2.2. Khả năng đạt được/nắm bắt được lợi ích tiềm năng
• Các hộ sản xuất nhỏ và cộng đồng địa phương không nhận ra các giá trị sử dụng trực tiếp từ việc bảo vệ rừng cho đến khi có vấn đề xuất hiện (ví dụ, trượt đất, lũ
lụt, thiếu nguồn nước) và do đó chỉ tập trung vào cải thiện sinh kế thông qua các lợi ích kinh tế ngắn hạn.
• Ở một số cộng đồng nông thôn và miền núi, việc thành lập hệ thống quản lý rừng phù hợp có thể bước đầu tập trung vào các quy định chặt chẽ hơn về tiếp cận các khu rừng phòng hộ và giảm mức độ khai thác và các nguồn thu nhập từ các khu rừng này;
• Nỗ lực phát triển của Chính phủ thường nhằm vào các vấn đề quan trọng trước mắt như an ninh lương thực, xóa đói nghèo và điều này tập trung vào các thay đổi một cách chập chạp trong quá trình thực hiện trừ khi có các vấn đề thiên tai lớn
ARDO 7: CHÍNH SÁCH VÀ THỂ CHẾ LÂM NGHIỆP
1. XÁC ĐỊNH ARDO7 1.1. Mục tiêu quốc gia 1.1. Mục tiêu quốc gia
Điểm lại và sửa đổi các chính sách và chiến lược lâm nghiệp nhằm tạo khung pháp lý và môi trường thực hành thuận lợi để thực thi các mục tiêu của Chiến lược phát triển rừng giai đoạn 2006-2020.
1.2. Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
Phân tích tác động của tình trạng hiện hữu của chính sách và các chiến lược lâm nghiệp và các hệ thống thể chế; xác định các nhân tố thuận lợi và trở ngại cho việc thực thi Chiến lược phát triển lâm nghiệp, phát triển cố vấn về chính sách để cải thiện môi trường cho các thực thể kinh doanh lâm nghiệp giúp họ đáp ứng các mục tiêu phát triển. Bao gồm thống kê lâm nghiệp, phân tích, quy hoạch và điều hành, đánh giá tác động của chính sách lâm nghiệp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu các chính sách về: phân loại rừng, giao đất và các quyền sử dụng đất rừng và các lâm sản; các hệ thống quản lý rừng, đầu tư và tín dụng, khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và bảo tồn, phát triển thị trường và thông tin, các lâm trường Nhà nước và vai trò, chức năng và công việc quản lý của các cơ quan lâm nghiệp và các cơ quan chính quyền.
2. SỰ HẤP DẪN CỦA ARDO7
2.2. Khả năng đạt được/nắm bắt được Lợi ích tiềm năng
• Những người làm luật, những người xây dựng chính sách liên quan đến lâm nghiệp có thể sử dụng công việc nghiên cứu này để bổ sung, sửa đổi hoặc tạo lập các văn bản pháp lý mới đểđáp ứng những yêu cầu của công tác quản lý cũng như công việc thực hành pháp luật.
• Các hộ gia đình và các cộng đồng sinh sống với rừng, những người dựa vào rừng để sống sẽ sẵn sàng chấp nhận thực hiện các chính sách đúng đắn nếu thấy các chính sách này làm cho đời sống của họ tốt hơn lên, bao gồm cả giảm nghèo và tạo cơ hội có nhiều việc làm.