Đặc điểm hoạt động của phương tiện thủy

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay (Trang 32 - 34)

Theo số liệu tổng điều tra phương tiện thủy nội địa (tính đến ngày 30/3/2008) thì trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay có 64.633 phương tiện thủy với tổng tải trọng 340.761 tấn phương tiện, trong đó:

Phương tiện chở hàng hóa: 34.249 chiếc = 178 tấn; Phương tiện chở khách : 591 chiếc = 6.003 ghế;

Phương tiện kéo đẩy : 416 chiếc = 2.283 CV;

Phương tiện công trình : 96 chiếc = 3.178 tấn trọng tải;

Phương tiện nhỏ : 29.281 chiếc = 58.3.870 tấn trọng tải;

Trong tổng số 64.633 phương tiện thủy, trong đó phương tiện thuộc diện bắt buộc đăng ký, đăng kiểm kỹ thuật (phương tiện có tổng tải trọng toàn phần trên 5 tấn hoặc có sức chở trên 12 người) là 24.276 chiếc, nhưng đến nay chỉ mới tổ chức đăng ký cho khoảng 45% số lượng phương tiện này.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 17 cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy, các cơ sở này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong đó có 06 cơ sở đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận kỹ thuật. Hầu hết các cơ sở đều có máy móc thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ sư - công nhân kỹ thuật lành nghề đảm bảo khả năng đóng mới được phương tiện thủy có tải trọng từ 500 đến 1.000 tấn. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có khá nhiều cơ sở nhỏ (không đăng ký kinh doanh) chuyên sửa chữa, đóng mới các loại ghe, xuồng, trẹt... phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của hộ gia đình.

Do sông Tiền và sông Hậu có các nhánh, kênh rạch nối liền thành mạng lưới phủ trùm toàn vùng ĐBSCL đổ ra biển và nối liền với trung tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác nó là hạ lưu sông MêKông chảy qua nhiều nước: Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc nên nó còn là dòng sông quốc tế. An Giang có cửa khẩu quốc tế đường sông đặt tại Vĩnh Xương tiếp giáp với Campuchia (xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu). Đồng thời An Giang có cảng Mỹ Thới là cảng biển pha sông với năng lực bốc dỡ khoảng 2 triệu tấn/năm; và 03 cảng sông, 07 bến phà, 09 bến tàu khách, 263 bến bốc xếp hàng hóa. Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang thì 70% lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường đều thông qua loại hình vận tải thủy. Hàng hóa lưu thông từ tỉnh An Giang đi các vùng khác và sang cả Campuchia. Nhìn chung, hoạt động vận tải hàng hóa đường thủy đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vận chuyển, theo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, số lượng phương tiện cũng tăng theo đáng kể, trong tổng số 64.633 phương tiện thủy, có 64.359 phương tiện do tư nhân quản lý (bằng 99,57%), hoạt động vận tải thủy của khối ngoài quốc doanh rất linh hoạt và tiện lợi.

Địa bàn tỉnh An Giang bị chia cắt bởi rất nhiều sông, rạch để đáp ứng nhu cầu đi lại có khá nhiều các bến khách ngang sông (bến đò ngang), theo thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh trên địa bàn hiện có 155 bến khách ngang sông (có gắn động cơ, không kể các bến đó chèo tay không chính thức), trong đó: có 74 bến nội huyện, nội thị; 34 bến liên huyện; 42 bến liên tỉnh và 05 bến liên quốc gia (chủ yếu từ huyện An Phú sang Campuchia). Hầu hết các bến và phương tiện đưa rước khách này chưa đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật, điều kiện an toàn của bến và phương tiện.

Với nét đặc trưng trong hoạt động của phương tiện thủy của tỉnh An Giang, để bảo đảm an toàn giao thông thủy đòi hỏi phải tăng cường các giải pháp để thiết lập trật tự trong hoạt động giao thông thủy

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay (Trang 32 - 34)