Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển tạ

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 33 - 36)

L ời nói đ ầu

2.2.4. Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển tạ

biển tại VIETRANS

Dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển là một trong lĩnh vực hoạt động chính của VIETRANS. Doanh thu từ hoạt động này chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu của Công ty, chiếm khoảng 50 – 60 sản lượng hàng hóa xuất

nhập khẩu của công ty, và 10 -12% sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của cả nước.

Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận bằng vận tải biển

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu N ăm 2001 N ăm 2002 N ăm 2003 N ăm 2004 N ăm 2005 Doanh thu (DT) 60.473 96.094 120.777 133.466 171.341 Lợi nhuận (LN) 19.095 25.832 27.437 31.236 35.173

( Nguồn: Báo cáo tổng kết 2001 - 2005 của Phòng Kế toán)

Qua số liệu bảng trên ta thấy từ năm 2001, hoạt động giao nhận bằng đường biển ngày càng tăng do công ty thấy được tầm quan trọng và hiệu quả của hoạt động này, nên đã tăng cường đầu tư và chú trọng đến hoạt động vận tải biển. Tuy vậy, hoạt động của công ty không phải hoàn toàn thuận lợi. Và nếu nhìn vào bảng tổng sản lượng hàng hoá giao nhận dưới đây, ta thấy hoạt động giao nhận của Công ty khá thất thường, đôi lúc biến động mạnh.

Tổng sản lượng hàng hoá giao nhận thông qua vận tải biển

Đơn vị: Tấn Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Sản lượng giao nhận 44.000 40.000 46.824 42.216 49.752 Giao nhận hàng xuất 32.803 20.000 24.620 18.745 23.850 Giao nhận hàng nhập 11.197 15.000 22.204 23.471 25.902

( Nguồn:Do Phòng Kế toán cung cấp)

Nhìn bảng trên ta thấy sản lượng giao nhận bằng đường biển của công ty lên xuống thất thường do sự đổi mới của thị trường, thị trường cạnh tranh tự do nên sự

cạnh tranh gay gắt từ các công ty giao nhận vận tải khác tới VIETRANS là rất mạnh mẽ.

Tuy nhiên, không chỉ nhìn vào sản lượng giao nhận để đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận của Công ty mà cần phải xem xét đến doanh thu và lợi nhuận mới có thể đánh giá một cách đúng đắn nhất về tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải biển của Công ty.

- Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp làm gia công chế biến lắp ráp nên khối lượng hàng hoá là lớn. Do đó khối lượng hàng hoá do Công ty đảm nhận là khá lớn. Nhưng đa số hàng nhập khẩu lại theo giá CFR, CIF nên toàn bộ cước đều do các Công ty giao nhận nước ngoài thu, còn Công ty chỉ được hưởng theo một tỷ lệ hoa hồng nào đó. Còn hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu bán theo giá FOB nên cước vận tải hầu hết đều do khách hàng trả ở bên nước nhập khẩu.

Do đó, Công ty chỉ được thu hoa hồng từ việc làm đại lý và các chi phí phát sinh như: Chi phí giao dịch, bến bãi... Chính vì vậy có thể sản lượng hàng hoá giao nhận của Công ty tăng nhưng chưa chắc doanh thu đã tăng và chưa thể khẳng định là kinh doanh có hiệu quả.

- Bên cạnh đó, vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không tuy khối lượng ít nhưng giá trị rất lớn nên doanh thu giao nhận đối với hàng hoá là rất cao. Tuy vậy hoạt động vận tải bằng đương biển vẫn khẳng định vai trò không nhỏ trong hoạt động giao nhận của toàn bộ công ty.

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w