ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ QUY HOẠCH 6 1 Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 68 - 69)

6. 1. Hiệu quả kinh tế

Việc triển khai thực hiện thành công Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 sẽ góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triến lâm nghiệp Việt Nam với nhiệm vụ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường) từ 4 đến 5%/năm, phấn đấu đến năm 2020, GDP của ngành lâm nghiệp đạt khoảng 2 - 3% GDP quốc gia.

Đến năm 2025, giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 8 tỷ USD, trong đó, khối lượng nguyên liệu gỗ nhập khẩu giảm, tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu gỗ trong nước, gắn với sản xuất ván nhân tạo.

6.2. Hiệu quản xã hội

- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp, công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ.

- Thực hiện hiệu quả Quy hoạch sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động, đến 2015: khoảng 350.000 lao động, đến 2025 khoảng 400.000 lao động.

- Tham gia quá trình sản xuất công nghiệp sẽ góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến trình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội quốc gia.

6.3. Hiệu quả môi trường

Quá trình phát triển công nghiệp chế biến gỗ được kiểm soát theo Quy hoạch sẽ góp phần giảm phát thải nguồn gây ô nhiễm bừa bãi.

Thực hiện việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm đến các khu, cụm công nghiệp chế biến tập trung sẽ đảm bảo thuận lợi cho việc thu gom, xử lý chất thải gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w