Tình hình đầu t phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may

Một phần của tài liệu Thực trạng và Giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của nghành dệt may VN (Trang 55 - 59)

II/ Thực trạng đầu t nâng cao khả năng cạnh tranh của

2. Tình hình đầu t nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may

2.2. Tình hình đầu t phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may

a, Thực trạng lao động của ngành dệt may Việt Nam

Đến năm 2004, tổng số lao động ngành dệt may lên đến hơn 2 triệu lao động, chiếm 25% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp. Lao động của ngành dệt may có khả năng tiếp thu nhanh các qui trình sản xuất và công nghệ mới, nhanh chóng làm chủ đợc sản xuất, có khả năng làm ra các sản phẩm đạt chất lợng cao, đảm bảo đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Lao động trong ngành chủ yếu là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp, chất lợng cha cao. Trình độ văn hoá của lao động trực tiếp sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam:

+ Trình độ văn hoá cấp I: chiếm 21% + Trình độ văn hoá cấp II: chiếm 61% + Trình độ văn hoá cấp III: chiếm 14% + Tốt nghiệp cấp III: chiếm 4%

Do trình độ văn hoá còn thấp nên gây khó khăn cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại phức tạp. Lao động trong ngành dệt may đa số là lao động trẻ, trong số các lao động trực tiếp sản xuất thì những ngời trong độ tuổi 24 - 30 chiếm 41%, họ cha có kinh nghiệm trong lao động sản xuất nên năng lực sản xuất còn hạn chế.

Đối với cán bộ quản lý: hầu hết các cán bộ quản lý đều có trình độ đại học và trên đại học. Đa số họ đợc đào tạo trong thời kỳ bao cấp, thiếu năng động, cha mạnh dạn sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm và còn nặng t tởng ỷ lại. Bộ máy tổ chức quản lý còn cồng kềnh, cơ chế điều hành kém hiệu quả nên đã ảnh hởng rất nhiều đến sự phát triển của ngành

Hiện nay, nhìn chung ngành dệt may còn thiếu lực lợng cán bộ kỹ thuật (trong các doanh nghiệp dệt may nếu tính theo tỷ lệ kỹ s cần thiết trong một công ty là 1,4% thì chỉ đáp ứng đợc 1/10 nhu cầu); thiếu cán bộ quản lý, công nhân giỏi, thiếu nhân lực về thiết kế mẫu mốt. Mặt khác năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam còn thấp cha phù hợp với năng lực sản xuất của ngành và cha theo kịp các nớc trong khu vực, chỉ bằng 50 - 70% so với năng suất lao động của các nớc đang phát triển trong khu vực nh: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc Những hạn chế ảnh h… ởng rất lớn đến khả năng sản xuất và

sự phát triển của ngành trong thời gian tới. Do đó, đòi hỏi ngành dệt may cần có chiến lợc đầu t đúng đắn và chú trọng đầu t phát triển nguồn nhân lực.

b, Tình hình đầu t phát triển nguồn nhân lực của ngành dệt may Việt Nam

Công tác đào tạo nguồn nhân lực

Công tác đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong quá trình đầu t phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam. Chỉ có qua đào tạo thì trình độ và năng suất của ngời lao động mới tăng lên. Do vậy, trong thời gian qua ngành dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Vinatex đã tập trung đầu t cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, bao gồm đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề cho ngời lao động và đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ quản lý, đào tạo đội ngũ thiết kế.

Hầu hết các cán bộ kỹ thuật của ngành đợc đào tạo tại các trờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, trờng Đại học Mỹ thuật công nghiệp và chuyên ngành thời trang của Viện Đại học Mở Hà Nội. Việc đào tạo Thạc sỹ khoa học kỹ thuật và Tiến sỹ cho ngành chỉ do trờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đảm nhiệm. Lực lợng công nhân kỹ thuật đợc đào tạo tại các trờng dạy nghề may ở Gia Lâm, Thủ Đức, Khâm Thiên và các Trung tâm dạy nghề tại các địa phơng, các công ty dệt may lớn trong toàn quốc. Trung tâm đào tạo và các trờng đào tạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam đã triển khai tốt ch- ơng trình đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, kỹ thuật, cán bộ quản trị doanh nghiệp để giải quyết nguồn nhân lực. Riêng năm 2004: Tổng công ty dệt may Việt Nam đã triển khai đợcc 24 lớp đào tạo, trong đó có 15 lớp trong khuôn khổ dự án tái cơ cấu; tổng số học viên đợc đào tạo là 699 ngời; nếu tính riêng các lớp tập huấn theo dự án tái cơ cấu về quản lý nhân lực, môi trờng, quản trị chiến lợc đã có 431 lợt ngời đợc đào tạo, đặc biệt là 4 lớp tập huấn quản trị chiến lợc cho 126 cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ Tổng công ty đến các doanh nghiệp thành viên

