Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 50 - 51)

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM

2.1.Quan điểm phát triển

1. Thị trường và dự báo nhu cầu thị trường phải được coi là căn cứ để xác định mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến, đồng thời là động lực để từng bước đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị phù hợp, tiên tiến gắn với khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu và công tác quản lý, sử dụng rừng bền vững.

2. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ theo hướng đầu tư chiều sâu, chuyển hướng sử dụng nguyên liệu từ rừng tự nhiên sang rừng trồng, từng bước đổi mới công nghệ thiết bị nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ, giảm khối lượng gỗ phế thải trên cơ sở chế biến tổng hợp, bao gồm sản xuất ván nhân tạo.

Thúc đẩy đầu tư các sản phẩm và khu vực có lợi thế cạnh tranh, không dàn trải nguồn lực để tăng hiệu quả đầu tư.

3. Cơ cấu sản phẩm gỗ phải được đặt trong tổng thể Quy hoạch cấp quốc gia trên cơ sở đảm bảo hai mục tiêu cơ bản là nâng cao khả năng cạnh tranh và duy trì tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến gỗ dựa vào sự năng động, lấy công nghệ là nền tảng căn bản để phát triển và phải hoàn thiện mối quan hệ sản xuất với các ngành công nghiệp khác.

Quy hoạch chi tiết giữa các địa phương phải đảm bảo tránh phát triển tràn lan cùng một mô hình giống nhau giữa các vùng để đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của Quy hoạch và phát triển công nghiệp chế biến gỗ.

4. Từng bước hạn chế tiến tới không đầu tư mới các cơ sở băm dăm gỗ, đồng thời khuyến khích thúc đẩy phát triển sản xuất ván nhân tạo làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 50 - 51)