+ Năm 2005
. Vụ thứ 1: Vào lúc 18h30 ngày 17/11/2004 tại bến phà Chợ Vàm thuộc thị
trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân. Xe tải 76K-2225 có tải trọng 9,5tấn do Trần Thanh Hùng (1978) điều khiển xe xuống phà số hiệu ĐT 9893H qua sông sang bờ Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Trong lúc xe xuống phà thì xe bị lệch về
phía bên phải, do đó làm phà bị nghiêng nước tràn vào cabin phà và chìm tại chỗ. Hậu quả: làm chết 02 người (Ngô Tấn Hùng, SN 1972; Võ Mạnh Em SN 1971), thiệt hại về tài sản 20,4 tấn đậu nành.
Nguyên nhân: Phà thiếu cột bít để chằng buộc phà khi cho phương tiện lên xuống bến, không có người hướng dẫn phương tiện lên xuống phà; Chủ phương tiện bất chấp qui định về cấm chở xe tải.
. Vụ thứ 2: Vào lúc 19h15 ngày 06/4/2005 tại đoạn kênh thuộc tổ 6, ấp Xuân Biên, xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa 02 xuồng có gắn động cơ. Hậu quả làm chết 01 người là anh Võ Văn Hồ. Nguyên nhân: do Nguyễn Văn Ca điều khiển xuồng đi sai tuyến, đụng phải xuồng gắn máy do anh Lê Văn Gát điều khiển đi từ hướng An Phú đi Xuân Tô.
+ Năm 2006
. Vụ Thứ 1: Vào lúc 9h00 ngày 28/11/2006 tại khu vực tổ 3, ấp Long
Hưng, xã Long Sơn, huyện Phú Tân. Tàu đẩy mang số hiệu SG-0930 có trọng tải 4.234,6 tấn, công suất 720CV do Trần Văn Chẩn điều khiển đẩy 09 xà lan Lash chở lúa mì của Công ty Đường sông Miền Nam chạy từ hướng Phú Tân lên Tân Châu đã va chạm 11 bè nuôi cá đang neo đậu dọc bờ sông. Làm thiệt hại về tài sản khoảng 700 triệu đồng. Nguyên nhân: do người điều khiển phương tiện tài kéo đẩy đi không đúng luồng.
. Vụ thứ 2: Vào lúc 03h35 ngày 25/9/2006 tại đoạn sông kênh cầu chữ S,
khu vực ấp Bình Thới, xã Bình Phú, huyện Châu Phú xảy ra tai nạn giao thông đường thủy giữa 03 xuồng gắn động cơ. Nguyên nhân do Lê Phước Hậu (1973) điều khiển xuồng gắn máy đi từ hướng kênh chữ S - kênh 13, đến khu vực trên do tránh chướng ngại vật đã va phải xuồng máy do Võ Văn Đoán (1976) điều khiển đi ngược chiều, sau đó tiếp tục va chạm vào phương tiện do do Nguyễn Văn Phúc (1972) điều khiển đi ngược chiều. Hậu quả làm chết Nguyễn Văn Phúc, chìm 02 xuồng máy.
+ Năm 2007
. Vụ Thứ 1: Vào lúc 5h30 ngày 28/01/2007 tại ngã ba kênh Vàm Xáng,
thuộc tổ 5, ấp Long Thạnh, xã Long An, huyện Tân Châu. xảy ra tai nạn giữa xà lan tự hành mang số hiệu CT-01692 có tải trọng 125 tấn, công suất 145CV (không tải) do Lâm Công Dân (1969) điều khiển đi từ hướng Châu Đốc đến Tân Châu khi đến ngã ba Vàm Xáng đụng vào xuồng tam bản có gắn động cơ 05CV do Cao Văn Hải (1976) điều khiển đi từ hướng ngược lại. Hậu quả làm chết 04 người đi trên xuồng tam bản. Nguyên nhân: do người điều khiển phương tiện xà lan tự hành không có bằng cấp chuyên môn theo qui định và do thời tiết có sương mù, tầm nhìn bị hạn chế nên không phát hiện được phương tiện đi ngược chiều.
. Vụ thứ 2: Vào lúc 02h00 ngày 20/8/2007 tại ngã ba sông Vàm Nao thuộc
khu vực ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông đường thủy tự chìm. Trần Văn Nhớ (1990) điều khiển phương tiện không số, có tải trọng 04 tấn, công suất 09 CV, chở 4.181Kg củ kiệu và 05 người làm thuê thu hoạch củ kiệu. Khi đến đoạn sông trên gặp dòng xoáy, phương bị chìm. Hậu quả làm chết 02 người. Nguyên nhân: chở quá tải trọng, người điều khiển phương tiện không thông thuộc luồng lạch, sắp xếp hàng hóa cồng kềnh.
Theo báo cáo điều tra nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa và qua các vụ tai nạn điển hình đã nêu trên, thì có đến 82% số vụ tai nạn giao thông dẫn đến chết người là do lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện. Đồng thời cũng theo báo cáo trên cho thấy, An Giang là tỉnh đứng thứ 5 toàn quốc về tai nạn giao thông đường thủy nội địa, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy trên địa bàn là vô cùng phức tạp, không chỉ xảy ra đối với người không được học tập pháp luật, không có chứng chỉ chuyên môn mà còn xảy ra đối với người đã được đào tạo, có bằng cấp; không chỉ xảy ra trên các tuyến giao thông chính mà còn xảy ra ở vùng sâu,
vùng xa; không chỉ xảy ra ở nơi có mật độ giao thông lớn mà còn xảy ra ở nơi có ít phương tiện lưu thông.