Định hướng, mục tiêu phát triển của cà phê chế biến Việt Nam (đến

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 94)

3.1.1. Định hướng

Định hướng chung của hoạt động xuất khẩu giai đoạn tới được xác định là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô.

Theo đó, định hướng của cà phê Việt Nam trong thời gian tới cũng đã được xác định là giảm dần khối lượng cà phê thô, mở rộng dần thị phần và chất lượng cà phê chế biến của Việt Nam và do người Việt Nam cung cấp, doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần tăng mức tiếp cận đến người trực tiếp tiêu thụ cà phê trên thế giới. Tiếp tục tập trung phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chế biến trên các thị trường lớn nhiều tiềm năng như Hoa Kỳ, Đức và mở rộng ra trên nhiều thị trường nước ngoài khác như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia…Trên cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm, ngành cà phê và từng

định tên tuổi và uy tín của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

3.1.2. Mục tiêu

Một trong những vấn đề mà ngành cà phê cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới là phải đổi mới khâu chế biến, mở rộng, sản xuất các sản phẩm cà phê giá trị gia tăng. Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cũng nêu rõ: Toàn ngành sẽ điều chỉnh cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ lệ xuất khẩu cà phê sang các thị trường cao cấp, phát triển mạnh cà phê hòa tan, cà phê rang xay, nâng mức chế biến sâu các sản phẩm cà phê đạt 20% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Bên cạnh đó sẽ tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Theo đó, Bộ khuyến khích doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư chế biến cà phê hòa tan, cà phê rang xay... Mục tiêu đặt ra đến 2015 đạt sản lượng từ 10.000 - 15.000 tấn/năm, trong đó 50% phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời cũng phấn đấu đến 2015 đưa vào hoạt động một đến hai sàn giao dịch cà phê tại Tây Nguyên hay TP.Hồ Chí Minh, trong đó 50-70% sản lượng cà phê Việt Nam tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch quốc tế có chất lượng cao.

3.2. Một số lưu ý khi xuất khẩu cà phê chế biến vào thị trường Hoa Kỳ

Khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ thì các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của Việt Nam nói chung và của cà phê chế biến nói riêng cần có những nghiên cứu kĩ lưỡng về thị trường này bởi Hoa Kỳ có nhiều tiềm năng để phát triển

thể nâng cao được khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.

3.2.1. Đặc điểm chung về thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ có những đặc điểm nổi bật sau:

- Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới với các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vu hiện đại. Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ với sức mua lớn, nhu cầu phong phú đa dạng. Đây là một thị trường tiềm năng đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hoa Kỳ là nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ, là cường quốc xuất khẩu số một, là thị trường nhập khẩu đa dạng và lớn nhất thế giới. Sau khi hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 thì thương mại giữa hai nước đã phát triển ở một tầm cao mới tăng trưởng nhanh và ổn định. Đặc biệt xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở thành nước xuất siêu trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Từ năm 2003 thì Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam chỉ sau có EU và Nhật Bản.

Đơn vị: tỷ USD

Năm

Tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu

Xuất khẩu Tỷ trọng / tổng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu 2003 5,8 4,5 19,5 1,3 2004 6,0 5,16 15,5 0,84 2005 7,63 6,53 20,1 1,1 2006 9,7 8,0 21,6 1,7 2007 12,36 10,54 22,6 1,82

Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại- Bộ Công Thương

Hiện nay thì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và ngày càng quan trọng của Việt Nam, vượt Nhật bản vào năm 2002 và bằng kim ngạch xuất khẩu 25 nước EU cộng lại.

Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế thế giới chịu những sự giảm sút do khủng hoảng kinh tế tài chính mang tính chất toàn cầu tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn tiếp tục không ngừng tăng. Hoa Kỳ vẫn luôn là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam. Năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 10 tỷ USD, năm 2008 đạt 12,9 tỷ USD và tính riêng cho hai tháng đầu năm 2009 thì xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng đã đạt gần 2 tỷ USD.

Bảng 3.2: Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2008-2009

Nhập khẩu Xuất khẩu

Năm 2008 2.789,9 12.900,7

Tháng 1-2009 157,5 1.086,1

Tháng 2-2009 162,1 875,5

Nguồn: http://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5520.html

Theo dự báo thì trong những năm tới Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với tổng kim ngạch dự báo là 13.800 triệu USD chiếm tới 19,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2010 xuất khẩu ước tính tiếp tục tăng và đạt 16.000 triệu USD, cũng chiếm tới 19,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hoa Kỳ thực sự đã, đang và sẽ tiếp tục là một thị trường quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là thị trường lớn nơi các hàng hóa Việt Nam nói chung và các sản phẩm cà phê chế biến nói riêng có thể tìm được chỗ đứng và phát triển.

Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng đã có những biến đổi theo hướng đa dạng dần về chủng loại, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là hàng dệt may với kim ngạch 4,5 tỷ USD chiếm 54,5% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, tiếp đến là các mặt hàng truyền thống như sản phẩm gỗ (1,23 tỷ USD), giày dép (1,03 tỷ USD ), thủy sản (692 tỷ USD), điện tử (350 tỷ USD)…

Bảng 3.3: Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu cả năm trong hai năm 2009 và 2010

Đơn vị: triệu USD

Khu vực thị trường Năm 2009 Năm 2010

Nhật bản 8.700 12,0 10.200 12,2 Trung Quốc 5.200 7,2 7.000 8,3 ASEAN 12.400 17,1 14.500 17,3 Hàn Quốc 1.750 2,4 2.400 2,9 Đài Loan 1.550 2,1 2.050 2,4 - Châu Âu : 13.500 18,7 15.500 18,5 EU 12.200 16,9 14.100 16,8 - Châu Mỹ 15.800 21,8 18.200 21,7 Hoa kỳ 13.800 19,1 16.000 19,1

- Châu Đại Dương 6.100 8,4 6.900 8,2

- Châu Phi, Tây Nam Á 3.420 4,7 3.860 4,6

Nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu-Bộ công thương

Cũng theo Ủy ban Thương mại quốc tế của Hoa Kỳ (ITC) cho biết, Việt Nam đã vượt qua những đối thủ lớn như Philippines, Tây Ban Nha, Chilê, Colombia để lọt vào Top 30 nhà xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ năm 2007. Đây thực sự là một lợi thế lớn cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và cho các mặt hàng xuất khẩu nói riêng.

- Tuy nhiên thị trường Hoa Kỳ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán thương mại cũng như các quy định nghiêm ngặt về chất lượng, xuất xứ, nhãn hiệu, kĩ thuật….

Mỹ có hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Nhiều khi có sự khác biệt giữa luật pháp của Liên bang và luật pháp của các Tiểu bang. Luật pháp được xem là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Nó liên

được đảm bảo và đôi khi các doanh nghiệp không nắm rõ hệ thống các quy định thường thấy khó khăn khi làm ăn trên thị trường này. Người ta nói rằng có hiểu biết về luật pháp xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ.

Đứng trên góc độ xâm nhập của các doanh nghiệp vào thị trường Mỹ, hệ thống luật pháp về kinh doanh của Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý sau đây:

Khung luật cơ bản cho việc xuất khẩu sang Mỹ gồm luật thuế suất năm 1930, luật buôn bán năm 1974, hiệp định buôn bán 1979, luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988. Các luật này đặt ra nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ; bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất khỏi hàng giả, hàng kém chất lượng; định hướng cho các hoạt động buôn bán; quy định về sự bảo trợ của Chính phủ với các chướng ngại kỹ thuật và các hình thức bán phá giá, trợ giá, các biện pháp trừng phạt thương mại.

- Thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn có tính mở khá cao. Điều này thể hiện ở chỗ quy chế xuất nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phù hợp với nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới WTO. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng có hàm lượng lao động cao như dệt may, giày dép…Có thể thấy Hoa Kỳ là nước đi đầu trong quá trình quốc tế hóa kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tự do hoá thương mại phát triển bởi vì việc mở rộng sản xuất hàng hoá và dịch vụ để xuất khẩu ra thị trường toàn cầu là một trong những yếu tố cơ bản cho sự tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, trên thị trường Hoa Kỳ có vô số các nhà cung cấp tương ứng với vô vàn những đối thủ cạnh tranh kể cả các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn. Thương trường cũng chính là chiến trường đặc biệt với Hoa Kỳ, một thị trường khủng lồ như vậy. Chính vì thế trong cuộc tranh giành này thì ngoài sự cạnh tranh hết sức khắc nghiệt về giá và chất lượng thì còn phải chú ý tới cả những yếu tố khác như nhãn mác, bao bì, mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ…để có thể tìm kiếm và khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ.

- Thị trường Hoa Kỳ tồn tại nhiều hiệp hội kinh doanh. Ví dụ như các hiệp hội dệt may, thủy sản, cà phê… Các hiệp hội này có vai trò lớn trong việc hướng dẫn và phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích cộng đồng doanh nghiệp tại Hoa Kỳ. Bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần chủ động khai thác và có những mối quan hệ tốt với các hiệp hội của Hoa Kỳ để tận dụng những cơ hội và giảm thiểu những rủi ro hay những khó khăn khi phải đối đầu với các hiệp hội này.

