Quảng bá các sản phẩm CN&VLXD của Công ty trên các phương tiên báo

Một phần của tài liệu Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Hồng (Trang 54 - 57)

chí, mạng internet,…

- Tham gia Hội trợ xây dựng để quảng bá sản phẩm. - Phát triển thị trường vào khu vực các tỉnh phía nam.

2.2.2 Phương pháp lập kế hoạch2.2.2.1 Quy trình lập kế hoạch 2.2.2.1 Quy trình lập kế hoạch (1) Nghiên cứu dự báo môi trường

Sử dụng MH SWOT:

• Những điểm mạnh của Tổng công ty

- Đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân Tổng công ty Sông Hồng luôn thể hiện được tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhạy bén, sáng tạo và trình độ chuyên môn cao. Trong tổng số nhân lực của Tổng công ty, các cán bộ, kỹ sư có trình độ trên đại học và đại học chiếm số lượng lớn và luôn hợp tác chặt chẽ với các công nhân kỹ thuật bậc cao, được đào tạo tay nghề thường xuyên và sàng lọc qua quá trình hoạt động của mỗi dự án. Mỗi thành viên của Tổng công ty luôn có tinh thần trách nhiệm cao đối với các hoạt động SXKD và luôn luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng vì sự phát triển của Tổng công ty.

- Tổng công ty luôn được các ngành chức năng và khách hàng đánh giá cao về chất lượng công trình, mẫu mã thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đặc biệt, các khu đô thị và văn phòng làm việc, các sản phẩm như: Điện thương phẩm, thép, nhôm, sơn, gạch lát...đã và đang khẳng định được thế mạnh của mình trên thị trường.

• Những điểm yếu:

- Công tác quản lý thi công còn chưa thực sự tốt làm giãn tiến độ thi công, tăng chi phí sản xuất, hiệu quả thấp. Công tác sử lý vướng mắc về kỹ thuật tại một số công trường còn chậm.

- Công tác quản lý tài chính còn hạn chế: những giá trị dở dang và công nợ phải thu còn lớn, công nợ phải thu các đơn vị nội bộ còn rất lớn và kéo dài. Một số đơn vị làm ăn thua lỗ trong nhiều năm như Công ty Xây lắp VLXD An Dương, Công ty CP Sông Hồng 36, Công ty CP Sông Hồng 25,...

- Công tác Xuất nhập khẩu còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là nhập khẩu vật tư, thiết bị sản xuất cho công nghiệp, chưa trở thành một ngành nghề kinh doanh.

• Những cơ hội:

- Các tổ chức tín dụng Ngân hàng như: VIB bank, Ocean Bank, Sea Bank, SHB Bank, AgriBank,... đã kí hợp đồng hợp tác toàn diện cho Tổng công ty vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn để phát triển SXKD.

- Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng đang trên đà phục hồi nhu cầu xây dựng và phát triển của nền kinh tế kéo theo các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của Tổng công ty cung cấp tăng theo. Đây là cơ hội lớn để Tổng công ty phát triển hoạt động SXKD của mình.

- Ngày 25/03/2010 Tổng công ty đã gia nhập Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam giúp cho Tổng công ty có thể phát huy được tối đa những thế mạnh của mình, được chia sẻ mở rộng thị trường, có được hợp tác giúp đỡ của các thành viên của Tập đoàn, tạo tiền đề để Tổng công ty phát triển lên một tầm cao mới.

• Những thách thức:

- Quy mô tổng giá trị sản lượng của Tổng công ty còn nhỏ so với các công khác cùng ngành, chỉ với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức bình quân của ngành, Tổng công ty mới có thể vươn lên thành một doanh nghiệp mạnh.

- Trong quá trình hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp của ngành xây dựng luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt không những từ các doanh nghiệp trong nước mà còn chịu sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp quốc tế với tiềm lực tài chính, công nghệ và thiết bi hùng mạnh.

