- Để khắc phục những khó khăn về vốn công ty phải huy động vốn bằng
2.3.3.3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty xây lắp vật liệu xây dựng Sông Hồng.
vật liệu xây dựng Sông Hồng.
Trong xu thế nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế thì vấn đề quản lý và sử dụng vốn kinh doanh thực sự là vấn đề bức thiết. Nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, luôn ở trong tình trạng vốn chủ thì ít, vốn vay thì nhiều, lâm vào thế để công trình phải chờ vốn, đồng thời không chờ công trình (ứ đọng vốn)… Công ty xây lắp vật liệu xây dựng Sông Hồng với tổng vốn kinh doanh khác thấp nên vấn đề sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả luôn là bài toán khó cần giải quyết tốt và nhanh chóng, bởi vốn là cơ sở giúp công ty nâng cao lợi nhuận một cách bền vững.
Thực trạng quản lý và sử dụng vốn của công ty đợc thể hiện cụ thể qua bảng số 8.
Ta thấy, về vốn kinh doanh đã có sự gia tăng năm 2004, công ty đã đầu t thêm 13.373.079.020đ với tốc độ tăng 19,03%. Trong đó tốc độ tăng của vốn lu động là 28,81% tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn cố định là 6,96%. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đã đầu t nhiều vào tài sản lu động là chủ yếu tuy mức đầu t là không nhiều để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để tài trợ cho vốn kinh doanh, công ty đã huy động từ nhiều nguồn nh: vay ngắn hạn, dài hạn, vốn từ ngân sách Nhà nớc và từ Tổng Công ty cấp. Trong đó vốn vay và vay ngắn hạn là chủ yếu, khoản này chiếm 75,56% tổng nợ phải trả của
công ty và tăng với tốc độ 14,32% trong năm 2004. Đồng thời công ty cũng giảm đi số nợ dài hạn và nợ khác góp phần giảm đi hệ số nợ và mức độ rủi ro cho công ty. Vốn chủ sở hữu cũng có sự gia tăng đạt 21,74% và đợc sử dụng cho công việc kinh doanh là 17.499.177.470đ tăng so với năm 2003.
Để đánh giá chính xác hơn ta xem xét các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vòng quay tổng vốn đã tăng từ 0,90 lên 1,42 vòng với tốc độ tăng 57,43%, cụ thể: Vòng quay vốn lu động tăng lên 0,75% vòng; vốn cố định cũng đạt hiệu quả hơn là 1,51 so với năm 2003. Kết quả này thể hiện việc sử dụng vốn của công ty là có hiệu quả, công ty thu hồi vốn nhanh hơn và do đó đã làm cho sản xuất đợc liên tục, làm tăng lợi nhuận của công ty. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh đạt 1,26%, tức là cứ 100đ vốn bỏ ra sẽ cho lợi nhuận ròng là 1,26 đồng đã tăng so với năm 2003 là 0,83đ. Doanh lợi vốn chủ sở hữu đạt 6,04% tăng lên 3,95% so với năm 2003, nghĩa là cứ 100đ vốn của chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh sẽ mang lại cho họ 6,04đ đ lợi nhuận sau thuế. Mặt khác ta thấy doanh lợi vốn chủ lớn hơn doanh lợi tổng vốn, chứng tỏ cơ cấu và việc sử dụng vốn của công ty là khá hiệu quả.
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách thức sử dụng vốn hiệu quả của công ty ta đi sâu tìm hiểu, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trên hai mặt: vốn lu động và vốn cố định.
* Tình hình quản lý vốn lu động.
Vốn lu động chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng VKD của công ty, năm 2004 số vốn này đã đợc đầu t thêm 11.184.455.110đ tơng ứng với tốc độ tăng 28,81%. Nếu so với vốn cố định thì tốc độ này lớn hơn nhiều, chứng tỏ trong năm 2004 công ty đã đầu t nhiều hơn vào tài sản lu động. Nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho loại vốn này là nợ ngắn hạn.
Trong vốn lu động ta thấy các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là 65,96% cuối năm tăng 5,34%. Có thể nói đây là một tồn tại đặt ra rất cấp thiết cho công ty hiện nay bởi công ty đã bị chiếm dụng vốn quá nhiều và có xu h- ớng tăng. Để xem xét cụ thể khoản này ta xem bảng 9.
