nghiên cứu phát triển thị trường này.
Hàn Quốc là thị trường nhỏ nhưng đầy hứa hẹn với tỷ lệ luôn tăng từ 8,07% năm 2018 lên 9,21% năm 2019, mặc dù 2020 giảm nhưng vẫn ở mức ổn định 8,02%. Hiện nay Việt Nam xuất nhập khẩu sang thị trường Hàn Quốc tăng trưởng rất tốt, vì vậy công ty nên duy trì biểu hiện tích cực.
Đối với thị trường Nhật Bản mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu thị trường của công ty nhưng vẫn cần duy trì vì hiện nay lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hai chiều từ Việt Nam sang Nhật Bản và ngược lại đang có xu hướng tăng. Giá trị của thị trường Nhật Bản năm 2019 là 376.665.693,1 đồng.
2.2.4. Chi tiết quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tạicông ty Cổ phần Giao nhận tải Quốc tế Lacco công ty Cổ phần Giao nhận tải Quốc tế Lacco
Nhận yêu cầu từ khách hàng Nhận và kiểm tra bộ chứng từ Lấy lệnh giao hàng Thông quan hàng nhập khẩu Nhập miễn kiểm Mở tờ khai Tính giá thuế Trả tờ khai Nhập kiểm hóa Mở tờ khai Tính giá thuế Kiểm hóa Trả tờ khai Quyết toán và lưu hồ sơ Giao hàng cho khách
Sơ đồ 2.2: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển tại công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Quốc tế Lacco
2.2.4.1 Nhận thông tin chi tiết hàng từ đại lý và yêu cầu từ khách hàng
Nhân viên kinh doanh tiếp nhận nhu cầu nhập khẩu của đại lý hoặc khách hàng. Sau đó tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao nhận. Sau khi hoàn tất việc giao hàng và bộ chứng từ cần thiết cho hãng tàu thì đại lý của công ty ở nước ngoài sẽ gửi chứng từ sang cho công ty thông qua hệ thống email bao gồm các nội dung được đính kèm file: Master Bill of Lading, House Bill of Lading, Debit/ Credit Note, thông tin về con tàu và ngày dự kiến tàu đến, các nội dung yêu cầu Công ty kiểm tra và xác nhận. Trong đó Master Bill of Lading thể hịên mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng. Debit note: giấy dùng thể thanh toán tỷ lệ hoa hồng mà Công ty phải trả cho đại lý Công ty. Credit note: giấy đòi tiền đại lý phát sinh khi đại lý nhờ Công ty đóng hộ cước hãng tàu. Tất cả chứng từ này thể hiện mối liên hệ và tình trạng công nợ giữa đại lý và công ty nhằm xác định khoản thu chi và lợi nhuận giữa hai bên.
2.2.4.2 Kiểm tra bộ chứng từ
Sau đó nhân viên chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra chứng từ của đại lý gửi về một cách nhanh chóng nhưng cẩn thận bằng cách xem thông tin trên vận đơn có trùng khớp và đầy đủ các thông tin, tên người gửi, người nhận, tên tàu và ngày tàu đến, số cont và số seal, chi tiết hàng hóa. Trong trường hợp không trùng khớp với các số liệu giữa các chứng từ với nhau, nhân viên chứng từ có nhiệm vụ liên lạc với đại lý để kịp thời bổ sung và thông báo cho công ty khi có sự điều chỉnh gấp. Một số trường hợp do lỗi của đại lý không bổ sung chứng từ cho công ty kịp thời thì phải chịu trách nhiệm về các khoản chi phí điều chỉnh.
2.2.4.3 Lấy lệnh giao hàng (lệnh D/O)
Trước ngày dự kiến hàng đến thông thường từ 1 đến 2 ngày sẽ nhận được giấy báo hàng đến của hãng tàu. Dựa vào số vận đơn trên giấy báo để kẹp vào các debit /credit của lô hàng. Nhân viên giao nhận thực hiện việc đi đổi lệnh phải cầm giấy giới thiệu kèm theo giấy báo nhận hàng chờ xuất hoá đơn để lấy lệnh. Đối với hàng FCL thì khách hàng trực tiếp đóng tiền cược cont và đóng dấu chuyển thẳng tại đại lý hãng tàu khi có nhu cầu.
2.2.4.4 Thông quan hàng nhập
Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để mở tờ khai.
Hồ sơ hải quan gồm
+ Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản dành cho người nhập khẩu, 1 bản dành cho hải quan lưu)
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản chính
+ Hóa đơn thương mại (invoice): 1 bản chính
+ Phiếu đóng gói (packing list): 1 bản chính
+ Giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu: 1 bản Truyền số liệu qua mạng hải quan điện tử
Nhân viên chứng từ dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử “ECUSKD” để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa. Nhờ bước cải tiến này mà thời gian làm thủ tục nhanh hơn so với thủ công trước đây vì nhân viên hải quan không phải nhập lại số liệu trên tờ khai vào máy. Luồng hàng hóa có 3 luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.
