L ời nói đ ầu
3.3.1. Đổi mới hoàn thiện đội tàu biển của công ty
a)
Giải pháp vĩ mô
* Bổ sung và hoàn thiện luật hàng hải để thúc đẩy phát triển đội tàu biển Việt Nam.
* Hỗ trợ vốn:
Vận tải đường biển có một đặc điểm hạn chế và vốn đầu tư cho từng con tàu là quá lớn. Nếu đẻ các doanh nghiệp vận tải đường biển giải quyết nguồn vốn này thì lòng thực hiện được. Vì thế Nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp bằng nhiều cách: Có thể cho vay từ nguồn vốn ngân sách với lãi suất ưu đãi, với thời gian dài hạn. Hình thức này có thể giúp các doanh nghiệp vay được số lượng lớn và mua được những tàu hiện đại phù hợp vơí mục tiêu đề ra. Nhà nước cũng có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay hoặc xin các khoản viện trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế như ngân hàng thời gian (WB), ngân hàng phát triển châu á (ADB) với lãi suất ưu đãi thời gian vay dài hạn. Nhà nước cũng có thể tìm kiếm những nguồn vay qua việc ký kết những Hiệp định, hiệp ước song phưong với các nước trên cơ sở bảo lãnh của Nhà nước. Dĩ nhiên là các doanh nghiệp phải trình và được Nhà nước phê duyệt những luận chứng kinh tế kỹ thuật hợp lý và đảm baỏ phát huy có hiệu quả nguồn vốn vay. Nhà nước cũng cần kiến tạo các mối quan hệ chặt chẽ giữa các Công ty vận tải biển với các nhà máy đóng tàu trên cơ sở các nhà
Nhà nước ký kết đảm bảo tỷ lệ trả góp nguồn vốn và lãi suất để trả tiền đóng tàu. Khoản tiền này sẽ được trích dần từ lợi nhuận và vốn tự có của các doanh nghiệp vận tải biển. Tuy nhiên việc này cũng chỉ giải quyết được một số tàu trọng tải nhỏ vì các nhà máy đóng tàu của ta chưa đóng được tàu lớn.
* Trợ giá, lập trật tự về cạnh tranh và giá cước.
Đội tàu biển Việt Nam do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan không thể hạ được giá cước ngay trong 1 thời gian ngắn. Vì vậy Nhà nước dùng chính sách trợ giá (như chính sách trợ giá cho xuất khẩu) để giúp các doanh nghiệp tự tin hơn cho đến khi đội tàu biển đủ sức để phát triển thì chính sách này sẽ được bãi bỏ. Mặt khác đội tàu biển của ta không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp vận tải đường biển nước ngoài tham gia hoạt động trên thị trường Việt Nam do họ có khả năng khổng lồ về tài chính và thường sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh… Do đó Nhà nước cần áp dụng giá cước tối thiểu và lấy đó làm căn cứ cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp. Đồng thời phải luôn kiểm tra, giám sát bất chợt, định kỳ.
* Giảm thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp khi nhập tàu mới. Ban hành thuế lợi tức hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp vận tải đường biển (như Malaysia).
* Phát triển tàu chuyên dụng
Việt nam cần chú trọng phát triển đội tàu chuyên dụng bao gồm: Tàu đông lạnh, tàu chở dầu, tàu cntainer. Tuy nhiên theo xu thế thời đại Việt Nam nên chú trọng nhiều đến phát triển đội tàu container, đội tàu của phương thức vận tải đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong các năm tới. Để có thể phát triển được đội tàu này cần phải:
- Có cảng chuyên dụng đủ điều kiện, luồng lạch an toàn, thiết bị xếp dỡ phù hợp kho bãi và thiết bị giao nhận, phân loại, xử lý, bảo quản hàng hoá, có đường vào ra để xếp dỡ container, hàng hoá ra khỏi bãi chứa.
- Chủ động với nguồn hàng xuất nhập khẩu, trên cơ sở các chính sách của Nhà nước.
- Cơ sở hạ tầng về cầu đường đủ đảm bảo yêu cầu vận chuyển container từ cảng biển đến nơi xếp dỡ, giao nhận hàng hoá trong nội địa bằng ôtô trọng tải lớn hoặc đường sắt.
- Phải tham gia hiệp hội các chủ tàu container thế giới. Để thực iện được các yêu cầu trên phải có sự can thiệp của Nhà nước bằng các chính sách mới có thể thực hiện đồng bộ các yêu cầu đã nêu.
* Chính sách giành quyền vận tải
Đây chính là chính sách rất quan trọng của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho đội tàu biển Việt Nam phát triển. Có thể là bằng các giải pháp.
- Giảm thuế cho hàng hoá bán CIF và mua FOB và ngược lại tăng thuế đối với hàng hoá bán FOB mua CIF.
- Nhà nước đẩy mạnh việc hợp tác giữa các doanh nghiệp vận tải đường biển với các doanh nghiệp xuất nhập để giành quyền vận tải cho đội tàu Việt Nam, có thể là bằng ký kết hợp đồng chuyên chở lâu dài.
* Cải tiến chế độ cấp phép mua bán tàu biển, thành lập các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường biển, cải tiến thủ tục mua bán tàu biển.
