Công tác quản lý và đào tạo lao động

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 32 - 33)

L ời nói đ ầu

2.2.3.Công tác quản lý và đào tạo lao động

Trước hết là việc xây dựng một đội ngũ thuyền viên vững vàng về tay nghề. Đây là những lao động trực tiếp có đặc thù nghề nghiệp riêng, không chỉ có kỹ năng nghề nghiệp tốt mà còn phải có sức khoẻ tốt. Lực lượng lao động đặc biệt này luôn được công ty chú ý đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên, nhất là việc huấn luyện thuyền viên ứng phó hợp lý, hiệu quả với những tình huống diễn ra bất thường trong quá trình vận chuyển hàng hoá nhằm đưa hàng hoá đến nơi an toàn. Vì vậy, công ty thường xuyên gửi thuyền viên của mình đi đào tạo tại các trường, trung tâm huấn luyện trong như các trường ở Hải Phòng, Nha Trang... và cả ngoài nước.

Tiếp đó, đối với bộ phận gián tiếp, là việc đổi mới toàn diện bộ máy cơ cấu tổ chức theo hướng năng động gọn nhẹ phù hợp với cơ chế quản lý. Theo đó, các phòng ban làm ăn thua lỗ, hiệu quả thấp bị giải tán. Các bộ phận còn lại được tổ chức theo chiều hướng chuyên môn hóa, tránh chồng chéo nghiệp vụ lẫn nhau. Đồng thời, công ty liên tục mở lớp đào tạo nâng cao, đào tạo lại, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ để đáp ứng nhu cầu công việc trong đó đặc biệt quan tâm tới việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo cơ hội để lớp trẻ được đóng góp sức lực trí tuệ, xây dựng

bình 30-35 tuổi, VIETRANS đang có trong tay một lực lượng lao động đầy triển vọng. Đặc biệt, công ty không ngần ngại cho phép cán bộ được nghỉ việc tạm thời để đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài với cơ chế sẵn sàng nhận họ trở lại làm việc khi đã hoàn thành khoá học. Điều này đã thu hút được rất nhiều người tài đến với công ty cũng như tạo sự tin tưởng của người lao động vào cách dùng người của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Tiếp đó, công ty đã mạnh dạn cử những cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức trong sáng, có ngoại ngữ giỏi cử sang làm việc tại các liên doanh được Công ty giáo dục chính trị tư tưởng một cách vững vàng, làm việc theo nguyên tắc hòa nhập mà không bị hòa tan, hợp tác chặt chẽ với các đối tác. Xây dựng nếp sống văn hóa trong doanh nghiệp và tác phong công nghiệp, xây dựng tinh thần đoàn kết từ Văn phòng Công ty đến các chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Để tạo động lực kinh tế đối với lực lượng lao động, công ty đã xây dựng cơ chế phân phối gắn với kết quả lao động, xóa bỏ chủ nghĩa phân phối bình quân. Điều này đã khiến cho người lao động trong công ty có ý thức trách nhiệm hơn đối với hoạt động kinh doanh của công ty bởi nó gắn chặt với quyền lợi của chính bản thân mỗi người.Chính vì thế, năng suất lao động trong đơn vị được tăng lên đã góp phần làm cho đời sống cán bộ công nhân viên công ty đã ngày càng được cải thiện với mức tiền lương bình quân tăng từ 3,5 triệu đồng năm 2001 lên 5,1 triệu đồng năm 2005.

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 32 - 33)