- Hệ thống tư vấn Hoa Kỳ có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó phải kể tới hệ thống tư vấn pháp luật, một đòi hỏi khách quan được quy định bởi đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên chi phí tư vấn tại Hoa Kỳ lại không hề nhỏ. Chính vì vậy bản thân các doanh nghiệp cần chủ động sử dụng có hiệu quả các công ty tư vấn của Việt Nam, mặt khác cần cải tiến xây dựng hệ thống tư vấn của mình ngang tầm quốc tế.

trường Hoa Kỳ cũng cần có cho mình một mạng lưới phân phố rộng khắp, ổn định và hợp lý. Đây cũng là một cơ hội nhưng cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.

3.2.2. Quy định của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu

3.2.2.1. Hệ thống thuế quan và phi thuế quan

• Hệ thống thuế quan

Về hệ thống thuế quan thì Hoa Kỳ sử dụng biểu thuế quan hài hòa (Harmonized Tariff Schedule – HTS) được thông qua ngày 1/1/1989. Hệ thống này xây dựng trên cơ sở hệ thống mô tả hàng hóa và mã số hài hòa của hội đồng hợp tác Hải quan Quốc tế. Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là mức thuế được xác định bằng một tỷ lệ % trên giá trị hàng nhập khẩu. Mức thuế suất thông thường biến động từ dưới 1% đến gần 40%. Cá biệt có một số mặt hàng như hàng dệt may thì bị đánh với mức thuế suất cao hơn hay như một số mặt hàng nông sản, hàng chế biến nhập khẩu lại được đánh thuế theo số lượng chứ không theo giá trị. Đặc biệt có 1 số mặt hàng như đường thực phẩm thì lại đánh thuế theo hạn ngạch, nghĩa là mặt hàng này sẽ đánh thuế theo hai mức, mức thuế trong hạn ngạch và mức thuế vượt hạn ngạch thông thường cao hơn. Về bản chất thì đây chính là một biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu mà chúng ta cần lưu ý.

Tuy nhiên từ khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết và có hiệu lực thì phần lớn các hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi trên cơ sở chế độ đãi ngộ

nhau. Khi Hoa Kỳ giảm, loại bỏ hoặc thay đổi một loại thuế quan nào đó thì sự thay đổi đó sẽ mặc nhiên được áp dụng với tất cả các quốc gia được hưởng MFN. Mức thuế ưu đãi theo chế độ đĩa ngộ MFN thấp hơn rất nhiều so với mức thuế nhập khẩu không được hưởng chế độ ưu đãi này (mức chênh lệc trung bình vào khoảng 35-40%).

Ngoài ra, Hoa Kỳ dành một ưu đãi thuế quan đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu có những bộ phận được sản xuất tại Hoa Kỳ. Thỏa thuận này được gọi là Hợp đồng phân chia sản phẩm. Theo đó thuế chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng ở nước ngoài của sản phẩm, không đánh thuế đối với những phần được sản xuất ở Hoa Kỳ. Vì thế luật Hải quan quy định xuất xứ của sản phẩm hàng hóa phải rõ ràng, trung thực.

Bên cạnh hệ thống thuế quan là các hàng rào phi thuế quan. Chúng tồn tại như những trở ngại đối với các nước xuất khẩu.

• Hệ thống phi thuế quan

Hệ thống phi thuế quan trong thương mại đôi khi cũng được gọi là các rào cản phi thuế quan, rào cản kĩ thuật, là một trong những biện pháp kĩ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước.

- Các tiêu chuẩn quy định kĩ thuật: Các biện pháp này tập trung trong hiệp định hàng rào kĩ thuật trong thương mại do WTO soạn thảo. Cũng như nhiều nước khác, các quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật được Hoa Kỳ áp dụng chủ yếu vì mục đích bảo vệ sức khỏe, bảo vệ sự an toàn của môi trường sinh thái. Những mặt hàng chịu sự quản lý thường là những mặt hàng nhạy cảm với môi trường

chuẩn liên quan đến môi trường được nhiếu đối tác thương mại biết đến vì sự phức tạp và khắt khe. Các tiêu chuẩn thường rất chi tiết và khó đáp ứng (bao gồm cả quy định về nhãn hiệu) cũng có thể được xây dựng ở cấp độ Tiểu bang.

- Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng: Chương 4 của Luật về hiệp định thương mại năm 1979 của Hoa Kỳ quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ được

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w