CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 4.1 Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 64 - 68)

4.1. Giải pháp về chính sách

Xây dựng, bổ sung hệ thống chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến lâm sản phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, với các nội dung chủ yếu sau:

- Rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy và các chính sách hiện có từ trung ương đến các địa phương, liên quan ngành chế biến lâm sản; Phân tích, đánh

giá tác động chủ yếu của hệ thống chính sách hiện tại đối với ngành chế biến lâm sản; Đề xuất các khung chính sách cần sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới;

- Tuyên truyền, chỉ đạo tổ chức tốt các chính sách hiện có, đề xuất xây dựng mới các chính sách sau:

+ Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến gỗ.

+ Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ.

4.2. Giải pháp về tổ chức

4.2.1. Về quản lý nhà nước

- Triển khai thực hiện công tác quản lý Quy hoạch sau khi được phê duyệt. - Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chế biến gỗ, thực hiện các chức năng quy hoạch, định hướng, giám sát, kiểm tra và hướng dẫn, tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi cho phép các doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao (chế biến sâu), đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

- Giai đoạn 2015-2020, công nghiệp chế biến gỗ dần được cơ cấu lại, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn hơn. Để thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong mô hình phát triển mới, cần kiện toàn và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chế biến lâm sản từ trung ương đến địa phương.

- Củng cố và nâng cao năng lực Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thực hiện vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ trong công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, nghiên cứu chiến lược sản phẩm, chính sách phát triển, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh đồ gỗ,

ngoài gỗ và làm cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ, với các Tổ chức liên quan hỗ trợ ngành lâm nghiệp.

4.1.2. Về tổ chức sản xuất và kinh doanh

Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở chế biến gỗ theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá, đa dạng hoá sản phẩm bằng các công cụ chính sách điều tiết của nhà nước để thúc đẩy các cơ sở sản xuất nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau và với các doanh nghiệp lớn đáp ứng các đơn hàng với khối lượng lớn.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ gắn với định hướng chuyển dịch vốn đầu tư mới (bằng các chính sách thu hút đầu tư) vào các vùng hiện chưa phát triển công nghiệp chế biến nhưng có tiềm năng về nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, có nguồn nhân lực và hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện, có cảng biển.

4.3. Giải pháp khoa học và công nghệ

- Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, không ô nhiễm môi trường. Đồng thời tăng cường giới thiệu, cập nhật thông tin về các thiết bị công nghệ mới, giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị phù hợp phục vụ cho sản xuất.

- Xây dựng và phát triển chương trình hỗ trợ và chuyển giao công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, công nghệ chế biến gỗ.

- Hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực các Trung tâm nghiên cứu, thiết kế sản phẩm gỗ bằng kinh phí khoa học công nghệ của Nhà nước.

4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đào tạo tại chỗ, gắn đào tạo với sử dụng lao động để nâng cao tay nghề cho công nhân và cán bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch đánh giá nhu cầu đào tạo ngành chế biến gỗ đối với cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng cho yêu cầu phát triển ngành chế biến gỗ. Xây dựng định hướng phát triển và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển ngành chế biến gỗ.

- Khuyến khích và tạo điều kiện phát huy nguồn lực của các cơ sở sản xuất, tích cực tranh thủ các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo để tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp chế biến gỗ.

- Lồng ghép hỗ trợ tăng cường đào tạo tay nghề công nhân chế biến gỗ. Thường xuyên tổ chức tham quan trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường, công nghệ mới.

4.5. Giải pháp về môi trường

Sau năm 2015, việc xây dựng mới các cơ sở chế biến gỗ phải gắn với quy hoạch chi tiết đến cấp xã, phường, quận, huyện, trong đó quy định bắt buộc phải đánh giá tác động môi trường và có đề xuất giải pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

Xây dựng và thực hiện nhất quán chính sách khuyến khích các cơ sở chế biến gỗ đang hoạt động di dời, đầu tư vào Khu, Cụm công nghiệp theo quy hoạch. Ban hành các quy định chặt chẽ về quản lý môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ.

thải, bảo vệ môi trường theo pháp luật hiện hành, tạo nên sự cạnh tranh công bằng trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 64 - 68)