3. Đánh giá rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phơng thức L/C tại các Ngân hàng thơng mại Việt Nam
3.1.1. Rủi ro do ngời mở L/C mất khả năng thanh toán
VCB luôn là ngời cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, điều này thể hiện thông qua tỷ lệ miễn ký quỹ khá cao mà ngân hàng áp dụng cho các khách hàng của mình. Thờng thì tỷ lệ miễn ký quỹ ở mức 80%-90%,
thậm chí với những khách hàng truyền thống có tình hình tài chính ổn định, ngân hàng miễn ký quỹ 100%. Đây là lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhng rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi nếu các khách hàng của VCB rơi vào tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ dẫn đến bị mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản. Khi đó ngân hàng sẽ phải gánh chịu hậu quả khó lờng và còn có ảnh hởng lâu dài đến hoạt động chung của ngân hàng. Những rủi ro này không chỉ xuất phát từ việc phát hành L/C nhập hàng trả chậm mà ngay cả việc phát hành L/C trả ngay bằng vốn tự có trong thực tế cũng dẫn đến rủi ro không nhỏ.
Trong vài năm trở lại đây, VCB đã chịu nhiều thiệt hại trong việc bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm cho một số doanh nghiệp mà sau đó các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán hoặc đang ở trong vòng tố tụng. Trong những trờng hợp này, nếu VCB đứng ra trả tiền thay cho các doanh nghiệp đó thì mức độ xảy ra rủi ro rất cao vì khả năng thu hồi đợc tiền là rất mỏng manh. Nhng theo quy định của L/C ngân hàng mở phải có trách nhiệm trả tiền cho ngời bán khi ngời mua mất khả năng thanh toán. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của mình và tuân thủ luật lệ quốc tế, VCB đã phải đứng ra trả tiền cho một số L/C quá hạn. Chẳng hạn nh đầu năm 1998, VCB đã phải cho vay bắt buộc đối với các doanh nghiệp gần 100 triệu USD để thanh toán các L/C đã quá hạn nhằm đảm bảo uy tín của ngân hàng trong TTQT. Tuy các khoản vay này đều có thế chấp bằng tài sản cố định của các doanh nghiệp, nhng lại làm giảm khả năng cung cấp tín dụng cho các dự án đầu t khác. Mặt khác, khả năng thu hồi vốn cho vay cha thực sự an toàn bởi tình hình tài chính - kinh doanh của các doanh nghiệp nợ quá hạn thanh toán L/C thờng không tốt.
Một số sự việc đã xảy ra với VCB trong thời gian qua nh trờng hợp của công ty Imexco, VCB mở L/C trả chậm cho họ. Nhng trong quá trình hoạt động kinh doanh, Imexco làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả, không thanh toán đợc cho ngân hàng khi đến hạn. Vừa qua VCB chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phải tiến hành đàm phán với công ty Kanematsu (Nhật) thanh toán dứt điểm 4 L/C trả chậm quá hạn phát sinh từ năm 1987 với tổng số tiền là 1199
triệu Yên (bao gồm: 703 triệu nợ gốc và 496 triệu nợ lãi), tơng đơng 11,2 triệu USD. Kết quả là VCB đã phải trả 75% nợ gốc với số tiền là 527 triệu Yên, tơng đơng 4,9 triệu USD. Đó là cha kể đến các vụ án kinh tế lớn có liên quan đến L/ C trả chậm do VCB phát hành nh vụ án Minh Phụng, Tamexco... đã làm tốn không biết bao nhiêu công sức của ngành toà án cũng nh công luận.
Bên cạnh đó, tình trạng một số doanh nghiệp do có khó khăn về tài chính nên không lo vốn đợc vốn để thanh toán khi các chứng từ phù hợp khá phổ biến. Họ thờng vin cớ do hàng cha về hoặc hàng đang có vấn đề chờ thơng lợng để cố tình trì hoãn thời hạn thanh toán. Điều này gây ra những khó khăn không nhỏ cho VCB vì nếu để chậm trễ, dẫn tới quá thời hạn thanh toán, các ngân hàng n- ớc ngoài sẽ phạt tiền VCB. Thiệt hại về tài chính tuy không đáng kể nhng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên sẽ bị ảnh hởng không nhỏ.