Ta thấy khoản phải thu của khách hàng cuối năm giảm 5.454.617.390đ so với đầu năm với tốc độ giảm là 22,3%; nhng nguyên nhân làm cho các khoản phải thu tăng nhanh với tốc độ 983% vào thời điểm cuối năm. Chứng tỏ việc quản lý khoản phải thu của công ty cha tốt, nếu công ty không có biện pháp thu hồi nhanh sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, khó khăn cho công ty bởi nguồn vốn đợc đầu t thêm rất ít.
Tiền chiếm tỷ trọng nhỏ nhng có tốc độ tăng lớn nhất là 54,3% tơng ứng với số tuyệt đối là 1.288.919.370đ. Điều này chứng tỏ công ty đã quản lý vốn bằng tiền khá tốt, giúp cho công ty đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ và chớp lấy các cơ hội kinh doanh mới.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn lu động, trong năm công ty đã thực hiện quản lý khá tốt, giảm đợc khoản vốn này từ 12.082.217.278đ đầu năm xuống còn 10.201.811.291đ vào cuối năm với tốc độ giảm 15,56%. Đây là thành tích đáng mừng của công ty. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là công ty đã có những biện pháp tích cực và hiệu quả: tìm đợc nguồn cung ứng gần nơi sản xuất, xác định hợp lý và đúng khối lợng nguyên vật liệu, khối lợng sản phẩm tiêu thụ, thanh lý bớt những công cụ, máy móc không sử dụng tồn từ nhiều năm. Kết quả là vòng quay của khoản này nhanh hơn trớc, đạt 9,67 vòng với tỷ lệ tăng 72,37%.
Do tốc độ tăng số vòng của hàng tồn kho lớn hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu mà tốc độ vòng quay vốn lu động tăng lên 0,75 vòng với tỷ lệ tăng 46,01% so với trớc. Điều này kéo theo số ngày luân chuyển vốn đợc rút ngắn đi còn 121 ngày; giảm đợc 70 ngày.
Nh vậy, trong năm việc quản lý vốn lu động của công ty là khá tốt, hiệu quả sử dụng tăng với mức doanh lợi vốn lu động tăng lên 2,11% với tốc độ tăng 174,03% so với trớc, nghĩa là cứ bỏ 100đ VLĐ vào kinh doanh sẽ thu đợc 174,03đ lợi nhuận sau thuế. Ta cũng thấy rằng kết quả này rất tốt, nên mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Vốn cố định (VCĐ) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VKD của công ty, năm 2004 đã có sự gia tăng thêm 2.188.623.580đ với tỷ lệ tăng 6,96%, điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng tăng VLĐ. Hiệu suất sử dụng VCĐ đã tăng lên 3,53% hơn năm 2003 là 1,51%. Do đó tốc độ tăng lợi nhuận ròng lớn hơn tốc độ tăng vốn cố định nên doanh lợi VCĐ tăng từ 0,95% lên 3,14% với tốc độ tăng 230,53%. Điều này cho thấy hiệu quả của VCĐ khá tốt, lợi nhuận thu đợc từ việc đầu t vào tài sản cao. Để đánh giá cụ thể ta đi vào xem xét tình hình sử dụng VCĐ của công ty trong năm 2004 (Bảng 12).
Cuối năm, nguyên giá TSCĐ tăng lên 55.411.479.108đ với tốc độ tăng 14,4%, đầu năm nguyên giá TSCĐ là 48.449.297.822đ. Nh vậy trong năm công ty đã đầu t thêm cơ sở các kỹ thuật là 6.962.181.280đ, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho quản lý và phục vụ thi công công trình. Do vậy hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng từ 1,32 lên 2,29 với tốc độ tăng là 74,48%, tức là TSCĐ đã phát huy đợc tác dụng tạo ra nhiều doanh thu hơn trớc. Tuy vậy, mức độ hao mòn cũng tăng lên khá lớn, đầu năm giá trị hao mòn là 21.908.173.915đ chiếm tỷ trọng 45,2%, cuối năm là 24.611.346.858đ chiếm tỷ trọng 44,4% với tốc độ tăng 12,3% nhng tỷ trọng giảm 0,8%. Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm là 26.541.123.910đ tăng lên 30.800.132.250đ vào thời điểm cuối năm với tốc độ tăng là 16%. Do tốc độ tăng của nguyên giá cao hơn tốc độ tăng giá trị hao mòn nên hiệu quả sử dụng VCĐ khá tốt, công ty đã đầu t nhiều vào TSCĐ và đã đa lại cho công ty kết quả khả quan. Do đó công ty cần phát huy hơn nữa những kết quả sử dụng TSCĐ và vốn cố định của năm trớc để sử dụng tốt hơn nữa trong năm tới góp phần gia tăng năng lực sản xuất, gia tăng lợi nhuận.