Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 31 - 33)

Theo tính toán của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, chi phí nguyên liệu gỗ nhập khẩu chiếm khoảng hơn 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn bị ảnh hướng lớn bởi vấn đề tỷ giá vì hoạt động nhập khẩu nguyên liệu gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ đều phải sự dụng ngoại tệ. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện tại chi phí vốn sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là khá cao so với các nước trong khu vực, trong đó lãi xuất vay vốn khá cao, khoảng 15-17%/năm.

Là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và lao động chưa qua đào tạo, với khoảng 250.000 lao động nhưng chỉ tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD cho thấy hiệu quả sản xuất vẫn còn hạn chế. Tính toán sơ bộ cho thấy, hiện nay ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu

khoảng 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung quốc là 16.000 USD/công nhân/năm, tại Malaysia là 17.500 USD/công nhân/năm, tại Đức khoảng 70.000 USD/công nhân/ năm.

Theo kết quả khảo sát tổng thể công nghiệp chế biến gỗ tỉnh ĐakLak, không có liên hệ rõ ràng giữa quy mô vốn đầu tư nói chung, đầu tư vào tài sản cố định nói riêng với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, ít đầu tư vào tài sản cố định (không quá 2 tỷ) đa số có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp. Thực tế nhiều doanh nghiệp tư nhân và cơ sở sản xuất có hệ thống báo cáo kế toán, thống kê rất kém.

Có sự khác biệt lớn về hiệu quả kinh doanh của các cơ sở đầu tư tài sản cố định vừa phải từ 2-5 tỷ đồng – có doanh nghiệp lãi gần 20% trên vốn chủ sở hữu, cũng có doanh nghiệp báo cáo mức lỗ trên 20%. Các doanh nghiệp này đều thuộc nhóm sản xuất đồ gỗ và các sản phẩm khác, có mức đầu tư khá vào nhà xưởng và máy móc thiết bị (từ 1-3 tỷ đồng). Xem xét thêm về năng suất lao động cũng không thấy có sự khác biệt đáng kể ở nhóm các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào máy móc thiết bị so với các doanh nghiệp ít đầu tư vào máy móc thiết bị. Nguyên nhân có thể là do một số doanh nghiệp có thiết bị đã cũ, lạc hậu, không được đầu tư nâng cấp, và/hoặc thiếu nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp nhỏ ít đầu tư vào máy móc thiết bị có năng suất lao động thấp hơn, nhưng đa số đều có lãi nhờ linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh, và tận dụng được nguồn lao động rẻ.

Qua phân tích hiện trạng phát triển công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm gỗ cho thấy, hiện các doanh nghiệp FDI và một số ít doanh nghiệp trong nước là lực lượng chính tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó, chỉ với khoảng hơn 400 doanh nghiệp FDI đã tạo ra khoảng hơn 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ sản xuất theo đơn đặt

hàng của khách hàng nước ngoài (gia công cho người nước ngoài). Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện tại, hiệu quả của ngành chế biến gỗ chưa cao.

Theo báo cáo tại Kỳ họp Quốc hội tháng 11/2010, hiện tại khoảng 99% số doanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó khoảng 60% doanh nghiệp khai lỗ. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp FDI có công ty mẹ tại nước ngoài và có thể họ đã cố tình chuyển giá để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế hiệu quả hơn để quản lý các doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 31 - 33)