L ời nói đ ầu
3.4.2. Các chính sách quản lý của nhà nước
* Nhà nước nghiên cứu lựa chọn áp dụng các biện pháp quản lý, điều tiết thị trường vận tải đường biển tương tự như của một số nước trong khu vực nhằm khuyến khích các chủ hàng xuất nhập khẩu sử dụng đội tàu của nước mình như những quy định hàng xuất nhập khẩu liên quan đến các dự án đầu tư thực hiện trên cơ sở hiệp định tài chính hoặc hợp đồng liên chính phủ thì phải vận chuyển bằng tàu treo cờ quốc gia, tàu nước ngoài tham gia thị trường xuất nhập khẩu phải xin giấy phép có thời hạn đối với một số loại hàng chính và tuyến đường cụ thể, miễn
giảm thuế lợi tức hoặc thuế cước cho chủ hàng khi dùng tàu treo cờ quốc gia vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của mình.
- Đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, có sự quản lý điều tiết của Nhà nước một cách chủ động, cần áp dụng những biện pháp mạnh mẽ xử phạt theo pháp luật hiện hành của nước ta đối với những trường hợp hãng tàu nước ngoài vi phạm các qui định về mở tuyến vận tải, đăng ký mức cước hoặc có những hành động cạnh tranh không lành mạnh khác nhằm tranh giành thị phần vận tải ở Việt Nam.
- Vận tải nội địa và các dịch vụ đại lý tàu biển, cung ứng tàu biển cần phải giữ độc quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2010.
- Hạn chế cho phép nước ngoài đầu tư vào cảng biển vì đây là một trong những lợi thế quốc gia, nếu tiếp tục để cho nước ngoài đầu tư bằng các hình thức liên doanh xã hội, khai thác, chuyển giao (BOT)… như thời gian qua đã và sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việckhai thác kinh doanh của các cảng Việt Nam cũng như việc quản lý giá của Nhà nước.
- Nhà nước cần trợ cấp vốn đầu tư thông qua hình thức lãi suất ưu đãi và dành một phần ngân sách trực tiếp đầu tư cho đội tàu quốc gia. coi đó là đầu tư cho sơ sở hạ tầng, đặc biệt là vốn đầu tư cho sự phát triển đội tàu hiện đại có công nghệ tiên tiến. Tạo điều kiện để đội tàu đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngoại thương và đạt được trình độ cạnh tranh nhất định trên thị trường vận tải biểnkhu vực và thế giới.
Kết luận
Giao nhận vận tải quốc tế nói chung và vận tải bằng đường biển nói riêng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Đây là phương thức chuyên chở chủ yếu trong buôn bán quốc tế. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và chính sách mở cửa của nước ta hiện nay đòi hỏi sự giao lưu hàng hoá rất lớn. Vì vậy tăng cường phát triển ngành giao nhật vận tải đặc biệt là vận tải đường biển với những ưu thế của nó là một đòi hỏi cấp thiết nhằm phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của thời kì đổi mới thì vai trò của các công ty giao nhận vận tải quốc tế lại càng được coi trọng. Đối với VIETRANS, hoạt động giao nhận ngày càng được hoàn thiện hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, cũng như thực hiện tốt các chính sách về kinh tế của Nhà nước.
Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan cũng như chủ quan mà hoạt động giao nhận vận tải của công ty chưa phát huy được những thế mạnh của nó tại Công ty trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực, các lợi thế nhất định của công ty trong lĩnh vực kinh doanh giao nhận quốc tế.
Do vậy với đề tài “Vận tải Biển tại Công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS): Thực trạng và giải pháp” em hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển kinh doanh của Công ty cũng như phát huy và hoàn thiện tốt hơn hoạt động giao nhận vận tải của Công ty trong thời gian tới.
Trong giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài đã đánh giá những kết quả mà Công ty đã đạt được cũng như những tồn tại yếu kém mà Công
ty cần khắc phục đồng thời đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động giao nhận vận tải biển của Công ty.
Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp, đánh giá của các thầy cô giáo cùng bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thuý Hồng cùng toàn thể cán bộ nhân viên phòng Vận tải quốc tế của Công ty giao nhận kho vận ngoại thương – VIETRANS cùng các bạn cùng khóa vì những đóng góp quý báu giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Tài liệu tham khảo
1. Tác giả: PGS – TS Hoàng Văn Châu
Giáo trình vận tải – giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Trường đại học Ngoại thương – Hà Nội.
