1. Khái niệm về ngành sơn.
Có thể nói từ sau khi nền kinh tế được chuyển đổi, nhu cầu về xây dựng ngành càng gia tăng đã thúc đẩy ngành vật liệu xây dựng phát triển trong đó có ngành sơn. Khác hẳn với các ngành khác, ngành sơn mang đặc thù riêng. Đó là ngành vừa là làm đẹp vừa là bảo vệ cho ngôi nhà hay các công trình được xây dựng bất cứ vật liệu xây gì. Từ những vật liệu chính như: Agrinic, chất keo polime, chất bột màu, phụ gia ổn định, các công ty sơn đã sản xuất ra những loại sơn vừa mang tính bảo vệ cho ngôi nhà hay các công trình xây dựng vừa mang tính thẩm mỹ cao.
Sơn chủ yếu có 2 loại: sơn gốc dầu và sơn gốc nước.
- Sơn gốc dầu là dùng hóa chất dấu làm nguyên liệu hòa tan cho chất khác để làm nên sản phẩm sơn.
- Sơn gốc nước là dùng dung môi nước chủ yếu để hòa tan các hợp chất tạo nên vẻ đẹp của sơn.
Đầu những năm 90, khái niệm về ngành sơn còn rất mới mẻ, các sản phẩm sơn chỉ được dùng trong các thành phố và đặc biệt cho các công trình quốc gia. Sau khi nền kinh tế chuyển đổi, nhu cầu về thẩm mỹ cũng như tính ổn định của ngôi nhà đã đẩy ngành sơn trở nên sôi động. Nhiều gia đình ở nông thon, thành thị khi xây dựng nhà mình đã tìm đến sơn thay cho vôi ve trước đây.
Các sản phẩm sơn tập trung cho các công trình của Nhà nước hay các khách sạn lớn.
Tuy nhiên phải đến những năm đầu 2000 và trước đó vài năm, thị trường sơn bắt đầu bùng phát. Nếu trước đây nhắc đến sơn nhà thì nhiều người dân còn chưa biết thế nào là sơn nước, sơn dầu, hay các qui trình của việc thi công
hay sản xuất ra sao đã khiến cho nhà sản xuất bối rối trước nhận thức này. Ngày nay khác, thị trường sơn được chia thị phần rõ ràng.
Các đại gia sơn, hàng sơn có tên tuổi với thương hiệu mạnh tiêu thụ được với các công trình nhà nước hay các tổ chức, tập thể như: Dulux, KoVa, Nippon, Nippon chiếm 60% thị phần, còn lại các công ty sơn khác chiếm 40% thị phần như: Galaxy, Rosa, Sea Master, Spec… cũng có những sản phẩm hết sức đa dạng, phong phú, sản phẩm đưa ra thị trường trong nước đẩy ngành sơn trong tình trạng sôi động và khốc liệt.
2. Đặc điểm marketing trong ngành sơn:
Với đặc thù đây là một ngành kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường, vì vậy mà công tác marketing cũng có nhiều sự khác biệt.
Trước hết cung cầu của ngành sơn phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng của
nền kinh tế đất nước n ói chung và ngành xây dựng nói riêng, có nghĩa là nếu ngành xây dựng phát triển thì vật liệu xây dựng phát triển kéo theo nhu cầu cung của ngành sơn tăng. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu ngành sơn cũng gia tăng đáng kể. Sáu tháng đầu năm nay, chỉ tính riêng Công ty Sơn Rosa doanh thu đã tăng từ 10% đến 20% so với 6 tháng đầu năm ngoái.
Thứ hai nhu cầu tiêu thụ sơn phụ thuộc vào thời tiết. Nếu như độ ẩm cao
thì nhu cầu sơn cũng giảm đáng kể.
Thứ ba nhu cầu về sơn phụ thuộc vào thị trường bất động sản. Nếu thị
trường đất nóng bỏng thì kéo theo tốc độ xây dựng trong dân gia tăng. Riêng ngành sơn phân chia thị trường cũng theo nhóm:
+ Nhóm các đồ thị và các công trình của công có Công ty có tên tuổi như Nippon, Maxilite, Dulux… có thương hiện mạnh chiếm 60% thị phần, còn lại các công ty nhỏ lẻ khác.
+ Nhóm công trình trong dân thuộc nội ngoại thành và các công ty nhỏ, mới ra đời chiếm thị phần thị trường tới 80%.
Đặc thù sản phẩm và công tác marketing:
cấp, giá thành 360.000đ - 420.000đ/ thùng 18 lít, độ bóng, độ phủ cao. Sơn ngoài cũng có giá thành cao từ 800.000đ - 2.000.000 đ/ thùng 18 lít và các tính năng như: chống rêu, mốc, tăng độ sáng, chống nóng…
Các công ty khác ra đời muộn hơn nên đầu tư vào sản xuất các mặt hàng đến tay người tiêu dùng với mức bình dân từ 200.000đ - 300.000đ/ 1 thúng 18 lít sơn trong nhà; sơn ngoài trời từ 500.000đ - 1.000.000đ/ 1 lít. Độ phủ, bóng, chống rêu mốc cũng vừa phải.
Công tác marketing:
Với các công ty tập trung vào các công trình lớn và công trình công thì nhờ thương hiệu mạnh mà họ thúc đẩy và mở rộng thị trường cũng dễ dàng hơn. Họ tăng cường công tác quảng cáo, đầu tư các chương trình tài trợ, quảng bá cũng như thành lập các hội từ thiện để qua đó tạo tiềm thức thúc đẩy hoạt động marketing.
Tuy nhiên để duy trì được thương hiệu mạnh là một vấn đề không đơn giản. Vì nhà sản xuất cần phải tăng giá thành sản phẩm cũng như thúc đẩy được doanh số bán ra. Chẳng hạn: năm 2006 vừa qua hãng sơn nước Spec vừa vào thị trường Việt Nam đã làm chương trình quảng cáo dầm rộ cho chương trình "Ai là ai" trên VTV3 đài truyền hình Việt Nam, chi phí rất tốn kém.
Với các doanh nghiệp mới: vì chưa có thương hiệu mạnh nên phải tập trung vào sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của từng vùng, hộ dân cư, với giá thành giảm hơn so với các hãng sơn khác mà vẫn đảm bảo được tính nang kỹ, mỹ thuật. Bằng việc phải xuống tận các hộ gia đình, các chủ nhà thầu xây dựng quảng cáo sản phẩm để đưa sản phẩm thông qua kênh đại lý nhỏ, đại lý cấp 1, tung ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với người tiêu dùng. Điều này cũng phần nào cho thấy hiệu quả của phương pháp marketing trọng điểm: phân theo vùng.
Như hãng sơn Galaxy bán hàng rất mạnh ở khu vực thuộc tỉnh Hưng Yêm. - Rosa bán hàng mạnh tại khu vực miền Trung…
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở CÔNG TY SƠN ROSA, TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY VÀ CÁC KHÓ ROSA, TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY VÀ CÁC KHÓ
KHĂN CỦA CÔNG TY