• Hệ thống thuế quan
Về hệ thống thuế quan thì Hoa Kỳ sử dụng biểu thuế quan hài hòa (Harmonized Tariff Schedule – HTS) được thông qua ngày 1/1/1989. Hệ thống này xây dựng trên cơ sở hệ thống mô tả hàng hóa và mã số hài hòa của hội đồng hợp tác Hải quan Quốc tế. Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là mức thuế được xác định bằng một tỷ lệ % trên giá trị hàng nhập khẩu. Mức thuế suất thông thường biến động từ dưới 1% đến gần 40%. Cá biệt có một số mặt hàng như hàng dệt may thì bị đánh với mức thuế suất cao hơn hay như một số mặt hàng nông sản, hàng chế biến nhập khẩu lại được đánh thuế theo số lượng chứ không theo giá trị. Đặc biệt có 1 số mặt hàng như đường thực phẩm thì lại đánh thuế theo hạn ngạch, nghĩa là mặt hàng này sẽ đánh thuế theo hai mức, mức thuế trong hạn ngạch và mức thuế vượt hạn ngạch thông thường cao hơn. Về bản chất thì đây chính là một biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu mà chúng ta cần lưu ý.
Tuy nhiên từ khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết và có hiệu lực thì phần lớn các hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi trên cơ sở chế độ đãi ngộ
nhau. Khi Hoa Kỳ giảm, loại bỏ hoặc thay đổi một loại thuế quan nào đó thì sự thay đổi đó sẽ mặc nhiên được áp dụng với tất cả các quốc gia được hưởng MFN. Mức thuế ưu đãi theo chế độ đĩa ngộ MFN thấp hơn rất nhiều so với mức thuế nhập khẩu không được hưởng chế độ ưu đãi này (mức chênh lệc trung bình vào khoảng 35-40%).
Ngoài ra, Hoa Kỳ dành một ưu đãi thuế quan đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu có những bộ phận được sản xuất tại Hoa Kỳ. Thỏa thuận này được gọi là Hợp đồng phân chia sản phẩm. Theo đó thuế chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng ở nước ngoài của sản phẩm, không đánh thuế đối với những phần được sản xuất ở Hoa Kỳ. Vì thế luật Hải quan quy định xuất xứ của sản phẩm hàng hóa phải rõ ràng, trung thực.
Bên cạnh hệ thống thuế quan là các hàng rào phi thuế quan. Chúng tồn tại như những trở ngại đối với các nước xuất khẩu.
• Hệ thống phi thuế quan
Hệ thống phi thuế quan trong thương mại đôi khi cũng được gọi là các rào cản phi thuế quan, rào cản kĩ thuật, là một trong những biện pháp kĩ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước.
- Các tiêu chuẩn quy định kĩ thuật: Các biện pháp này tập trung trong hiệp định hàng rào kĩ thuật trong thương mại do WTO soạn thảo. Cũng như nhiều nước khác, các quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật được Hoa Kỳ áp dụng chủ yếu vì mục đích bảo vệ sức khỏe, bảo vệ sự an toàn của môi trường sinh thái. Những mặt hàng chịu sự quản lý thường là những mặt hàng nhạy cảm với môi trường
chuẩn liên quan đến môi trường được nhiếu đối tác thương mại biết đến vì sự phức tạp và khắt khe. Các tiêu chuẩn thường rất chi tiết và khó đáp ứng (bao gồm cả quy định về nhãn hiệu) cũng có thể được xây dựng ở cấp độ Tiểu bang.
- Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng: Chương 4 của Luật về hiệp định thương mại năm 1979 của Hoa Kỳ quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ được căn cứ theo hiệp định của GATT.
Thực chất thì những quy định đó được Hoa Kỳ áp dụng làm phương tiện phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ hàng nhập khẩu có thể bị kiểm tra, thử nghiệm xem có phù hợp với tiêu chuẩn trong nước không và tiến hành ở những điều kiện khó khăn hơn so với điều kiện áp dụng cho hàng trong nước. Chế độ giấy chứng nhận hàng phù hợp tiêu chuẩn cũng được dùng để hạn chế hàng nhập khẩu hoặc phân biệt đối xử. Đây thực chất là hàng rào kĩ thuật nhằm giúp Hoa Kỳ bảo hộ hợp lệ cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước.
