Định hướng quy mô và công nghệ chế biến

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 55 - 58)

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM

2.4.5. Định hướng quy mô và công nghệ chế biến

Từ nay đến năm 2015, tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống cơ sở chế biến gỗ quy mô vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp chế biến gỗ quy mô lớn sau năm 2015 thông qua các giải pháp về tổ chức sản xuất và điều hành vĩ mô của nhà nước.

Xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp chế biến gỗ ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế. Bên cạnh việc đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống, góp phần đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng.

Để đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội, các nhà máy sản xuất ván nhân tạo mới xây dựng cần xác định quy mô hiệu quả gắn với khả năng cung ứng nguyên liệu trên cơ sở đảm bảo thuận lợi về giao thông, điện, nước. Bố trí hợp lý các nhà máy theo các vùng, tiểu vùng, trong đó, ưu tiên xây dựng các nhà máy ở miền núi có đủ nguyên liệu để góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn miền núi, phát triển dân trí, tạo công ăn việc làm cho người dân và phát triển các dịch vụ hỗ trợ.

Cùng với việc nâng cấp và tái cơ cấu hệ thống cơ sở chế biến gỗ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dây chuyền tinh chế với công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ tay nghề công nhân để đủ khả năng sản xuất các mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hình thành cụm, điểm chế biến gỗ, có quy mô thích hợp để liên doanh liên kết cùng sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.

Các cơ sở chế biến nói trên sẽ trở thành các trung tâm vừa sản xuất chế biến tổng hợp tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, vừa sản xuất các phụ kiện khác cho các cơ sở sản xuất trong vùng. Các trung tâm chế biến gỗ vừa là cơ sở sản xuất đồng thời cũng là nơi đào tạo công nhân, cán bộ quản lý cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Định hướng sử dụng công nghệ tiên tiến kết hợp công nghệ thích hợp, công nghệ sạch như sau:

- Công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm. - Công nghệ tạo sản phẩm mới.

- Công nghệ sản xuất keo dán và chất phủ mặt đáp ứng yêu cầu môi trường. - Áp dụng các công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất đồ gỗ, ván nhân tạo.

- Công nghệ xử lý nguyên liệu gỗ, đặc biệt xử lý gỗ rừng trồng để nâng cao chất lượng sản phẩm: từng bước nghiên cứu, ứng dụng công nghệ biến tính, nano, enzim, sấy, bảo quản.

- Cộng nghệ sử dụng phế, thứ liệu nông lâm nghiệp, chất thải để làm nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ.

Việc sử dụng thiết bị cần đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, phù hợp với công nghệ lựa chọn, sử dụng thiết bị ít gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Cụ thể, định hướng phát triển một số loại thiết bị như sau:

- Các loại thiết bị xử lý nguyên liệu.

- Các loại thiết bị sản xuất đồ mộc: ưu tiên các thiết bị PLC, CNC.

- Các thiết bị sản xuất ván ghép thanh, ván MDF, ván dán, ván dăm: theo công nghệ mới, ít ô nhiễm...

- Các thiết bị sản xuất phụ kiện sử dụng trong sản xuất đồ mộc. Cụ thể, giai đoạn 2010-2015 sử dụng nhóm các thiết bị sau:

+ Thiết bị ghép nối nguyên liệu gỗ (Ứng dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng các loại keo gỗ sẽ giúp việc nối dài, nối rộng quy cách gỗ theo yêu cầu, tiết kiệm gỗ);

+ Máy định hình: Được sử dụng để thay thế một phần việc định hình sản phẩm bằng công cụ thủ công, máy định hình giúp tạo sản phẩm đồng đều, chất lượng cao một cách nhanh chóng.

+ Máy bào: Sử dụng máy bào 4 mặt, vừa có hiệu quả cao, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều.

+ Thiết bị sơn: Sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện kết hợp băng chuyền sấy sơn vừa nhanh gọn, đảm bảo chất lượng đồng đều và tiết kiệm sơn.

+ Thiết bị bảo quản phôi gỗ: Sử dụng thiết bị tẩm sấy bằng phương pháp áp lực chân không, gỗ sẽ được thẩm thấu thuốc bảo quản tốt hơn, sẽ có chất lượng đồng đều, không bị cong vênh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Hệ thống hút bụi, mùn cưa: Các xưởng sản xuất cần có hệ thống hút bụi, mùn cưa để đảm bảo môi trường và phòng chống cháy nổ.

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w