Các giải pháp từ phía người nông dân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 115)

Bên cạnh những giải pháp từ phía doanh nghiệp là những giải pháp từ phía chính những người nông dân. Họ trồng, chăm sóc thu hoạch cà phê nên chính những cách thức thực hiện đó sẽ tác động lớn tới chất lượng cà phê nhân làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và chế biến sau này. Dù công nghệ chế biến của doanh nghiệp có cao đến mấy mà chất lượng cà phê nhân ban đầu bị giảm sút thì cũng gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cà phê chế biến sau này từ đó khiến khả năng cạnh tranh của sản phẩm bị giảm sút. Do đó các giải pháp về phía người nông dân được đưa ra chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cà phê để nó có những ảnh hưởng tích cực hơn tới thương hiệu cà phê, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Và hơn thế nữa khi thương hiệu đã dần được khẳng định thì vấn đề chất lượng lại càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy các giải pháp về phía người nông dân được đưa ra như một điều thiết yếu.

Thứ nhất, người nông dân cần chủ động học hỏi kinh nghiệm sản xuất, các bài học trong nước và trên thế giới về công tác tổ chức, kĩ thuật sản xuất chăm sóc, thu hoạch…nhằm đảm bảo chất lượng cà phê nhân làm đầu vào cho quá trình chế biến. Tích cực, chủ động trong việc tiếp cận các kĩ thuật sản xuất tiên tiến, các giống cây trồng chất lượng cao…

Bên cạnh những ưu thế vốn có về tự nhiên như đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu… thì người nông dân cần quan tâm tới kĩ thuật canh tác để không chỉ giảm chi phí mà còn khai thác tận dụng tốt những lợi thế đó để nâng cao năng suất,

hợp theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê. Nên trồng cà phê có cây che bóng, thường xuyên bón phân cải tạo độ màu mỡ của đất, đặc biệt bón nhiều phân hữu cơ có thể thay thế phân hóa học, đảm bảo lượng nước tưới cần thiết nhưng biện pháp tưới cũng cần đúng cách và hợp lý …

Thứ hai, người nông dân cần đảm bảo việc thu hoạch khi trái đã đủ độ chín cần thiết. Cà phê khi thu hoạch xong trước tiên cần loại bỏ tạp chất như cành, lá, đất, đá và các dị vật khác, bỏ quả khô, quả xanh, non ra khỏi khối quả chín vừa tầm chế biến. Trong khi phơi cần cào, đảo để cà phê khô đều, tuyệt đối không phơi cà phê trên nền đất tránh việc cà phê bị lẫn các tạp chất và không giữ được hương vị tự nhiên vốn có. Nếu sấy cần sử dụng các thiết bị sấy gián tiếp có lò đốt dùng nhiên liệu bằng than hay khí gas, dầu. Không nên sấy cà phê bằng nguồn khí nóng trực tiếp từ lò đốt bằng than, củi, dầu vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị của cà phê. Chất lượng cà phê sấy tốt nhất khi dùng máy sấy trống quay. Chú ý sử dụng thiết bị sấy nhất thiết tuân thủ quá trình sấy phù hợp nguyên liệu sấy cà phê. Cà phê phơi hoặc sấy đạt yêu cầu khi độ ẩm trong hạt không quá 13%. Khi không có điều kiện đo thử, có thể xác định thời điểm ngừng phơi (sấy) bằng cách cắn thử vài hạt, nếu thấy khó cắn, hạt không vỡ nát thì cà phê có thể đưa vào cất giữ được. Người nông dân cần thực hiện tốt các quy trình kĩ thuật trong thu hoạch và sơ chế ban đầu bởi đó là một trong những khâu quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng cà phê chế biến sau này. Chất lượng các sản phẩm cà phê chế biến sau này sẽ chịu tác động và ảnh hưởng lớn từ những giai đoạn sản xuất đầu tiên này.

Nhà nước ta đã xác định rõ định hướng của cà phê Việt Nam trong thời gian tới là giảm dần khối lượng cà phê thô, mở rộng dần thị phần và chất lượng cà phê chế biến của Việt Nam và do người Việt Nam cung cấp, doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tăng mức tiếp cận đến người trực tiếp tiêu thụ cà phê trên thế giới, trong đó tập trung vào những thị trường hàng đầu như Hoa Kỳ, Đức, Italia...Theo đó các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư chế biến cà phê hòa tan, cà phê rang xay... cũng được khuyến khích phát triển với mục tiêu đặt ra đến 2015 đạt sản lượng từ 10.000 - 15.000 tấn/năm, trong đó 50% phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