Theo số liệu báo cáo của Tổng công ty doanh nghiệp Việt Nam Vinatex giai đoạn 2000 - 2003, Tổng công ty đã triển khai đợc 4 dự án đào tạo với số vốn đầu t:

+ Trờng Trung học kỹ thuật May và Thời trang I: 19.406 triệu đồng + Trờng Trung học kỹ thuật May và Thời trang II: 6.755 triệu đồng + Trờng đào tạo nghề dệt may Nam Định: 9.724,13 triệu đồng

+ Trờng công nhân kỹ thuật May và Thời trang của Công ty may 10: 13.608 triệu đồng.

Các doanh nghiệp t nhân, hộ cá thể và các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc t nớc ngoài có đặc điểm chung là ít thực hiện công tác đào tạo lao động mà chủ yếu là sử dụng lao động đã đợc đào tạo sẵn ở trong nớc. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 hình thức này là; trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài với số lợng vốn lớn,

máy móc hiện đại thu hút lao động trình độ cao bằng sự hấp dẫn của lơng; khâu quản lý khá đợc chú trọng và đa số cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp này đợc thuê từ nớc ngoài thì các doanh nghiệp t nhân, hộ cá thể với mức lơng thấp hơn thu nhập trung bình của ngành nên đa số lao động có chất lợng không cao và cán bộ các doanh nghiệp này đa số là chủ doanh nghiệp và một số cán bộ khác nhng trình độ chuyên môn về quản lý còn hạn chế.

Công tác nghiên cứu khoa học

Bên cạnh đó, ngành dệt may còn chú trọng đến việc đầu t vào công tác nghiên cứu khoa học tập trung vào những vấn đề cơ bản: nghiên cứu tạo ra nguồn nguyên liệu dệt sản xuất từ trong nớc; ứng dụng triển khai các công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao chất lợng sản phẩm, hạ giá thành; nghiên cứu tạo ra các mặt hàng mới từ nguyên liệu và trang thiết bị hiện có; nghiên cứu tạo ra một số trang thiết bị phụ tùng thay thế. Đầu t cho nghiên cứu khoa học từ năm 1996 đến nay có 4 dự án thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nớc là:

+ Dự án đầu t Viện Dệt (nhóm B): 7.398 triệu đồng

+ Dự án dây chuyền kéo sợi ấn Độ (nhóm B): 8.420 triệu đồng + Dự án ODA của Bỉ : 14.776 triệu đồng

+ Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố: 11.291 triệu đồng

Bên cạnh việc đầu t cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và công tác nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nớc rất chú trọng đến việc đảm bảo đời sống cho ngời lao động thông qua đầu t cho quỹ lơng và gia tăng chi phí tiền công lao động. Việc chú trọng đến chi phí tiền công lao động sẽ có ảnh hởng tích cực đến tinh thần của ngời lao động khuyến khích tăng năng suất lao động.

Cụ thể tình hình Chi phí tiền công lao động của ngành trong thời gian qua: Đầu những năm 1990, mức lơng trong ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam là một trong mức lơng thấp nhất của khu vực Châu á. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ngành dệt may đã chú ý đến thu nhập cho ngời lao động nên mức tiền lơng tăng lên khá nhanh và ổn định:

Bảng 17: Tiền lơng Bình quân lao động ngành dệt may Việt Nam và một số nớc trong khu vực

Đơn vị: USD/ngời/năm

Quốc Gia 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Việt Nam 690 690 700 720 740 760

Trung Quốc 570 600 650 680 700 710

Malaysia 2.800 2.800 3.000 3.100 3.200 3.300

Singapore 1.020 1.400 1.600 2.000 2.400 2.400

Nguồn: Báo cáo về chiến lợc công nghiệp trung dài hạn của Việt Nam -UNIDO và Viện chiến lợc phát triển kinh tế- Bộ Kế hoạch và Đầu t