3.1.2. Rủi ro đạo đức
Thời gian qua do biến động của thị trờng giá cả, biến động của tỷ giá hối đoái, do ảnh hởng tồn kho của một số mặt hàng nh xi măng, phân bón, sắt, thép, đờng..., và do không tìm hiểu kỹ đối tác nên một số khách hàng đã không thanh toán đúng hạn, phần nào ảnh hởng đến uy tín của Ngân hàng.
Ngoài những nhân tố về thị trờng, sự cố tình vi phạm của khách hàng cũng dẫn đến rủi ro đáng lo ngại đối với ngân hàng. Trong quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng thơng mại hiện nay, bên cạnh những khách hàng biết giữ chữ tín với bạn hàng, có tinh thần hợp tác, tôn trọng cam kết với ngân hàng phục vụ mình đáng tiếc còn có một số khách hàng cha am hiểu về nghiệp vụ buôn bán ngoại thơng và thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh theo thời vụ, tính lợi trớc mắt. Họ thờng đa ra những đề nghị trái nguyên tắc và trái thông lệ quốc tế. Chẳng hạn nh có khách hàng yêu cầu VCB phát hành bảo lãnh nhận hàng và chấp nhận thanh toán kể cả khi chứng từ có sai sót, nhng khi có sai sót lại yêu cầu ngân hàng không thanh toán. Có trờng hợp khách hàng không chịu thanh toán phần còn lại của lô hàng để răn đe nhà cung cấp mặc dù công trình đã đợc nghiệm thu, bất chấp thông lệ quốc tế. Với những khách hàng nh thế Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn để giữ uy tín của mình.
Một số khách hàng nhập khẩu vì lợi ích riêng của doanh nghiệp đã bội ớc với ngân hàng, trây ỳ trong thanh toán. Hàng đã bán hết nhng không trả tiền cho ngân hàng mà mang tiền bán hàng sử dụng vào mục đích khác. Đến khi làm ăn thua lỗ lại không thực hiện đợc cam kết với ngân hàng. Đó là trờng hợp của công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Phơng, công ty Hng Thịnh Vũng Tàu...
Nh vậy, rủi ro đạo đức cũng là một loại rủi ro gây thiệt hại lớn đối với ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng th- ơng mại Việt Nam là các ngân hàng này cần phải thận trọng và khách quan hơn nữa trong việc đánh giá khách hàng của mình.
3.1.3. Rủi ro kỹ thuật
Rủi ro này thể hiện trong việc các doanh nghiệp Việt Nam khá khó khăn để lập đợc một bộ chứng từ hoàn hảo, hoặc các Ngân hàng thơng mại Việt Nam không hành động đúng theo UCP500 và các thông lệ tập quán quốc tế khác.
Rủi ro kỹ thuật từ phía khách hàng
Do những yêu cầu nghiêm ngặt của chứng từ trong thanh toán nên rất khó cho doanh nghiệp có thể lập đợc một bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với nội dung của L/C. Ví dụ nh các chứng từ xuất trình qua VCB thờng là mắc ít nhất một sai sót nào đó từ những sai sót đơn giản nh sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ, số lợng... đến những sai sót lớn nh thiếu loại chứng từ, chứng từ sai khác với L/C và không thống nhất với nhau, hay hối phiếu sai ngời bị ký phát... Những sai sót mà có thể sửa chữa đợc thì VCB đã báo ngay cho các đơn vị xuất khẩu để sửa chữa, bổ sung, nhng còn những sai sót không thể sửa chữa đợc mà ngời nhập khẩu bắt lỗi thì đem lại rủi ro không thanh toán. VCB đã gặp phải những bộ chứng từ xuất trình với các sai sót nh sau:
- Bộ chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lợng:
+ Bộ chứng từ thanh toán theo L/C số 0180123980 ILC 0025 thiếu một giấy chứng nhận xuất xứ và một giấy chứng nhận trọng lợng.
+ Bộ chứng từ thanh toán theo L/C số 025012398 ALC 0014 thiếu một bản vận đơn gốc, hai bản danh mục đóng hàng chi tiết so với quy định của L/C.
L/C số 018012396 ILC 0023, công ty may Hng Yên là ngời hởng lợi đáng lẽ phải ký phát cho Keore Exchange Bank, Seoul thì lại ký phát cho ngời yêu cầu mở là National Sundrives Import and Export Coporation.
