Đây là chỉ tiêu định lượng mà ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất.
Chi phí sản xuất của sản phẩm là giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào hình thành nên sản phẩm như: nguyên vật liệu, nhân công, công nghệ sản xuất...Tổng hợp chi phí sản xuất sẽ có giá thành của sản phẩm, qua giá thành sẽ xác định được giá bán trên thị trường. Do vậy, muốn có giá bán sản phẩm thấp thì doanh nghiệp phải tìm giảm chi phí sản xuất tức là phải tận dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có như tài nguyên phong phú nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý...có như vậy mới hạ được giá thành sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.
Chi phí sản xuất thấp thì giá bán sản phẩm sẽ thấp hơn, sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn các sản phẩm khác khi phải cạnh tranh về giá. Khi đó, sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn, chỗ đứng của sản phẩm một phần được khẳng định. Điều này đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh lớn như hiện nay thì khách hàng có quyền lựa chọn cho mình những sản phẩm tốt nhất và nếu cùng một mặt hàng sản phẩm, cùng chất lượng, kiểu dáng mẫu mã thì tất nhiên sản phẩm nào được bán với giá thấp hơn thì sẽ được khách hàng lựa chọn. Vì vậy giá cả là công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường.
Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sụ lựa chọn
các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm ở từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường. Có
thể đó là chiến lược của từng doanh nghiệp để thu hút khách hàng và tất nhiên khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhờ đó sẽ cao hơn.