Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện thành công công tác triển khai thực hiện Luật, Ban An toàn giao thông tỉnh An Giang và ngành giao thông Vận tải đã chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan như cơ quan văn hóa thông tin, Công an, Sở Tư pháp và huy động sự ủng hộ của các đoàn thể, tổ chức như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận TU, Ban Tuyên giáo TU Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh ký kết các kế hoạch liên tịch hàng năm để tổ chức các hoạt động tuyên truyền như: cung cấp các tài liệu sổ tay Luật giao thông đường thủy nội địa, bản Quy tắc báo hiệu Đường thủy nội địa; cấp sổ tay Nghị định số 09/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa cho lực lượng Cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông cùng 11 huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan và cho các chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện thủy; Đại diện Cảng vụ khu vực IV, Đoạn Quản lý Đường sông số 13 phối hợp UBND các huyện, thị xã vận động nhân dân tháo dỡ cầu khỉ, cầu tiêu trên sông, kênh, rạch.
Định kỳ hàng năm đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiêm trưởng Ban An toàn giao thông đều thực hiện ký kết kế hoạch liên tịch với các tổ chức, đoàn thể để vận động các hội viên cùng tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông đường thủy trong cộng đồng. Hoạt động nổi bật nhất là Liên đoàn lao động, Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh đã phối hợp cùng Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tổ chức triển khai nhiều hoạt động thiết thực để tuyên truyền phổ biến pháp luật, như tổ chức các hội thi “Tìm hiểu Luật giao thông Thủy - Bộ” cho đoàn viên các trường Trung học phổ thông trong toàn tỉnh và Trường dạy nghề An Giang, các đoàn viên tham gia đứng chốt cùng lực lượng cảnh sát giao thông, các đêm diễn văn nghệ chủ đề về an toàn giao thông, các chị phụ nữ vận động các thành viên trong gia đình chấp hành luật giao thông.
Đài PT-TH An Giang và Đài PT-TH Trung ương thường trú tại Cần Thơ thực hiện các phóng sự như: “Tổng kết công tác tuyên truyền năm 2005 và phương hướng công tác tuyên truyền năm 2006”, “Thực trạng mắc lưới điện ở khu vực chợ nổi Long Xuyên ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông”, “Bến bãi và phương tiện không đăng ký, đăng kiểm”, “Bằng cấp, CCCM của người người đăng ký phương tiện tham gia giao thông và những hình thức phạt bổ sung khi vi phạm trật tự an toàn giao thông”, “Biển báo hiệu, phao tiêu hướng dẫn luồng trong mùa mưa lũ”, “Kiểm tra hoạt động các bến bãi trong mùa mưa lũ lụt”; Tổ chức được nhiều hội thi tìm hiểu “Luật giao thông Đường thủy nội địa” với nhiều bài dự thi và tiểu phẩm về an toàn giao thông đường thủy.
- Ngành Giao thông vận tải đã chủ động phối hợp Chi Cục Đường sông phía Nam mở lớp tập huấn triển khai “Luật giao thông Đường thủy nội địa và các văn bản có liên quan khác” cho cán bộ và công nhân viên chức của các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông Vận, Công ty Phà An Giang, Chi Cục Đăng kiểm An Giang, Đội Thanh tra Giao thông Đường thủy số 7, Cảng vụ Mỹ
Thới, các doanh nghiệp vận tải, các đơn vị quản lý bến và Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ khu vực IV tại Long Xuyên; tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức quản lý và khai thác đường thủy cho 3.500 người trực tiếp tham gia vận tải đường thủy. Tổ chức vận động, tuyên truyền các chủ đò, người lái phương tiện tại các bến khách ngang sông làm cam kết thực hiện nghiêm chỉnh công tác an toàn giao thông thủy trong dịp tết cổ truyền Ất Dậu và trong mù lũ năm 2006.
Sau hơn 03 năm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được đánh giá là sôi nổi, sâu rộng, có trọng tâm đã góp phần nâng cao được ý thức của người dân và người điều khiển phương tiện thủy. Tai nạn giao thông và số người chết trong lĩnh vực này tuy vẫn còn nhưng đã giảm đáng kể, tình trạng khai thác cát sông đã được chấn chỉnh, đã thực hiện việc xóa các cầu tiêu trên sông rạch gây ô nhiễm môi trường và cản trở lưu thông. Tuy nhiên công tác tuyên truyền vẫn chưa được tổng kết, đánh giá rút ra được các hạn chế, việc đánh giá kết quả vẫn dựa vào cảm tính mà chưa có con số cụ thể, để từ đó chưa tập trung khắc phục những yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn một số chính quyền cơ sở chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy, thậm chí còn vì lợi ích cục bộ từ việc thu phí đấu thầu bến khách ngang sông, thu phí giăng chà, đáy, lưới mà dung túng cho các vi phạm; vẫn còn bộ phận người điều khiển phương tiện chưa có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nên vẫn còn xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng và luồng chạy tàu, chở quá tải, không đăng ký đăng kiểm, không bằng cấp chuyên môn.