2.1 Những lợi ích tiềm năng
• Xác định những điểm yếu trong xây dựng các chính sách và trong quá trình thực hiện các chính sách và tác động của các chính sách ở mức độđịa phương cùng những lý do dẫn đến những thiếu sót rõ ràng này sẽđóng góp cho việc phát triển các chính sách phù hợp hơn và những chiến lược thực thi giúp phát triển có hiệu quả hơn khu vực lâm nghiệp.
• Phân tích khoa học sáng sủa và cơ sở kinh nghiệm thực tế để bổ sung, sửa chữa và đóng góp và quyết định những vấn đề then chốt của các chính sách hiện hữu và các thể chế gần như chính sách để đầu tư vào rừng bảo vệ, rừng
đặc dụng, khuyến khích đầu tư sẽ dẫn đến phát triển rừng sản xuất nhanh hơn, mở rộng lâm nghiệp trang trại và những tác động mạnh hơn đến độ che phủ
của rừng, lâm sản ngoài gỗ và thu nhập cho các cộng đồng sống với rừng qua việc giao cho thuê và hợp đồng về rừng và đất rừng tốt hơn.
đồng. Điều này sẽ nâng cao việc quản lý môi trường của rừng và đất rừng, bảo vệđa dạng sinh học của rừng và có khả năng cải thiện đời sống của các cộng
đồng sinh sống với rừng.
• Khu vực lâm nghiệp đang ở trong quá trình của những thay đổi có tính chất chiến lược, do vậy rất cần có một hệ thống các chính sách đểđáp ứng những yêu cầu này. Như vậy các kết quả của công cuộc nghiên cứu này sẽđóng góp vào việc làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ đổi mới, hoàn thiện hệ
thống các chính sách và thể chế lâm nghiệp.
• Đóng góp để hoàn thiện, đảm bảo hoàn thiện hệ thống các chính sách lâm nghiệp tạo khung pháp lý thuận lợi cho việc thực thi chiến lược phát triển rừng giai đoạn 2006-2020