Quy hoạch tổng thể

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 58 - 64)

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM

2.5.1. Quy hoạch tổng thể

Căn cứ hiện trạng, trên cơ sở dự báo, quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng, tiểu vùng, Quy hoạch tổng thể, tập trung phát triển công nghiệp chế biến gỗ gắn với quy hoạch tổng thể ngành lâm nghiệp như sau:

Đồng bằng Bắc bộ: Hình thành tam giác phát triển công nghiệp chế biến gỗ Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh, trên cơ sở thúc đẩy đầu tư mở rộng các cơ sở chế biến hiện có và xây dựng mới các nhà máy chế biến gỗ. Khu vực này có lợi thế về cảng biển, hệ thông giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi và gần các tỉnh Đông Bắc, Trung du miền núi phía Bắc, nơi có tiềm năng về nguyên liệu gỗ rừng trồng.

Khu vực Đông Nam Bộ: Củng cố mạng lưới cơ sở chế biến gỗ hiện có tại các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, đồng thời khuyến khích hình thành các hệ thống chế biến theo hướng chuyên môn hóa cao.

Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng, Quảng Nam: Nâng cấp công nghệ và thiết bị trong sản xuất đồ mộc xuất khẩu và phát triển sản xuất ván nhân tạo.

Vùng Tây Nguyên: Hình thành các khu công nghiệp chế biến gỗ, gắn với sản xuất gỗ lớn.

Việc thành lập mới các doanh nghiệp chế biến gỗ được thực hiện theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, các địa phương cần căn cứ Quy hoạch tổng thể, cân đối khả năng đáp ứng nguyên liệu, phân bố mạng lưới và nhu cầu thị trường để quy hoạch chi tiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề xuất bổ sung các quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế biến gỗ vì đây là ngành sản xuất liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường toàn cầu.

Với số lượng và công suất của các nhà máy sản xuất dăm mảnh hiện tại vượt quá khả năng cung ứng nguyên liệu, cần thực hiện định hướng giảm dần xuất khẩu dăm gỗ theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Trước mắt, không xây dựng mới các nhà máy sản xuất dăm mảnh xuất khẩu.

Sản xuất ván nhân tạo là lĩnh vực đặc biệt trong công nghiệp chế biến gỗ. Cần có quy hoạch tổng thể tổng công suất theo vùng, tiểu vùng gắn với quy hoạch rừng trồng nguyên liệu để đảm bảo hiệu quả đầu tư chung.

Trên cơ sở tính toán của các chuyên gia và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, dự kiến quy hoạch tổng thể công nghiệp sản xuất ván nhân tạo (bao gồm ván dăm và ván sợi) như sau:

- Giai đoạn 2010-2015: Tổng công suất ván dăm: 100.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 750.000 m3 sản phẩm/năm.

- Giai đoạn 2015-2025: Tổng công suất ván dăm: 300.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 1.350.000 m3 sản phẩm/năm.

Dự kiến Quy hoạch tổng công suất sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo như sau: Giai đoạn 2010-2015: 245.000 m3 sản phẩm/năm; Giai đoạn 2015-2025: 360.000 m3 sản phẩm/năm.

2.5.2. Quy hoạch theo vùng

2.5.2.1. Tiểu vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình):

Vùng này có hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ và điều hoà nguồn nước cho các công trình thuỷ điện và cung cấp nước cho nhu cầu phát triển dân sinh cũng như bảo vệ an toàn vùng hạ lưu, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ sử dụng gỗ rừng trồng, bao gồm các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, cơ sở chế biến quy mô nhỏ và vừa.

Giai đoạn 2010-2015: Quy hoạch tổng công suất ván dăm 20.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 60.000 m3 sản phẩm/năm.

Giai đoạn 2015-2025: Quy hoạch tổng công suất ván dăm 50.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 150.000 m3 sản phẩm/năm.

(2) Tiểu vùng Đông Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh)

Xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng cơ bản nhu cầu giấy, dăm, trụ mỏ và đồ mộc trên cơ sở thâm canh 1,5 triệu ha rừng sản xuất (bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng).

Xây dựng cụm công nghiệp chế biến - thương mại lâm sản cho miền Bắc trong khu tam giác phát triển Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh và các vùng phụ cận. Phát triển các làng nghề chế biến lâm sản.

Giai đoạn 2010-2015: Quy hoạch tổng công suất ván dăm 47.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 110.000 m3 sản phẩm/năm.

Giai đoạn 2015-2025: Quy hoạch tổng công suất ván dăm 50.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 160.000 m3 sản phẩm/năm.

