Khó khăn, thách thức chủ yếu

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 39 - 43)

(1) Chất lượng tăng trưởng thấp:

Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam (chủ yếu dựa vào xuất khẩu) phát sinh không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ trong sản xuất, mà chủ yếu là gia

công và phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế và có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng.

(2) Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, sức cạnh tranh yếu:

- Số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân chế biến gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của ngành, hiện còn thiếu nhiều kỹ năng, trong đó chưa biết hoặc chưa được đào tạo về khả năng tận dụng thời gian thao tác, đứng máy, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu gỗ.

Phần lớn doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô nhỏ và vừa với những tồn tại những cơ bản như: Ít vốn, hạn chế về năng lực huy động vốn nên ít có khả năng đáp ứng đơn hàng lớn; Phát triển từ mô hình sản xuất nhỏ kiểu hộ gia đình, Hợp tác xã/Tổ hợp tác và phần lớn có công nghệ thiết bị lạc hậu (Tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu, nặng lượng); Thiếu tầm nhìn dài hạn do khó khăn về vốn, công nghệ và khả năng quản lý hạn chế; Khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, phần lớn sản xuất theo đơn đặt hàng; Hạn chế về năng lực xúc tiến thương mại; Các doanh nghiệp chưa chủ động liên kết với nhau để có thể đáp ứng các đơn hàng với khối lượng lớn và chưa thật sự chia sẻ thông tin trong khai thác thị trường; Trong điều kiện Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó khăn trong việc cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất; Thiếu lao động được đạo tạo; Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu cung ứng nguyên liệu và thực hiện hầu hết các công đoạn của quá trình chế biến, chưa có sự chuyên môn hóa.

- Chỉ với khoảng hơn 400 doanh nghiệp FDI có quy mô lớn đã tạo ra kim ngạch xuất khẩu chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

khả năng đầu tư công nghệ, thiết bị tương đối tiên tiến. Còn lại, phần lớn các cơ sở chế biến gỗ có công nghệ, thiết bị còn lạc hậu, chưa đầu tư đúng mức đối với công đoạn sấy gỗ và hoàn thiện bề mặt sản phẩm; tỷ lệ tận dụng gỗ còn thấp trong khi nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp buộc phải thực hiện hợp đồng theo giá đã thoả thuận để giữ uy tín và giữ thị phần.

- Công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng nhu cầu, phần lớn nguyên phụ liệu được nhập khẩu.

- Bị động về nguồn nguyên liệu gỗ, hiện nay Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 70-80%, với tỷ lệ tăng giá từ 10-20% / năm. Trong khi, việc phát triển các nhà máy băm dăm mảnh gỗ xuất khẩu đã vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều triển vọng về thị trường, nhưng cũng không ít khó khăn. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước đã và đang bị cắt giảm, như: hỗ trợ tín dụng đầu tư, thưởng kim ngạch xuất khẩu, các chính sách trợ cước, trợ giá… Trong khi đó, các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), yêu cầu chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ… buộc các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thích nghi.

Chứng nhận FSC-CoC đang trở thành áp lực từ phía người tiêu dùng tại các thị trường có trách nhiệm cao về xã hội, môi trường. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng.

Thời gian gần đây, số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam được cấp chứng chỉ CoC tăng nhanh chóng. Đến đầu tháng 11/2010, đã có 232 doanh nghiệp được Hội đồng quản trị rừng thế giới cấp chứng chỉ CoC, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ nhất Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp có chứng chỉ CoC.

- Chưa xây dựng được thương hiệu “Gỗ Việt”, khoảng hơn 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải bán qua các thị trường trung gian và còn bị động, phụ thuộc vào các kênh phân phối này.

- Thị trường trong nước chưa được quan tâm, khai thác, hiện được đánh giá là không nhiều tiềm năng cho công nghiệp chế biến gỗ nhưng thực tế cho thấy, mức sống của người dân Việt Nam đang được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ chất lượng cao cũng dần gia tăng. Hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm gỗ của Đài loan, Trung quốc và một số nước EU xâm nhập thị trường Việt Nam với chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Phần thứ ba

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 39 - 43)