Để phát triển theo định hướng và đạt được những mục tiêu đã đề ra thì bên cạnh những giải pháp trực tiếp về phía bản thân doanh nghiệp và người nông dân thì cũng cần sự tham gia của cả Chính phủ và hiệp hội cà phê Việt Nam trong vai trò định hướng và hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam khi xuất khẩu ra thế giới nói chung và sang thị trường Hoa kỳ nói riêng. Trên cơ sở đó, khóa luận xin đưa ra một số những kiến nghị về phía Chính phủ và hiệp hội như sau:

3.4.1. Các kiến nghị về phía Chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ cần có định hướng hợp lý cho việc phát triển ngành cà phê và các sản phẩm chế biến sâu trong dài hạn theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê đã qua chế biến trên thị trường thế giới. Các sản phẩm cà phê chế biến sâu thì vẫn là quá ít nên không được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến, trong khi xuất khẩu chế biến chế biến mang lại giá trị

vào cà phê chế biến vừa nâng cao giá trị gia tăng vừa giảm được sự lệ thuộc về công nghệ chế biến của Việt Nam vào nước ngoài.

Thứ hai, Chính phủ cần có những can thiệp cần thiết để bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam như đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm, Chính phủ cần phải tích cực xúc tiến việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, từng bước khẳng định xuất xứ và uy tín của cà phê Việt Nam. Bên cạnh việc hỗ trợ và khuyến khích các dn tích cực quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm cà phê của mình thì Chính phủ cần phải có một chiến lược mang tầm cỡ quốc gia về thương hiệu. Chính phủ cần theo sát và hỗ trợ chương trình đó để phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam một cách có bài bản và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó là việc khuyến khích thực thi Dự án xây dựng “Thánh địa cà phê Tây Nguyên”, phát triển thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột nói riêng và cà phê Việt nói chung…Đây là những công việc cần được Chính phủ làm ngay, được đông đảo các chuyên gia, các doanh nghiệp đồng lòng nhất trívà ủng hộ.

Thứ ba, Chính phủ cần duy trì chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê thông qua tín dụng. Phối hợp với các Ngân hàng thương mại để cung cấp tín dụng cho người trồng cà phê, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thông qua việc giảm bớt các thủ tục vay vốn, các yêu cầu về tài sản thế chấp, cũng như các điều kiện khác. Cần phải nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển. Hàng năm Quỹ hỗ trợ phát triển cần dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một khoản hỗ trợ

đó cần chia ra làm các loại hỗ trợ như thưởng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu. Đối với khoản vay tín dụng mà quỹ hỗ trợ xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp thì lãi suất phải nhỏ hơn lãi suất tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại khoảng 50% hoặc thấp hơn nữa. Trong đó Quỹ nên dành một khoản hỗ trợ nhất định đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ, nên dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 30% trong tổng số hỗ trợ cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê chế biến vào thị trường Hoa Kỳ.

Thứ tư, Chính phủ cần có các chính sách hợp lí khuyến khích đầu tư, đổi mới trang thiết bị. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê là không đơn giản nên rất cần sự giúp đỡ về phía Chính phủ. Xây dựng đường giao thông từ nơi sản xuất đến nơi chế biến cà phê để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển. Mặt khác cần xây dựng các chợ giao dịch cà phê để tạo điều kiện cho người sản xuất dễ tiêu thụ sản phẩm của mình, còn doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận lợi cho việc thu mua cà phê chế biến xuất khẩu. Xây dựng và hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ cho ngành cà phê, đặc biệt là với công nghệ chế biến như không đánh thuế đối với các doanh nghiệp khi họ nhập khẩu máy móc trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho chế biến cà phê xuất khẩu hay có chính sách chuyển giao những công nghệ tiên tiến và phù hợp với khả năng tài chính.

Cuối cùng, Chính phủ cần có những hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch, hệ thống các văn bản luật và thủ tục hành chính không quá cầu kì phức tạp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu được thuận lợi. Các thủ tục hành

nghiệp là điều Chính phủ cần làm.

3.4.2. Các kiến nghị về phía hiệp hội cà phê

Đầu tiên, cũng giống như Chính Phủ, hiệp hội cà phê cần đưa ra các chính sách, định hướng hợp lí cho cho việc phát triển ngành cà phê và các sản phẩm chế biến sâu trong dài hạn. Chú trọng phát triển các sản phẩm chế biến sâu thu nhiều giá trị gia tăng, chủ động tham gia vào lĩnh vực phân phối, tiêu thụ cà phê thế giới chứ không chỉ tiếp tục chỉ là người cung cấp hàng thô.