- Sai sót trên hoá đơn thơng mại:
Ngoài những lỗi chính tả về tên, địa chỉ, ký hiệu, mã hiệu..., thiếu chữ ký trên hoá đơn, ngời xuất khẩu còn lập hoá đơn thơng mại với số tiền vợt quá số tiền của th tín dụng. Nếu đã vợt ra ngoài dung sai cho phép thì ngân hàng mở sẽ từ chối trả tiền. Trong trờng hợp này phải lập hai bộ chứng từ thanh toán: một bộ hối phiếu đòi tiền ngân hàng mở th tín dụng, một bộ hối phiếu đòi tiền ngời mua với số tiền vợt quá số tiền của th tín dụng cùng với một uỷ thác nhờ thu ngân hàng thu hộ tiền. Trên tờ hối phiếu nhờ thu này, ngời bán phải ghi câu: “Số tiền vợt quá chuyển sang nhờ thu”. Nếu nh ngời bán và ngân hàng không khẩn trơng, để quá thời hạn của L/C thì ngời bán sẽ bị thiệt và phần nào điều này cũng có ảnh hởng đến uy tín của ngân hàng.
Ngoài ra còn xảy ra nhiều sai sót không thể sửa chữa đợc thì phải chờ ý kiến của bên mua. Do eo hẹp về vốn, các doanh nghiệp xuất khẩu nớc ta thờng thanh toán theo L/C trả ngay. Nhng nhiều khi phải mất một vài tháng sau kể từ khi VCB đòi tiền đơn vị mới nhận đợc tiền. Bên nớc ngoài thờng mở L/C cho các nhà xuất khẩu nớc ta quy định họ chỉ thanh toán khi nhận đợc bộ chứng từ do vậy thời gian thanh toán bị kéo dài. Có ngân hàng chỉ thanh toán cho ta khi nhà nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ và đồng ý thanh toán. Trong những trờng hợp nh vậy, ngời bán chịu rủi ro lớn nhất nhng thực tế lại ảnh hởng rất nhiều đến uy tín của Ngân hàng Ngoại thơng với t cách là ngời cố vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Mất mát về uy tín là mất mát lớn nhất và sâu sắc nhất ảnh hởng tới vị thế của ngân hàng trong lòng thị trờng.
Về phía ngời mua, khi họ từ chối thanh toán không đúng với quy định của UCP500 cũng gây khó khăn cho ngân hàng. Đó là trờng hợp của công ty H- ng Thịnh Vũng Tàu, công ty Dịch vụ vật t nông nghiệp Phú Yên từ chối thanh toán nhng không chấp nhận trả lại chứng từ cho nớc ngoài. Điều 14 UCP500 quy định: “...Nếu ngân hàng mở không giữ chứng từ lại để ngời xuất trình định
đoạt hoặc không chuyển chứng từ lại cho ngời này thì ngân hàng sẽ mất quyền khiếu nại rằng chứng từ không phù hợp với các điều kiện của th tín dụng”. Bởi vậy trong trờng hợp này nếu VCB không giao đợc chứng từ cho ngời bán nguyên vẹn nh khi họ xuất trình thì có nghĩa là ngân hàng phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm do thực hiện không đúng những điều kiện và điều khoản của UCP500.
Những sai sót về kỹ thuật không chỉ xảy ra đối với bộ chứng từ của bên xuất khẩu là ngời Việt nam mà ngay cả đối tác xuất khẩu ngời nớc ngoài cũng có nhiều sai sót trong việc lập chứng từ gửi đến thanh toán tại ngân hàng. Chẳng hạn nh trong năm 2000, có tới 50% bộ chứng từ của ngời xuất khẩu nớc ngoài xuất trình theo L/C do Vietcombank mở có khác biệt. Trong số này, có nhiều tr- ờng hợp VCB phải từ chối thanh toán vì những sai phạm nghiêm trọng từ phía nớc ngoài, nh: chứng từ không đúng ngời ký phát, chứng từ vận tải không hoàn hảo, mô tả hàng hoá trong hoá đơn thơng mại không giống quy định của L/C... Việc từ chối thanh toán của VCB là đúng đắn nhng nhiều khi bên nớc ngoài lại không chấp nhận, dẫn đến sự tranh chấp không những gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng mà còn có ảnh hởng không tốt tới uy tín của VCB.
Rủi ro kỹ thuật từ phía ngân hàng
Mặc dù dày dạn trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và có một mạng lới đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, song VCB cũng khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thanh toán L/C. Đánh giá một cách khách quan thì đây là một trong các nhân tố làm con số nợ quá hạn L/C trở thành một mối lo cho toàn hệ thống.