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tiền công lao động của ngành dệt may Việt Nam tăng lên trong thời gian qua. Nếu năm1992 thu nhập của một lao động ngành dệt may một năm là 210 USD thì đến năm 1998 thu nhập của ngời lao động đã đạt 690 USD/ ngời/năm (gấp 3,3 lần năm 1992) vầ đến năm 2003 co số này đã tăng lên 760 USD/ngời/năm (gấp 3,6 lần năm 1992 và 1,1 lần năm 1998). Nh vậy có nghĩa là thu nhập của ngời lao động trong ngành dệt may đã đợc cải thiện hơn nhiều, đời sống của họ cũng ổn định hơn. Mặc dù có sự gia tăng của tiền công lao động trong ngành dệt may Việt Nam nhng không làm mất đi khả năng cạnh tranh của ngành về giá nhân công. Năm 1998, lợi thế về giá nhân công của Việt Nam chỉ hơn Malaysia và Singapore nhng hai nớc này lại có trình độ lao động cao hơn nhiều so với Việt Nam, còn đối với Trung Quốc và Indonesia thì tiền công của công nhân Việt Nam là khá lớn (gấp hơn 2 lần của Indonesia và gấp 1,2 so với Trung Quốc). Nhng hiện nay, bên cạnh thu nhập của ngời lao động ngành dệt may Việt Nam tăng cao thì khả năng cạnh tranh về giá nhân công đã đợc cải thiện, trong các nớc trên Việt Nam chỉ thua Trung Quốc nhng con số chênh lệch là không đáng kể. Đó là những dấu hiệu khả quan cho ngành dệt may Việt Nam.

Xét thu nhập của lao động trong Tổng công ty dệt may Việt Nam:

Bảng 18: Thu nhập bình quân ngời lao động của vinatex giai đoạn 1998 - 2004

Đơn vị: Nghìn đồng/ngời/tháng

Đơn vị 1998 1999 2000 20001 2002 2003 2004

Toàn Tổng công ty 864 954 1.165 1.120 1.162 1.271 1.370 Các doanh nghiệp Dệt 785 864 1.025 1.029 1.064 1.150 1.240 Các doanh nghiệp May 923 1.076 1.195 1.175 1.298 1.251 1.260

Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam

Thu nhập của ngời lao động của Tổng công ty tăng nhanh trong thời gian qua, năm 2004 thu nhập bình quân một tháng của lao động trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty đạt 1.370 nghìn đồng tăng 58,56% so với năm 1998. Thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp may và doanh nghiệp dệt đều tăng lên nhng thu nhập của ngời lao động ngành may lớn hơn so với ngành dệt do các sản phẩm của ngành may đợc tiêu thụ nhiều ở cả thị trờng trong nớc và thị trờng xuất khẩu, khoảng cách này đợc rút ngắn dần trong thời gian gần đây do ngành đã chú

trọng hơn nữa vào đầu t cho ngành dệt. Năm 2004, thu nhập bình quân toàn Tổng công ty lớn hơn thu nhập bình quân của các doanh nghiệp dệt và doanh nghiệp may vì thu nhập bình quân trong các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty đã tăng lên và lớn hơn cả hai ngành đạt 2.225 nghìn đồng/ngời/tháng.

Thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài cũng khá cao: năm 1993, lơng bình quân của mỗi công nhân là 363.000 đồng/1 tháng thì nay đã tăng lên gấp đôi khoảng 800.000 đồng/1 tháng, thậm chí có nơi mức lơng trung bình đạt từ 1 - 1,5 triệu/1 tháng, gấp từ 1,5 đến 2 lần công nhân làm trong khu vực quốc doanh và t nhân.

Thu nhập bình quân của ngời lao động trong các doanh nghiệp t nhân, hộ cá thể là thấp nhân so với thu nhập trung bình của lao động ngành dệt may. Lao động trong các doanh nghiệp này chủ yếu là lao động có trình độ thấp nên lơng trung bình của 1 ngời lao động 1 tháng đạt: 500.000 - 700.000 đồng

Hiện nay, đang xảy ra tình trạng dịch chuyển lao động từ các doanh nghiệp Nhà nớc sang doanh nghiệp t nhân và doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài. Theo số liệu thống kê, hàng năm có khoảng 6% cán bộ kỹ thuật, kỹ s trong các doanh nghiệp Nhà nớc chuyển sang các loại hình doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp Nhà nớc vô hình chung đã trở thành nơi đào tạo không công cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Nhà nớc trong ngành dệt may cần có chính sách đãi ngộ đối với ngời lao động để họ yên tâm làm việc

Nhận xét chung: Quá trình đầu t phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may

ngày càng đợc phát huy và đem lại nhiều kết quả khả quan nh: trình độ tay nghề của lao động tăng lên rõ rệt, năng suất lao động cũng tăng lên, trình độ quản lý đã đợc cải thiện nhiều, thu nhập tăng lên và đời sống ngời lao động đợc ổn định. Gia trị gia tăng theo lao động ngành dệt may Việt Nam từ chỗ đạt 1.770 USD/1 năm năm 1998 đã tăng lên 1.800 USD/ 1năm vào năm 2003 (1)

1) Nguồn: Báo cáo về chiến lợc công nghiệp trung dài hạn của Việt Nam - UNIDO và Viện chiến lợc phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu t

Một phần của tài liệu Thực trạng và Giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của nghành dệt may VN (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w