Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 34 - 39)

Từ thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất chế biến cà phê xuất khẩu của một số nước như Braxin, Indonexia, chúng ta có thể rút ra một số những bài

học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến của mình sang các thị trường khác trên thế giới đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, một thị trường có mức tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới chứa đựng đầy tiềm năng và cơ hội phát triển:

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chủ động, tăng cường giám sát đảm bảo số lượng và chất lượng đầu vào. Chú trọng từ những hoạt động đầu của quá trình sản xuất chế biến như trồng trọt, thu hái đến chế biến để sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng của Hoa Kỳ. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm bằng việc hướng dẫn, theo dõi thường xuyên người trồng cà phê, các cơ sở chế biến tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về kĩ thuật.

Thứ hai, doanh nghiệp cần chú trọng tới việc đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc kĩ thuật. Đổi mới theo hướng áp dụng nhiều những công nghệ chế biến hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của quốc gia, quốc tế. Cần thiết phải chủ động trong công nghệ máy móc sản xuất chế biến nhằm tránh tình trạng phụ thuộc nước ngoài và định hướng xa hơn cho việc xuất khẩu.

Thứ ba, bản thân doanh nghiệp cần có những nghiên cứu cần thiết về thị trường xuất khẩu và các đối thủ cạnh tranh lớn, tiềm ẩn. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng là một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, không thiếu những khó khăn thách thức thậm chí rủi ro nên cần có những nghiên cứu cụ thể để có những chính sách hợp lý khi xuất khẩu hợp lý sang thị trường này.

Bên cạnh đó, cần thiết phải chú trọng tới cả các hoạt động phía sau của quá trình sản xuất chế biến như đảm bảo đầu ra của sản phẩm: lưu thông, quảng cáo tiếp thị, dich vụ sau bán hàng…Hơn nữa, tập trung hơn khai thác mạnh vào

thị trường trong nước để từ đó tạo nên bàn đạp cho việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang các thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, chính phủ và hiệp hội cà phê Việt Nam cần có vai trò nhất định trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân. Những định hướng, chính sách hợp lý cùng với hành lang pháp lý thuận lợi sẽ có tác dụng khích thích, khuyến khích cả doanh nghiệp và người nông dân trong việc sản xuất chế biến cà phê nhằm mục đích xuất khẩu.

Như vậy với việc nghiên cứu kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến xuất khẩu của hai cường quốc lớn trên thế giới là Braxin và Indonexia, ta có thể rút ra được những điểm đáng chú ý lớn. Tuy nhiên, những kinh nghiệm đó được học hỏi và sử dụng đến đâu cho chính Việt Nam khi Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang thị trường Hoa Kỳ để nó trở thành những bài học thực sự bổ ích và có ý nghĩa thì chúng ta cần thiết phải nắm được thực tế năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ. Chỉ có như vậy thì ta mới có thể áp dụng những bài học kinh nghiệm của Braxin và Indonexia một cách hiệu quả cho Việt Nam để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao được năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ CHẾ BIẾN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.1. Giới thiệu chung về cà phê chế biến của Việt Nam

2.1.1.Lịch sử hình thành ngành cà phê chế biến của Việt Nam

• Ngành cà phê Việt Nam

Cây cà phê đầu tiên được người Pháp đưa vào Việt nam từ năm 1870, nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930, Việt Nam đã có 5.900 ha diện tích trồng cà phê và đến những năm 1960-1970 đã phát triển một số nông trường quốc doanh về cà phê ở các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt ở trong khoảng thời gian này thì vào năm 1964-1967 chúng ta có được diện tích trồng cà phê lớn nhất là 13.000 ha.

Sau 1975, cây cà phê ở Việt Nam mới thực sự được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên. Ngành cà phê nước ta từ đó đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Đến nay ngành cà phê Việt Nam có khoảng 500.000 ha diện tích trồng cà phê với sản lượng hàng năm trên 80 vạn tấn đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ hai thế giới.

Ngành cà phê Việt Nam hiện nay đã có Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam với tên viết tắt là Vicofa với 78 thành viên. Trong đó Tổng công ty cà phê Việt Nam (VinaCafe) là thành viên lớn nhất hiệp hội và cũng như của ngành cà phê Việt Nam hiện nay.

Toàn ngành cà phê Việt Nam hiện nay có khoảng gần 200 đơn vị tham gia xuất khẩu cà phê trong đó có 78 đơn vị là thành viên của Vicofa. Mỗi năm toàn ngành cà phê xuất khẩu khoảng 700 nghìn tấn cà phê nhân với giá trị khoảng 400 – 600 triệu USD và thu hút bình quân 600.000 lao động mỗi năm.

• Ngành cà phê chế biến của Việt Nam

Ngoài việc cần nâng cao chất lượng cà phê hạt xuất khẩu để có mức giá xuất khẩu tốt hơn thì nhu cầu đặt ra đối với nước ta hiện nay là phát triển cà phê chế biến bởi nó vừa có thể gia tăng giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam, vừa có thể giảm bớt sự phụ thuộc của ngành cà phê Việt Nam vào các nhà kinh doanh, sản xuất nước ngoài.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành cà phê chế biến sâu của Việt Nam vẫn chỉ phát triển ở một mức độ nhất định nên chưa phát huy được hết lợi thế của mình. Có thể nói ngành cà phê chế biến của Việt Nam vẫn còn khá khá non trẻ, tính đến trước thời điểm tháng 11 năm 2005, có ba đơn vị sản xuất cà phê hòa tan với tổng công suất 2200 tấn/năm. Trong đó, Vinacafé: 1000 tấn/năm đang chạy hết công suất, Nescafé: 1000 tấn/năm, Trung Nguyên: 200 tấn/năm chưa đưa vào sử dụng.

Đến ngày 2/11/2005, Công ty cà phê Trung Nguyên đã đưa vào hoạt động Nhà máy cà phê hòa tan G7 tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A, tỉnh Bình Dương (Nhà máy có diện tích 3 ha, công suất 3.000 tấn cà phê hòa tan/năm, tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD) và đến năm 2007, VinaCafe cũng sở hữu cho mình một nhà máy cà phê hoà tan 20 triệu USD, với công suất 3.000 tấn/năm.

Giữa tháng 10/2008, công ty cà phê Trung Nguyên đã xây dựng một nhà máy chế biến cà phê ở Ðak Lak có công suất 1.500 tấn mỗi năm. Theo dự kiến,

Trung Nguyên đầu tư 8 triệu đô la Mỹ để sản xuất cà phê hoà tan và sẽ hoàn thành vào cuối năm tới.

Ngoài việc tập trung khai thác thị trường trong nước, mỗi năm các doanh nghiệp còn xuất khẩu từ 500 - 600 tấn cà phê hoà tan với kim ngạch 1,5 - 2 triệu đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w