- Hệ thống thông tin về thị trường chưa thực sự tốt gây khó khăn cho hoạt động SXKD của Tổng công ty.

(2) Xác định mục tiêu

Sử dụng mô hình SMART:

• Các mục tiêu mà Tổng công ty hướng tới trong năm 2010 - Phát triển bền vững và SXKD có hiệu quả

- Nâng cao hiệu quả đầu tư vào các dự án

- Nâng cao năng lực thi công đáp ứng yêu cầu SXKD nói chung và các công trình trọng điểm nói riêng.

- Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cáo sức cạnh tranh và SXKD có hiệu quả.

- Cải thiện, nâng cao đời sống người lao động.

• Các chỉ tiêu năm 2010:

- Giá trị SXKD: đạt 4.370 tỉ đồng, tăng 32% so với năm 2009. - Kim ngạch XNK đạt 18.343 triệu USD tăng 33% so với năm 2009. - Tổng số lao động đạt 9000 người, tăng 10% so với năm 2009.

- Thu nhập BQ lao động/ tháng đạt 3,2 triệu đ/ người/ tháng tăng 14% so với năm 2009.

- Doanh thu đạt 3.910 tỉ đồng, tăng 42% so với năm 2009. - Lợi nhuận đạt 88 tỉ đồng, tăng 91% so với năm 2009. - Nộp ngân sách đạt 115 tỉ đồng, tăng 62% so với năm 2009. - Đầu tư phát triển đạt 763 tỉ đồng, tăng 46% so với năm 2009.

(3) Xây dựng các phương án Sử dụng ma trận phân tích SWOT Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài

Các điểm mạnh (S) Các điểm yếu(W) 1. Đội ngũ cán bộ tốt 1. QL thi công chưa tốt 2. Máy móc thiết bị hiện

đại

2. Ql tài chính còn bất cập 3. Chất lượng sản phẩm

cao được khách hàng tin dùng

3. XNK còn nhỏ lẻ manh mún

1. Có mối quan hệ tốt với các ngân hàng O1 + S1 + S2 + S3 2. Nền kinh tế đang phục hồi và phát triển O2 + S3 3. Gia nhập Tập đoàn XD CN Việt Nam O3 + S1 + S2 + S3 O1 + W2 Thách thức (T) 1. Cạnh tranh gay gắt từ các DN khác 2. Hệ thống thông tin thị trường chưa tốt T1 + S2 + S3 T1 + W1

(4) Đánh giá lựa chọn phương án

Qua phân tích SWOT, sử dụng mô hình phân tích Lợi ích – Chi phí Tổng công ty lựa chọn phương án phát triển:

Tăng trưởng:

- Trong năm 2010 Tổng công ty cố gắng phát huy tối đa mọi nguồn lực tạo được giá trí gia tăng lớn trong các lĩnh vực hoạt động SXKD.

- Tập trung chủ yếu vào lĩnh vực SXCN & VLXD để đáp ứng nhu cầu thị trường và đáp ứng nhu cầu NVL cho lĩnh vực xây lắp đang ngày càng tăng trưởng của Tổng công ty.

- Phát triển thị trường nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Quatar. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang các thị trường này.

(5) Quyết định kế hoạch và thể chế hóa kế hoạch

Kế hoạch được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị phê duyệt, đồng ý. Cụ thể hóa bằng văn bản gửi đến các phòng ban, các Công ty thành viên.

2.2.2.2 Phương pháp lập kế hoạch

Tổng công ty sử dụng phương pháp cân đối để lập kế hoạch

(1) Xác định nhu cầu thị trường

Xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ

Tổng công ty xác định nhu cầu thị trường về các Sản phẩm, dịch vụ trong năm 2010 như sau:

Bảng 21: Các SP sản xuất năm 2010 của Tổng công ty Sông Hồng.

STT Lĩnh vực Đơn vị tính Giá trị

I Sản xuất xây lắp (Triệu đ) 1.550.000

Một phần của tài liệu Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Hồng (Trang 54 - 57)