(3) Vùng đồng bằng Bắc Bộ: (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình)

Đổi mới công nghệ và tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến và các làng nghề truyền thống sản xuất đồ mộc.

Quy hoạch các khu công nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ, trong đó bao gồm sản xuất sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo phụ vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh và Hải Dương là khu vực sản xuất sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo. Quy hoạch tổng công suất sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo như sau:

- Giai đoạn 2010-2015: Hà Nội (25.000 m3 sản phẩm/năm); Hải Phòng (25.000 m3 sản phẩm/năm); Hải Dương (10.000 m3 sản phẩm/năm).

- Giai đoạn 2015-2025: Hà Nội (40.000 m3 sản phẩm/năm); Hải Phòng (40.000 m3 sản phẩm/năm); Hải Dương (20.000 m3 sản phẩm/năm).

(4) Vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế):

Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu gỗ gắn với công nghiệp chế biến để hình thành các vùng công nghiệp chế biến gỗ của các địa phương trên cơ sở tiềm năng và thị trường. Đẩy mạnh sản xuất đồ mộc và phát triển các làng nghề.

Giai đoạn 2010-2015: Quy hoạch tổng công suất ván dăm 30.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 75.000 m3 sản phẩm/năm.

Giai đoạn 2015-2025: Quy hoạch tổng công suất ván dăm 50.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 125.000 m3 sản phẩm/năm.

Quy hoạch tổng công suất sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo như sau: Giai đoạn 2010-2015: 25.000 m3 sản phẩm/năm; Giai đoạn 2015-2025: 40.000 m3 sản phẩm/ năm. (Định hướng quy hoạch chi tiết tại Phụ lục xxxx).

(5) Vùng duyên hải – Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận):

Xây dựng vùng trọng điểm trồng rừng gỗ nguyên liệu công nghiệp gắn với khu chế biến xuất khẩu tập trung trọng điểm từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng. Nâng cấp công nghệ và thiết bị trong chế biến đồ mộc xuất khẩu, ván nhân tạo;

Giai đoạn 2010-2015: Không xây dựng các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, chuẩn bị xây dựng rừng nguyên liệu cho giai đoạn sau.

Giai đoạn 2015-2025: Quy hoạch tổng công suất ván dăm 50.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 125.000 m3 sản phẩm/năm.

Quy hoạch tổng công suất sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo như sau: Giai đoạn 2010-2015: 10.000 m3 sản phẩm/năm, sử dụng ván nhân tạo các nhà máy tại Tây Nguyên; Giai đoạn 2015-2025: 40.000 m3 sản phẩm/năm. (Định hướng quy hoạch chi tiết tại Phụ lục xxxx).

(6) Vùng Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng):

Hình thành các khu rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn và các cụm công nghiệp chế biến lâm sản tại Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Pleiku, An Khê, Kon Tum…

Giai đoạn 2010-2015: Không xây dựng thêm Nhà máy sản xuất ván dăm; Quy hoạch tổng công suất ván sợi 155.000 m3 sản phẩm/năm.

Giai đoạn 2015-2025: Quy hoạch tổng công suất ván dăm 20.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 210.000 m3 sản phẩm/năm.

(7) Vùng Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu):

Đẩy mạnh chế biến lâm sản trong vùng và trồng rừng thâm canh cung cấp một phần nguyên liệu cho cụm công nghiệp chế biến xuất khẩu thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Bình Dương - Vũng Tàu.

Giai đoạn 2010-2015: Không xây dựng Nhà máy sản xuất ván dăm; Quy hoạch tổng công suất ván sợi 300.000 – 450.00 m3 sản phẩm/năm.

Giai đoạn 2015-2025: Quy hoạch tổng công suất ván dăm 30.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 480.000 m3 sản phẩm/năm.

Quy hoạch tổng công suất sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo như sau: Giai đoạn 2010-2015: 150.000 m3 sản phẩm/năm; Giai đoạn 2015-2025: 450.000 m3 sản phẩm/năm. (Định hướng quy hoạch chi tiết tại Phụ lục xxxx).

(8) Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau)

Xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản có quy mô thích hợp, ưu tiên nghiên cứu sử dụng nguyên liệu đước, tràm, bạch đàn... để sản xuất ván nhân tạo và đồ mộc cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Giai đoạn 2010-2015: Không xây dựng Nhà máy sản xuất ván dăm; Quy hoạch tổng công suất ván sợi 50.00 m3 sản phẩm/năm.

Giai đoạn 2015-2025: Quy hoạch tổng công suất ván dăm 50.000 m3 sản phẩm/năm; ván sợi 100.000 m3 sản phẩm/năm.

Một phần của tài liệu Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025) (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w