Các kiểu chiến lược định giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động marketing của Công ty TNHH Sơn Rosa Việt Nam (Trang 33 - 34)

3.1. Xác định giá cho sản phẩm mới

Đây là chiến lược về giá được soạn thảo gắn với giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm. Công ty có thể chọn một trong hai chiến lược về giá:

- Chiến lược "Hớt phần ngon" - Chiến lược "Bám chắc thị trường"

3.2. Chiến lược áp dụng cho danh mục hàng hóa

Việc định giá cho danh mục hàng hóa được phân biệt theo nhiều tình huống cụ thể. Một trong những tình huống đó có định giá sản phẩm phụ của sản xuất, định giá cho những hàng hóa phụ thêm.

+ Định giá hai phần + Định giá trọn gói

+ Định giá theo nguyên tắc địa lý + Chiết giá và bớt giá

+ Định giá khuyến mại

C. Chiến lược phân phối

1.1. Định nghĩa về chiến lược phân phối

Theo quan điểm tổng quát kênh phân phối là tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Nói cách khác đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hd làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp, để họ có thể mua và sử dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng. Nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là các trung gian.

Có nhiều loại trung gian tham gia vào kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau. Dưới đây là một số loại trung gian chủ yếu:

trung gian khác, cho nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp.

- Nhà bán lẻ: Là những người trung gian bán hàng hóa trực tiếp cho

người tiêu dùng cuối cùng.

- Đại lý và môi giới: Là những nhà trung gian có quyền hành động hợp

pháp thay mặt cho nhà sản xuất.

- Nhà phân phối: Dùng để chỉ những trung gian thực hiện các chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp. Đôi khi người ta cũng dùng để chỉ nhà bán buôn.

1.2. Vai trò và chức năng của trung gian

Vai trò chính của các trung gian là làm cho cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả. Trong một số trường hợp nhà phân phối có thể phân phối trực tiếp, còn lại các trung gian khác nhau thực hiện trung gian marketing khác nhau.

1.3. Chức năng của kênh marketing

Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Tất cả các thành viên kênh phải thực hiện các chức năng chủ yếu sau:

- Nghiên cứu thị trường - Xúc tiến khuếch trương - Thương lượng phân phối - Hoàn thiện hàng hóa - Tài trợ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động marketing của Công ty TNHH Sơn Rosa Việt Nam (Trang 33 - 34)