Xuất khẩu dăm gỗ

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 46 - 50)

Như đã nêu, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ năm 2009 đạt 237,8 triệu USD. Như vậy, với giá xuất khẩu khoảng 100 USD/tấn dăm khô thì năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,3 triệu tấn dăm khô, tương đương khoảng 4,5 triệu m3 gỗ tròn (rừng trồng và cây phân tán).

Vì vậy, với năng lực sản xuất dăm gỗ hiện tại đạt khoảng 6,3 triệu m3 gỗ tròn/năm (tương đương 3,15 triệu tấn dăm khô/năm), nếu không có biện pháp hạn chế xuất khẩu dăm gỗ, dự báo đến năm 2020 Việt Nam có thể xuất khẩu vượt 5 triệu tấn dăm khô/năm (tức vượt 10 triệu m3 gỗ tròn/năm).

Với cách tính đơn giản trên, đến năm 2020 tổng nhu cầu nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất gỗ xẻ, ván nhân tạo và dăm gỗ (chưa bao gồm nhu cầu bột giấy, gỗ trụ nhỏ) đạt hơn 30 triệu m3 gỗ tròn các loại. Số liệu ước tính này vượt xa ước tính tại dự thảo Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (Tổng nhu cầu gỗ công nghiệp (gỗ lớn) bao gồm tất cả các sản phẩm gỗ tinh chế và gỗ nhỏ cho ván dăm, MDF và dăm gỗ và cả nhu cầu bột giấy, gỗ trụ nhỏ, theo phương án cao cũng chỉ khoảng 24,8 triệu m3).

Với tốc độ trồng rừng hiện tại, cùng với nguy cơ cạnh tranh giữa trồng nguyên liệu gỗ với việc trồng các loại cây trồng khác thì nguồn gỗ rừng trồng khó có khả năng đáp ứng đủ các nhu cầu trên.

Vì vậy, cần cân nhắc các phương án phát triển công nghiệp chế biến gỗ, trong đó cần tính đến khả năng hạn chế xuất khẩu dăm gỗ trên cơ sở không gây tác động tiêu cực đến các nhà máy băm dăm hiện tại và vấn đề tiêu thụ gỗ rừng trồng.

1.2.2. Dự báo thị trường nội địa và thị trường thế giới

Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á, với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 6-8% như hiện nay, nhu cầu trong nước về gỗ hàng năm tăng từ 6-11%. Với tổng nhu cầu nguyên liệu gỗ hàng năm (giai đoạn 2010-2015) khoảng 15 triệu m3, trước mắt Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ với khối lượng giảm dần đến năm 2020 cùng với sự đóng góp của nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên trong nước được khai thác và quản lý bền vững.

Do có sự khác nhau về mức sống, tập quán sử dụng giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng cũng như nhu cầu khác nhau giữa thị trường trong nước và thế giới nên chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng hơn, bao gồm cả xu hướng sử dụng nguyên liệu. Gỗ rừng trồng sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng, cùng với việc áp dụng công nghệ chế biến phù hợp hơn, để góp phần thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang chịu ảnh hưởng của những yêu cầu mới của thị trường thế giới về chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ. Ván nhân tạo sẽ được sử dụng nhiều hơn từ nay đến năm 2025 với tổng nhu cầu khoảng gần 3 triệu m3.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục được mở rộng so với khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ như hiện nay, trong đó vẫn tập trung duy trì chủ yếu tại các thị trường chính chiếm tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu cao như Hoa Kỳ (năm 2008 chiếm 38%, năm 2009 chiếm 42%), EU (năm 2008 chiếm 27,2%, năm 2009

chiếm 20%) và Nhật Bản (năm 2008 chiếm 13,24%, năm 2009 chiếm 14%). Xu hướng trong những năm tiếp theo sẽ là tiếp cận với người tiêu dùng cả về gián tiếp và trực tiếp thông qua các hệ thống phân phối hoàn thiện và ổn định hơn. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng, thâm nhập thị trường và đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.

Sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đều thuộc nhóm HS 94: đồ gỗ nội thất và phụ kiện (76 %), ghế và phụ kiện (14%), đèn và phụ kiện (2%)... Với những hạn chế về mẫu mã sản phẩm, chủ yếu phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ nước ngoài, không chủ động về nguyên liệu…, sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với các nước như Trung quốc và các nước Đông Nam Á gồm Indonexia, Malayxia, Thái Lan và Philippines.

1.2.3. Dự báo về khoa học công nghệ

1.2.3.1. Xu hướng phát triển công nghệ chế biến gỗ trên thế giới

- Công nghệ tạo ra các vật liệu composite từ nguyên liệu gỗ, lâm sản ngoài gỗ và thứ phế liệu dạng sơ sợi trong sản xuất nông lâm nghiệp làm gia tăng giá trị và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.

- Công nghệ xử lý, biến tính gỗ để khắc phục nhược điểm gỗ, giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao khả năng sử dụng gỗ.

- Công nghệ chế biến hóa học gỗ tạo các sản phẩm có giá trị cao: Than hoạt tính, phân bón, vải ...

- Cơ giới hóa và tự động hóa cao trong các khâu của công nghệ chế biến gỗ nhằm tiết kiệm lao động.

- Phát triển công nghiệp phụ trợ cho chế biến gỗ: Keo dán, chất phủ, chất nhuộm, đinh vít....

- Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản gỗ sạch, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chế biến lâm sản

1.2.3.2. Xu hướng phát triển công nghệ chế biến gỗ Việt Nam

Với thực trạng ngành chế bến gỗ Việt Nam hiện nay và xu hướng của thị trường lâm sản trong tương lai ta có thể dự báo xu hướng phát triển công nghệ của Việt Nam như sau:

- Bên cạnh việc hình thành các doanh nghiệp mới với trang thiết bị mới, hiện đại, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ phải thường xuyên duy tu nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện tại và trong tương lai. Trang thiết bị, công nghệ chế biến trong tương lai sẽ được tăng cường cơ giới hóa, tự động hóa để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm cường độ lao động của công nhân, giảm sự phụ thuộc nguồn lao động trong chế biến gỗ.

- Nhanh chóng tiếp thu và áp dụng vào sản xuất các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ chế biến gỗ như công nghệ tạo vật liệu mới, công nghệ xử lý gỗ, công nghệ sử dụng các phế liệu dạng sơ sợi trong sản xuất nông lâm nghiệp

- Các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ từng bước làm chủ thương hiệu, chủ động trong thiết kế để tạo các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, giá trị ngày càng tăng, mẫu mã đẹp. Sản phẩm giá trị gia tăng đang được chú trọng phát triển cả về giá trị và sản lượng. Phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển công nghệ và giá trị xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w