2. Tác giả: PGS Vương Toàn Thuyên Giáo trình kinh tế vận tải biển Trường đại học Hàng hải Việt Nam 3. Tác giả: GS –TS Đặng Đình Đào
Cẩm nang kinh tế thương mại Nhà xuất bản giáo dục – 1997
4. Tác giả: PGS – TS Đinh Ngọc Viện (Chủ biên) Giáo trình Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế Nhà xuất bản Giao thông vận tải – 2002
5. Tác giả: TS Nguyễn Như Tiến
Vận chuyển hàng hóa đường biển bằng container Nhà xuất bản Đại học Quốc gia – 2000
6. Thời báo kinh tế Việt Nam 7. Tác giả: Phạm Văn Cương
Giáo trình tổ chức khai thác đội tàu vận tải biển Trường đại học Hàng hải Việt Nam
8. Tạp chí hàng hải
9. Tạp chí dự báo kinh tế Việt Nam
10. Báo cáo kết quả kinh doanh 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 của công ty VIETRANS
11. Kế hoạch phát triển của công ty giao nhận kho vận ngoại thương – VIETRANS giai đoạn 2001 – 2005 (ngày 12 tháng 8 năm 2005)
12. Các trang Web: - http://www.vietrans.com.vn/ - http://www.ciem.org.vn/ - http://www.hanoitrade.com.vn/ - http://irv.moi.gov.vn/ - http://www.mot.gov.vn/ - http://www.nhandan.com.vn/ - http://www.vietnamnet.vn/ - http://www.vietnamtradefair.com/ - http://www.vietrade.gov.vn/ - http://www.vneconomy.com.vn/ - http://www.vnexpress.net/
M ỤC L ỤC
L ời n ói đ ầu...1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN. 3 1.1. Một số khái niệm...3
1.1.1.. Khái niệm về chung về vận tải...3
1.1.2. Khái niệm vận tải biển...4
1.2. Vị trí, vai trò và đặc điểm của vận tải biển...6
1.2.1. Vị trí...6
1.2.1.1. Vận tải đường biển có một vị trí quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá...6
1.2.1.2. Vận tải biển cùng với các phương thức vận tải khác tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt trong vận tải hàng hoá...7
1.2.1.3. Vận tải đường biển góp phần thúc đảy mối liên hệ với nước ngoài...9
1.2.2. Vai trò...11
1.2.2.1. Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế và là một yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế...11
1.2.2.2. Vận tải đường biển phát triển làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế...14
1.2.2.3. Vận tải đường biển ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế...15
1.2.3. Đặc điểm...16
1.3. Đánh giá chung về vận tải đường biển Việt Nam...19
1.3.1. Thuận lợi...19
1.3.2. Khó khăn...21
1.3.2.1. Về đội tàu...21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (VIETTRANS)...24
2.1. Khái quát về Công ty VIETRANS...24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ...24
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty...26
2.1.2.1. Chức năng...26
2.1.2.2. Nhiệm vụ...27
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty...28
2.2. Thực trạng vận tải đường biển tại VIETRANS...30
2.2.1. Cơ sở hạ tầng vật chất...30
2.2.2. Phương thức quản lý kinh doanh...31
2.2.3. Công tác quản lý và đào tạo lao động...32
2.2.4. Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển tại VIETRANS...33
2.3. Đánh giá các kết quả đã đạt được trong hoạt động vận tải đường biển tại VIETRANS...36
2.3.1. Kết quả đã đạt được...36
2.3.2. Tồn tại và yếu kém...38
2.3.3. Nguyên nhân...39
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan...39
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY GIAO
NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (VIETRANS) TỪ NAY TỚI 2015...43
3.1. Một số quan điểm định hướng phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế bằng đường biển của VIETRANS trong thời gian tới (từ nay tới 2015)...43
3.1.1. Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên thế giới...43
3.1.2. Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển và quan điểm phát triển dịch vụ này ở Việt Nam...44
3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của VIETRANS trong thời gian tới45 3.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động vận tải đường biển của VIETRANS trong thời gian tới từ nay tới 2015...48
3.3.1. Đổi mới hoàn thiện đội tàu biển của công ty...48
3.3.2. Xây dựng và cải tạo hệ thống cảng biển, trang thiết bị xếp dỡ...
53 3.3.3. Tiến hành cổ phần hoá công ty...54
3.3.4. Phát triển vận tải bằng container và vận tải đa phương thức...
54 3.3.5. Mở rộng liên doanh liên kết với nước ngoài trong vận tải đường biển. ...56
3.3.6. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...57
3.4. Một số kiến nghị khác...58
3.4.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý...58
3.4.2. Các chính sách quản lý của nhà nước...59
Kết luận ...
61 ...
...
... 63