* Tổ chức quản lý hoạt động của các doanh nghiệp vận tải biển:
Quản lý xắp xếp lại tổ chức theo hướng tập trung xây dựng các doanh nghiệp mạnh, nắm giữ đội tàu chủ lực đảm bảo nhận vận chuyển khối lượnghàng hoá xuất nhập khẩu lớn… Cần sát nhập các doanh nghiệp vận tải cỡ nhỏ, vừa ở các địa phương (đặc biệt là các địa phương không có biển) thành các Công ty lớn để tăng
quân mình” trong việc giành quyền vận tải. Vì vậy việc thành lập nên các hiệp hội vận tải cũng là điều bức xúc trong quá trình hôi nhập, và là một trong những biện pháp chủ yếu dựa vào nội lực là chính. Mặt khác tăng cường quản lý các doanh nghiệp vận tải đường biển nước ngoài, chống cạnh tranh không lành mạnh để bảo hộ đội tàu trong nước, chống thất thu thuế, không cho các doanh nghiệp nước ngoài đó làm đại lý… (như Thái Lan).
* Tổ chức phối hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan, Hải quan, hệ thống cảng biển, dịch vụ vận tải biển, ngành công nghiệp đóng tàu và các ngành giao thông khác. Đường bộ, đường sông, đường sắt…., phát triển đội xe vận chuyển container.
* Chính sách bảo hộ đội tàu biển Việt Nam. Hạn chế cấp phép cho các hãng tàu nước ngoài vào khai thác thị trường vận tải biển khi đội tàu Việt Nam có đủ năng lực đảm nhiệm. Hoặc không cho phép các tàu nước ngoài vào các cảng Việt Nam với tàu có tuổi cao (xấp xỉ 30 tuổi) vì vốn đầu tư của ta rất hạn hẹp, lại phải đầu tư tàu dưới 15 tuổi làm cho việc cạnh tranh (về giá cước) vận tải của đội tàu Việt Nam hết sức bất lợi.
b) Giải pháp vi mô
Ở cấp vi mô, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Vietrans nói riêng cần phải tăng cường đổi mới đội tàu của mình và phải xác định nội lực là chính.
* Đổi mới hoàn thiện đội tàu.
- Về chất lượng đội tàu: Công ty cần chú ý đến chất lượng hoạt động của đội tàu, chấp hành nghiêm chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành thường xuyên để đảm bảo đội tàu luôn ở tình trạng tốt, có độ an toàn hàng hải cao. Công ty cũng cần tích cực chủ động tự đổi mới tàu bằng vốn tự có của mình để giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Về cơ cấu đội tàu: Tuỳ thuộc vào khả năng của công ty, khả năng về tài chính, về điều hành - quản lý, khả năng tìm kiếm nguồn hàng, khả năng kinh doanh có lãi… Đặc biệt cần chú trọng phát triển đội tàu container vì đây là xu thế tất yếu của thời đại và trong tương lai không xa sẽ dần đến vận tải đa phương thức và đặc biệt là trọng vận tải với các nước ASEAN.
- Về nghiệp vụ hàng hải: cần nắm vững nghiệp vụ hàng hải, nắm vững hệ thống luật về hàng hải, luật của Việt Nam, của nước ngoài, luật quốc tế, các công ước. Hiệp ước về hàng hải, các luật riêng của từng quốc gia mà tàu chuyên chở hàng hoá, các tập quán quốc tế, tập quán riêng của từng cảng…
- Về đội ngũ thuyền viên: Cần có một đội ngũ thuyên viên giỏi nghiệp vụ, tinh thông ngoại ngữ, yêu nghề và gắn bó với nghề, luôn bổ sung, cập nhật các kiến thức mới về nghề nghiệp.
* Tăng cưòng đầu tư cho việc đỏi mới và hoàn thiện đội tàu bằng các nguồn vốn vay của ngân sách, các tổ chức tài chính quốc tế… Huy động vốn trong nước bằng cổ phần hoặc có thể thuê tàu nếu không đủ vốn mua. Tích cực chủ động tìm nguồn hàng vận chuyển để khai thác hết năng lực của tàu nhằm tăng thu ngoại tệ, thu hồi vốn, tạo vốn mới cho mua sắm…
* Chiến lược giá cả: Cần xây dựng cho mình một chiến lược giá cả hợp lý mới có thể thu hút nguồn hàng vận chuyển, phấn đấu hạ giá thành vận tải, nâng cao chất lượng phục vụ.
* Chiến lược mở rộng thị trường tiêu phụ sản phẩm. Ngoài việc phấn đấu tăng thị phần vận tải trong nước bằng cạnh tranh lành mạnh, giá cả, chất lượng, phục vụ… công ty cần phải phấn đấu xuất khẩu sản phẩm vận tải ra nước ngoài hướng ra thị trường bên ngoài và giành thị phần vận tải ở đó. Đây cũng chính là một hình thức xuất khẩu sản phẩm vô hình mang lại lợi ích cho quốc gia, tăng thu ngoại tệ để tái đầu tư, đổi mới đội tàu.
Việc tham gia vào thị trường thời gian rộng lớn và phức tạp sẽ đặt ra vô số các vấn đề đối với đội tàu biển Việt Nam. Nhưng đó là một tất yếu khách quan trong xu thế hội nhập và nó còn cho tay ta hy vọng vào một tương lai huy hoàng của ngành vận tải đường biển Việt Nam.