Làm thủ tục Hải quan tại Cảng
Chia thành 2 trường hợp:
Trƣờng hợp 1 : Hàng hóa nhập khẩu miễn kiểm (luồng xanh) Bƣớc 1: Mở tờ khai Hải quan
- Nhân viên giao nhận sau khi lập tờ khai hải quan, khai báo qua mạng để lấy số tiếp nhận, số tờ khai, phân luồng kiểm hóa. Sau đó, tiến hành đăng ký mở tờ khai hải quan tại cảng.
- Nhân viên kinh doanh đến Hải quan mở tờ khai tìm “báo cáo vi phạm pháp luật” xem Doanh nghiệp nhập khẩu có nợ thuế hay bị phạt chậm nộp thuế hay không, đóng thuế cho Doanh nghiệp.
- Nếu không vi pham thì nộp lại cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra. Các chứng từ phải nộp:
- Báo cáo vi phạm pháp luật
- Tờ khai Hải quan nhập khẩu HQ/2002-NK (2 bản chính: 1 bản lưu Hải quan và 1 bản lưu người khai Hải quan)
- Hợp đồng mua (1 bản sao y bản chính)
- Hóa đơn thương mại (1 bản chính)
- Vận đơn đường biển (sao y) “có ký hậu của Ngân hàng nếu thanh toán bằng L/C”
- Packing list (1 bản chính).
- Giấy giới thiệu của công ty
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có).
- Chứng từ đăng ký viện vệ sinh (đối với hàng thực phẩm…).
- Nếu Doanh nghiệp vi phạm chậm nộp thuế thì nhân viên giao nhận tiến hành nộp thuế cho Doanh nghiệp. Sau đó sao y “Biên nhận nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước” nộp lại Hải quan tiếp nhận hồ sơ cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra.
+Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và từ đó dựa vào mã số thuế của doanh nghiệp, hải quan sẽ tra cứu trên mạng xem doanh nghiệp có tên trong danh sách bị cưỡng chế hay không và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế.
+ Sau khi kiểm tra xong Hải quan sẽ chuyển qua bộ phận tính giá thuế.
Bƣớc 2: Tính giá thuế
- Hải quan kiểm tra lại thuế tính trong tờ khai có đúng với số tiền thực tế mà doanh nghiệp phải nộp không.
- Nếu doanh nghiệp được ân hạn thuế thì đóng dấu xác nhận
- Nếu doanh nghiệp phải đóng thuế ngay thì nhân viên giao nhận đóng thuế và sao y biên nhận nộp tiền vào ngân sách Nhà nước nộp lại cho cửa tính thuế xác nhận.
Bƣớc 3: Trả tờ khai Hải quan
- Sau khi kiểm tra và đóng dấu xong Hải quan sẽ chuyển qua cửa trả tờ khai Hải quan.
- Nhân viên giao nhận mua tem (lệ phí Hải quan) dán vào tờ khai.
- Hải quan trả lại bộ chứng từ bao gồm:
+ Tờ khai Hải quan
+ Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ
Trƣờng hợp 2: Hàng hóa nhập khẩu kiểm hóa (luồng đỏ) Bƣớc 1: Mở tờ khai Hải quan
- Nhân viên giao nhận sau khi lập tờ khai hải quan, khai báo qua mạng để lấy số tiếp nhận, số tờ khai, phân luồng kiểm hóa. Sau đó, tiến hành đăng ký mở tờ khai hải quan tại cảng.
- Nhân viên kinh doanh đến Hải quan mở tờ khai tìm “báo cáo vi phạm pháp luật” xem Doanh nghiệp nhập khẩu có nợ thuế hay bị phạt chậm nộp thuế hay không đóng thuế cho Doanh nghiệp.
Nếu không vi pham thì nộp lại cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra. Các chứng từ phải nộp:
- Báo cáo vi phạm pháp luật
- Tờ khai Hải quan nhập khẩu HQ/2002-NK (2 bản chính: 1 bản lưu Hải quan và
2 bản lưu người khai Hải quan)
- Hợp đồng mua (1 bản sao y bản chính)
- Hóa đơn thương mại (1 bản chính)
- Vận đơn đường biển (sao y) “có ký hậu của Ngân hàng nếu thanh toán bằng
L/C”
- Lệnh giao hàng (1 bản chính).
- Packing list (1 bản chính).
- Giấy giới thiệu của công ty
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có).
- Chứng từ đăng ký viện vệ sinh (đối với hàng thực phẩm…).
Nếu Doanh nghiệp vi phạm chậm nộp thuế thì nhân viên giao nhận tiến hành nộp thuế cho Doanh nghiệp . Sau đó sao y “Biên nhận nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước” nộp lại Hải quan tiếp nhận hồ sơ cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra.
+ Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và từ đó dựa vào mã số