Trong thời gian qua có một số cán bộ của VCB đã không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thanh toán của ngân hàng cũng nh thông lệ quốc tế. Một số chi nhánh có hiện tợng không tiến hành thẩm định đánh giá khách hàng một cách đầy đủ mà vẫn tiến hành bảo lãnh nhận hàng cho khách hàng vi phạm nguyên tắc thanh toán. Trong th yêu cầu phát hành bảo lãnh doanh nghiệp cam kết sẽ thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng, không từ chối, khiếu nại ngay cả khi chứng từ có sai sót. Ngân hàng đợc uỷ quyền ghi nợ tài khoản tiền gửi hoặc tài
khoản tiền vay của của doanh nghiệp để thanh toán giá trị lô hàng và các chi phí phát hành bảo lãnh. Nhng đến khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán với ngân hàng, tài khoản của doanh nghiệp cũng không đủ tiền thì ngân hàng lại phải thanh toán cho khách hàng. Nh vậy trong trờng hợp này, chỉ vì sai sót của một số ngời mà ngân hàng đã phải gánh chịu thiệt hại không đáng có.
Một thiếu sót đáng lu ý nữa là số cán bộ thanh toán cha tuân thủ nghiêm ngặt thông lệ quốc tế. Nh chúng ta đã biết, thanh toán tín dụng chứng từ đợc điều chỉnh bởi UCP500 và UCP 500 quy định tất cả các giao dịch chứng từ đều lấy chứng từ làm căn cứ duy nhất. Nhng có trờng hợp do khi nhận hàng về không đúng phẩm chất khách hàng lại yêu cầu ngân hàng tìm lỗi trong chứng từ để từ chối thanh toán. Để giữ vững uy tín cho ngân hàng và củng cố vị thế trên trờng quốc tế, các ngân hàng cần có những biện pháp dẹp bỏ hiện tợng “bới lông tìm vết này”. Việc không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thanh toán của ngân hàng cũng nh UCP500 rất dễ dẫn đến khách hàng cơ hội lợi dụng lần sau và ảnh hởng tới mối quan hệ với ngân hàng bạn.
3.1.4. Rủi ro ngoại hối
Hiện nay thờng xảy ra tình trạng những L/C đợc miễn giảm ký quỹ, khi nớc ngoài đòi tiền, đơn vị đã chấp nhận thanh toán nhng ngân hàng không có đủ ngoại tệ để bán cho họ. Do đó, nhiều khi đến ngày thứ bảy sau khi nhận chứng từ, ngân hàng phải cố tìm ra một lỗi nào đó dù rất nhỏ để trì hoãn thanh toán. Điều này làm cho quan hệ giữa ngân hàng với các ngân hàng bạn bị ảnh hởng, trong khi hàng hoá đến nơi lại phải lu kho bãi. Trờng hợp xảy ra gần đây nhất là trờng hợp đối với Petrolimex Hà Nội. Trong quá trình thanh toán, VCB đã cố gắng cung cấp ngoại tệ để thanh toán các L/C đến hạn. Tuy nhiên có một vài tr- ờng hợp khi đến hạn thanh toán, ngân hàng đã không thể thanh toán đợc nh kế hoạch vì khi đó Petrolimex Hà Nội không kịp chuẩn bị tiền VND hoặc ngân hàng cha có đủ ngoại tệ để bán. Kết quả chúng ta đã bị ngân hàng nớc ngoài phạt. Petrolimex Hà Nội khi đó không những không quan tâm mà còn đổ lỗi cho ngân hàng vì không chuẩn bị đủ ngoại tệ để bán cho họ. Nh vậy,
Vietcombank vừa bị mang tiếng với ngân hàng nớc ngoài vừa có trục trặc trong quan hệ với khách hàng.
3.1.5. Rủi ro chính trị
Hoạt động trong một nền kinh tế còn cha ổn định cho nên hệ thống Luật pháp quốc gia còn thiếu sự nhất quán giữa các quy định đợc ban hành. Chính sự khập khiễng này đã làm sứt mẻ các quan hệ trong nền kinh tế dù các bên đã cố gắng thực hiện trách nhiệm của mình. Ví dụ trờng hợp một công ty nhập khẩu đến VCB xin mở một L/C cho ngời hởng lợi nớc ngoài. Sau khi xem xét đơn yêu cầu