Về hệ thống văn bản qui phạm pháp luật: Nhìn chung hệ thống khung các
các hoạt động giao thông đường thủy. Tuy nhiên, các qui định trong việc áp dụng các chế tài đối với các vi phạm còn thiếu tính răn đe, nhất là đối với các lỗi vi phạm đang tồn tại phổ biến là chở quá tải, không bằng cấp chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng cấp chứng chỉ chuyên môn không phù hợp, phương tiện không đăng ký đăng kiểm; không giấy phép mở bến; nhiều qui định không phù hợp với tình hình thực tế nhất là điều kiện sinh hoạt, sinh sống của người dân vùng sông nước.
Theo Nghị định 09/2005/NĐ-CP ngày 21/7/2005 của Chính phủ thì mức xử phạt đối với lỗi chở quá tải tối đa chỉ 2 triệu đồng/lần vi phạm; vi phạm về bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển chỉ bị phạt tối đa 3 triệu đồng; các bến khách ngang sông không có giấy phép mở bến hoặc bến không đảm bảo các điều kiện an toàn kỹ thuật bị phạt tối đa 3 triệu đồng.
Công tác đào tạo thuyền máy trưởng tàu sông: theo quy định hiện hành
(thời gian đào tạo quá dài) không phù hợp với tình hình thực tế các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đặc thù sinh hoạt của đại bộ phận nhân dân hoạt động trong lĩnh vực sông nước của tỉnh An Giang, theo quyết định 37/2004/QĐ- BGTVT ngày 24/12/2004 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa và quyết định số 39/2006/QĐ-BGTVT ngày 03/11/2006 về việc ban hành bổ sung Chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa thì thời gian đào tạo đối với tuyền trưởng tàu sông hạng III là 06 tháng (áp dụng đối với phương tiện có tải trọng dưới 30 tấn) là quá dài. Trong khi với điều kiện sinh hoạt của người dân là thường xuyên di chuyển theo phương tiện và không có chỗ ở cố định (phương tiện vừa là nhà, vừa là công cụ kiếm sống). Do vậy công tác đào tạo ở lĩnh vực này gặp hết sức khó khăn, mặc dù cơ sở đào tạo liên tục mở các lớp, nhưng rất ít người đăng ký tham gia. Theo thống kê qua tổng điều tra phương tiện thủy nội địa, thì tình hình đội ngũ thuyền trưởng và người lái phương tiện khu vực tư nhân có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn như sau:
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của người điều khiển phương tiện
Bằng thuyền trưởng Người lái phải có chứng chỉ lái PT
Người lái phải có GCN học tập Luật Tổng số chưa có Tổng số chưa có Tổng số chưa có
Phương tiện chở
hàng (< 300 tấn) 8.434 7.439 8.950 8.178 29.436 28.517
Phương tiện chở
khách (<50 ng) 339 267 119 74 422 375
Tàu kéo, đẩy 144 140 125 118 374 360
Phương tiện công
trình 44 31 42 39 58 55
Phương tiện sử dụng phục vụ SX và gia đình
4.957 4.903 4.320 4.237 21.653 21.569
Nguồn: báo cáo công tác tổng điều tra phương tiện thủy nội địa của Sở Giao thông Vận tải An Giang.
Về công tác đăng ký, đăng kiểm: Qua số liệu Tổng điều tra phương tiện
thủy nội địa là 64.633 phương tiện, trong đó số lượng phương tiện thuộc diện bắt buộc phải đăng ký, đăng kiểm là 24.276 phương tiện, tuy nhiên đến nay số lượng phương tiện thực hiện đăng ký chỉ mới đạt 45% và số thực hiện đăng kiểm kỹ thuật chỉ đạt 42,9%. Nguyên nhân số lượng phương tiện thực hiện đăng ký, đăng kiểm đạt tỷ lệ thấp, là do hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 Chi cục đăng kiểm (là đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn) chịu trách nhiệm đăng kiểm kỹ thuật đối với các phương tiện, nên việc tổ chức đăng kiểm kỹ thuật cho phương tiện phần nào còn hạn chế về qui mô và làm mất rất nhiều thời gian; về công tác đăng ký phương tiện được thực hiện tại Sở Giao thông Vận tải là chưa hợp lý và gây không ít khó khăn do việc tổ chức đăng ký chỉ tập trung ở Sở Giao thông làm mất thời gian và phải di chuyển xa; các qui định khi đăng ký phương tiện yêu cầu phải xuất trình hóa đơn vật tư, hóa đơn máy móc khi đóng phương tiện loại nhỏ (chủ yếu phục vụ việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của hộ gia đình) chưa phù hợp tình tình của địa phương, do
người dân đa số thực hiện việc đóng phương tiện tại các cơ sở không có đăng ký kinh doanh, nên không có và không đủ hồ sơ để đăng ký.
Một số địa phương, vì lợi ích khoảng thu ngân sách từ việc đấu thầu các bến khách ngang sông đã bỏ qua hoặc buông lõng quản lý đối với việc tổ chức và khai thác của các bến khách ngang sông. Theo Quyết định 02/2007/QĐ.UBND ngày 04/01/2007 về việc ban hành quy định về tổ chức quản lý và khai thác các bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh An Giang thì các địa phương phải dành 15% số tiền thu từ việc đầu thầu các bến khách để đầu tư, sửa chữa và nâng cấp bến bãi bảo đảm các điều kiện về an toàn kỹ thuật bến bãi, nhưng hầu hết các địa phương đều không chấp hành qui định này. Công tác quản lý hoạt động giao thông đường thủy ít được chú trọng, đặc biệt là công tác quản lý, điều hành hoạt động của bến khách ngang sông của chính quyền địa phương cấp cơ sở, nếu không muốn nói công tác này ở một số địa phương còn buông lỏng.
Về đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng các luồng tuyến: Hệ hống phao tiêu, biển
báo hiệu chưa được đầu tư đồng bộ trên tuyến sông do Trung ương quản lý, thiếu kinh phí cho việc sửa chữa, nâng cấp nạo vét luồng lạch.Mặc dù UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 07/2007/QĐ-UBND ngày 31/01/2007 về việc công bố các tuyến đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang nhưng do hạn chế về kinh phí nên hầu hết các tuyến sông, kênh chưa lập hồ sơ theo dõi để có kế hoạch nạo vét luồng và đầu tư hệ thống biển báo.
Các vị trí khai thác khoáng sản cát sông đã được cấp phép hoạt động hầu hết đều nằm trong phạm vi luồng vận tải đường thủy, tuy nhiên hệ thống báo hiệu khu vực khai thác này nhằm đảm bảo an toàn giao thông chưa được quan tâm đúng mức.
Việc chậm tổ chức qui hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản và thiếu sự quản lý chặt chẽ của địa phương trong thời gian dài đã gây ra tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng và luồng chạy tàu khá phổ biến trên các tuyến sông; Các địa phương thiếu kiên quyết trong việc xóa bỏ tình trạng đặt đăng
chà, đáy lưới vi phạm luồng chạy tàu, mặc dù UBND tỉnh đã có văn bản cấm, nhưng vẫn còn một số địa phương cho phép khai thác để thu phí, cá biệt có một số chính quyền cấp cơ sở cho phép Hội Cựu chiến binh của xã đứng ra thu phí để lấy kinh phí hoạt động.