Ngoài ra thì cũng phải kể tới một số biện pháp quản lý định lượng khác của Hoa Kỳ như cấm nhập khẩu, quy định về giấp phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu…
3.2.2.2. Một số các quy định khác
Ngoài một hệ thống phức tạp các hàng rào thuế quan và phi thuế quan thì Hoa Kỳ còn có một loạt những quy định nghiêm ngặt về nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm…Hàng nông sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải tuân theo những quy định của bộ nông nghiệp Mỹ, qua cơ quan giám định về vệ sinh an toàn thực
(FDA)
- Quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ
Việc xuất xứ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những nước đang phát triển hoặc những nước đã ký hiệp định thương mại với Mỹ sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn .
Xuất xứ của mặt hàng được xác định theo nguyên tắc biến đổi phần lớn về giá trị , và được định nghĩa như sau: “Sản phẩm được xác định thuộc nước gốc là nước cuối cùng sản xuất ra sản phẩm với du lịch sản phẩm đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới” .
Khi xuất khẩu vào Mỹ, muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo nước xuất xứ, luật Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ và chỉ bắt buộc với sản phẩm hoàn chỉnh, khi nhập vào Mỹ có thể bán thẳng cho người tiêu dùng, đồng thời hàng hoá gốc từ Mỹ khi chuyển sang nước khác để gia công, sắp xếp lại và đóng gói khi nhập khẩu trở lại Mỹ sẽ không phải đóng thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu có nguồn gốc từ Mỹ .
- Quy định vê nhãn hiệu nhập khẩu vào thị trường Mỹ
Mọi hàng hoá khi nhập khẩu vào Mỹ phải có nhãn mác rõ ràng, có xuất xứ ngoại quốc, không tẩy xoá… và phải được đăng ký tại Cục hải quan Mỹ, đựơc lưu giữ theo quy định, hàng hoá có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công.
Xử lý vi phạm: hàng nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo quy định nếu không sẽ bị phạt mức 10% giá trị lô hàng và phải thực hiện thêm một số yêu cầu nữa. Hàng nhập khẩu không ghi tên nhãn mác sẽ bị tịch thu tại trạm Hải quan
- Các quy định về bình đẳng thương mại
Hoa Kỳ là quốc gia ủng hộ việc cạnh tranh lành mạnh nên trong hệ thống luật pháp cũng có một số các quy định về bình đẳng thương mại như chống độc quyền, chống bán phá giá, chống cạnh tranh không bình đẳng…
Quy định chống bán phá giá những quy định biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia, hay doanh nghiệp đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá thành của sản phẩm đó. Luật cũng cho phép Hoa Kỳ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba. Nó sẽ được áp dụng khi giá bán sản phẩm ở Hoa Kỳ thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ ba thay thế phù hợp.
Hoa Kỳ cũng có những quy định về những biện pháp mà nước nhập khẩu được phép áp dụng để chống lại nước xuất khẩu, khi họ đã có những hành động hỗ trợ các nhà sản xuất của mình về tiền vốn, thiết bị, hoặc trợ giá cho nhà sản xuất để sản phẩm đó được xuất khẩu với giá thấp hơn giá thành thực tế của nó.
3.2.3. Tiềm năng của Hoa Kỳ đối với cà phê chế biến của Việt Nam
3.2.3.1. Những thuận lợi
- Hoa Kỳ có nhu cầu tiêu dùng cà phê lớn nhất thế giới. Các sản phẩm cà phê uống liền thực sự phù hợp với một nước công nghiệp hiện đại hàng đầu như Hoa Kỳ. Chỉ tính cho các sản phẩm cà phê chế biến thì nhu cầu tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ ngày càng tăng, cà phê trở thành thứ đồ uống thường xuyên hàng
Mỹ (không kể trẻ em dưới 18 tuổi) tương đương với khoảng 161 triệu người, tăng 1,8 triệu người so với năm 2001. Nếu xét bình quân đầu người thì năm 2008 họ uống trung bình 3,2 cốc/ ngày so với năm 2007 là 3,1 cốc/ ngày và cao hơn hẳn so với năm 2005 chỉ có 2,5 cốc/ngày. Theo dự báo thì nhu cầu này còn tiếp tục tăng trong những năm tới.
- Hệ thống thuế quan ưu đãi cho các sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam. Việc hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết và có hiệu lực thì các hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nói chung và cà phê chế biến nói riêng đã được hưởng thuế suất ưu đãi trên cơ sở chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN).
- Là sân chơi bình đẳng cho các sản phẩm xuất khẩu. Hoa Kỳ là nước có hệ thống pháp lí bảo vệ cạnh tranh, như luật chống độc quyền, chống bán phá giá, chống cạnh tranh không bình đẳng…Đây là cơ hội cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ khác.
Tóm lại ta có thể thấy Hoa Kỳ là một thị trường lớn với nhu cầu tiêu dùng khủng lồ, đầy tiềm năng với nhiều những điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam tìm được chỗ đứng và phát triển.