Thứ hai, hiệp hội cần có các nghiên cứu về kĩ thuật hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân. Trong đó bao gồm cả về giống cây trồng, cũng như những kĩ thuật trồng trọt, thu hái tới các công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến hiện đại nhằm tăng năng suất hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng lực và trình độ chế biến chất lượng cà phê phù hợp với nhu cầu ngày càng cao nhưng cũng đa dạng và ngày càng khó tính của thị trường Hoa Kỳ.

Thứ ba, cần nâng cao vai trò của hiệp hội để liên kết chặt chẽ hơn các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của cả nước lại với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho ngành cà phê Việt Nam. Đối với thị trường trong nước, mỗi doanh nghiệp nắm giữ những đối tượng khách hàng nhất định với thị phần khác nhau cùng với sự cạnh tranh tất yếu. Nhưng hiệp hội vẫn cần thiết có những can thiệp của mình để gắn kết các doanh nghiệp tạo nên khả năng cạnh tranh lớn hơn cho sản phẩm cà phê của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đồng thời cũng cần kịp thời có những kiến nghị kịp thời với Chính phủ để điều chỉnh cũng như hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê khi thị trường

Bên cạnh đó, hiệp hội cần tích cực chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp thành viên, nên thành lập một quỹ của hiệp hội để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi gặp khó khăn. Nguồn của quỹ là thông qua đóng góp của các thành viên hàng tháng hoặc hàng năm, theo tỷ lệ lợi nhuận mà họ đạt được hoặc theo doanh thu. Ngoài ra hiệp hội cũng cần phải tìm kiếm nguồn từ bên ngoài thông qua các tổ chức của các nước phát triển hoặc của Liên hợp quốc. Bên cạnh đó hiệp hội cũng có thể lấy nguồn này từ ngân sách Nhà nước hay qua việc bán thông tin cho các doanh nghiệp trong ngành (Với các doanh nghiệp thành viên thì cung cấp thông tin miễn phí).

Hơn nữa, hiệp hội cần đóng vai trò là người cung cấp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh…cho các doanh nghiệp thành viên. Những thông tin về thị trường tiêu thụ, sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ…là những thông tin hết sức quan trọng, cần thiết với doanh nghiệp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi chúng ta xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, một thị trường tiềm năng nhưng cũng chứa đựng vô vàn những khó khăn, thách thức, rủi ro. Ngoài ra thì hiệp hội cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo, quảng bá sản phẩm cũng như tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật pháp lý cũng như thương mại xuất khẩu cho các doanh nghiệp khi kinh doanh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Đặc biệt, hiệp hội cần không ngừng cải thiện tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hiệp hội. Để giúp đỡ được các doanh nghiệp thành viên thì bản thân hiệp hội cần có những con người giỏi về chuyên môn, năng

chế biến - người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, cà phê Việt Nam đã và đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng vẫn không ngừng tăng lên.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại vấn đề bức xúc đáng phải quan tâm đó là lượng cà phê bột, đã qua chế biến hay các sản phẩm cà phê hòa tan có thể uống liền

tranh chưa cao. Trong khi Việt Nam có rất nhiều những ưu thế về cây cà phê của mình, Hoa Kỳ lại là một thị trường khổng lồ, với nhu cầu tiêu thụ cà phê vào cỡ lớn nhất thế giới và đồng thời hiện cũng đang là nước nhập khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam.

Như vậy, mặc dù Hoa Kỳ thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam có thể tìm được cơ hội phát triển nhưng để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm cà phê Việt thì đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của bản thân các doanh nghiệp mà còn phải bao gồm cả người nông dân lẫn sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và hiệp hội cà phê Việt Nam.

Qua quá trình thực tập tìm hiểu và nghiên cứu, em viết khóa luận này hi vọng đã có thể làm rõ hơn thực trạng về năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam nói chung và các sản phẩm cà phê chế biến nói riêng trên thị trường Hoa Kỳ và từ đó góp phần đưa ra một số những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường này.

Qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm như doanh thu, thị phần, chất lượng, thương hiệu... khóa luận đã có thể phần nào cho thấy một cái nhìn rõ hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm gần đây.

Tuy nhiên do khả năng nhận thức cũng như nguồn số liệu còn hạn chế, cách thức tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm khá phức tạp nên khóa luận vẫn còn nhiều hạn chế khi chưa thể hoàn toàn đi sâu phân tích nhận xét

Một lần nữa, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cán bộ trực tiếp hướng dẫn, Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Tuyết Hoa cùng các chuyên viên tại Vụ kế hoạch của Bộ Công Thương đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập.

Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo hướng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w