Phát triển vận tải bằng container và vận tải đa phương thức

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 54 - 57)

L ời nói đ ầu

3.3.4. Phát triển vận tải bằng container và vận tải đa phương thức

a. Phát triển vận tải bằng container

Như ta đã biết một hệ thống vận tải container đòi hỏi phương tiện và kỹ thuật đồng bộ và cân đối bao gồm: Đội tàu, số lượng container, bến cảng với trang thiết bị hiện đại, đường sắt, đường bộ, đường sông, ôtô, đường biển …Do đó để phát triển vận tải container cần phải

- Xây dựng một đội tàu container và lượng container đủ mạnh để có thể đảm nhận vận chuyển 40% lượng hàng hoá xuất nhập của công ty.

- Có và sở hữu cảng chuyên dụng container. Mặc dù cảng biển của ta đã có thêm cầu bến với các trang thiết bị hiện đại. Song thực sự lại chưa có một cảng

- Cải tiến cơ sở hạ tầng , phối hợp với vận tải đường sông, đường sắt để vận chuyển, giao nhận container được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Đổi mới trang thiết bị xếp dỡ container: Hiện nay một số cảng nước ta vẫn dùng xe nâng 2 càng xiên mà loại này hầu như không còn xuất hiện ở các bến cảng hiện tại nữa mà thay vào đó phải là loại xe nâng kẹp (strale forclift) vừa có thể nâng cao, hạ thấp và vừa có thể vận chuyển container. Hoặc là các cảng, nơi xếp dỡ hàng hóa của công ty cũng cần thiết phải trang bị lại cẩu giàn container (thay cho cẩu Kondor cũng không phù hợp với việc xếp dỡ container).

- Cải tiến mua sắm các loại ô tô chuyên dụng chở container

- Tăng cường quản lý vận tải container bằng các qui định, điều lệ để đảm bảo cho việc vận chuyển, chống tăng giá vận chuyển tuỳ tiện…

- Tăng cường liên doanh, hợp tác với các công ty trong nước và nước ngoài trong việc chuyên chở hàng hoá bằng container là một việc làm cần thiết vì công ty hiện nay vẫn đang thiếu vốn , kỹ thuật, tay nghề thua kém nước ngoài do đó khả năng cạnh tranh kém. Vì vậy việc phát triển thêm nhiều liên doanh như Công ty GERMATRANS là thực sự cần thiết.

b. Vận tải đa phương thức.

Vận tải đa phương thức là hình thức vận tải liên hợp mới nhất, hiện đại nhất, có hiệu quả và thuận lợi về cơ sở pháp lý cho người gửi và người nhận hàng.

Việc lắp đặt những thiết bị hiện đại ở các cảng và đóng thêm nhiều tàu chở container, cuộc cách mạng thông tin máy tính bùng nổ tạo điều kiện để cử lý nhanh các số liệu marketing, theo dõi việc xếp dỡ hàng xuống tàu, chuyển tiếp hành trình vận chuyển và truyền dẫn các thông tin cần thiết đã thúc đẩy vận tải đa phương thức phát triển với mức độ cao hơn. Có thể nói vận tải đa phương thức là con đẻ của cuộc cách mạng container.

Ở công ty, mấy năm gần đây, do sự phát triển thương mại và đa phương hoá các quan hệ thưong mại với các nước nên đã bắt đầu áp dụng vận tải đa phương

thưc cơ sở ở các mức độ khác nhau. Nhưng phần tham gia vận tải đa phương thức với tư cách là đại lý, thực hiện giao nhận hàng tới các điểm cuối cùng sâu trong nội địa trên cơ sở các hợp đồng vận tải đa phương thức do nước ngoài ký kết. Một vài trường hợp các tổ chức này tham gia vận tải đa phương thức. Công nghệ vận tải được áp dụng trong các trường hợp này cũng rất đa dạng. Sự vận dụng ở nước ta mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu. Còn nhiều nguyên nhân kìm hãm sự phát triển vận tải đa phương thức ở nước ta cũng như ở công ty.

Đó là:

- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đồng bộ, không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia (hệ thống cầu đường bộ, đưòng sắt hạn chế tải trọng xe), bến bãi không phù hợp, cảng chật hẹp.

- Cơ chế chính sách còn chưa có hoặc còn cứng nhắc.

- Sự phối hợp giữa các phòng ban còn chưa được chặt chẽ, lỏng lẻo.

3.3.5. Mở rộng liên doanh liên kết với nước ngoài trong vận tải đường biển.

Để có được hiệu quả cao hơn trong vận tải đường biển, công ty cần phải nâng cấp rất nhiểu cho đội tàu biển của mình mà vấn đề thiếu vốn luôn luôn tồn tại trong công ty, vì vậy việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành vận tải đường biển để tận dụng vốn là cần thiết. Song nếu để tình trạng bị nước ngoài khống chế do góp ít vốn thì thực chất là hại nhiều hơn lợi. Vì vậy hướng liên doanh với các hãng nước ngoài cần phải thận trọng.

- Phải xem xét trên lợi ích tổng thể, đảm bảo cho đội tàu Công ty giành lại thị phần, phải tang tỷ trọng góp vốn để cho phần lợi nhuận thuộc về phía Công ty được nhiều hơn và có tiếng nói mạnh hơn trong liên doanh. Mặt khác để đảm bảo lợi ích và quyền lợi của Công ty nên chú trọng liên doanh phần cứng. Công nghệ, kỹ thuật chủ yếu trong đóng tàu, sửa chữa tàu và trang thiết bị xếp dỡ… Có như vậy Công ty mới có thể giành quyền chủ động trong khai thác dịch vụ chuyên chở hàng hoá

- Việc thẩm định, phê duyệt luận chứng kinh tế của liên doanh cấp phép hoạt động cũng cần phải xem xét ngay từ đầu về tình trạng góp vốn, máy móc thiết bị… để có thể giúp Vietran nói riêng và các công ty vận tải khác nói chung xác định chính xác mức độ khả thi và hiệu quả của liên doanh, xác định chính xác mức độ góp vốn của đối tác liên doanh.

- Phải đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ, trình độ quản lý lãnh đạo của phía công ty tham gia vào liên doanh để có thể đi sâu, đi sát vào mọi hoạt động kinh doanh của liên doanh, tránh tình trạng bị phái nước ngoài coi thường về trình độ nghiệp vụ, lấn lướt trong các quyết định hoạt động của liên doanh dẫn đến đưa hoạt động kinh doanh của liên doanh đến chỗ không có hiệu quả, thất thua và bị thua lỗ.

- Nhà nước cần tăng cường khâu quản lý, giám sát các hoạt động của liên doanh để chống thất thu thuế, chống các hình thức hoạt động gian lận, gây lỗ giả nhằm thôn tính liên doanh của phía nước ngoài, đảm bảo lợi ích của phía công ty nói riêng và lợi ích quốc gia nói chung.

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w