Để tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thành công, nhà nớc ta đã xây dựng chiến lợc chung của cả nớc về phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2001 – 2010). Mục tiêu của chiến lợc là : xây dựng nền tảng cho một nớc công nghiệp ; định hình thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ; phát triển kinh tế nhanh, ổn định và bền vững ; tổng sản phẩm trong nớc (GDP) năm 2010 tăng gấp đôi so với năm 2000 ; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong lao động xã hội ; cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, xóa đói giảm nghèo và giải quyết về cơ bản việc làm cho ngời lao động ; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả ; tạo điều kiện để tiếp tục đa nớc ta tiến nhanh và vững chắc hơn, đến khoảng năm 2020 về cơ bản trở thành nớc công nghiệp theo hớng hiện đại.
Hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 năm tới cần phục vụ trực tiếp cho mục tiêu chung nói trên với nội dung cơ bản là : nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trởng xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hớng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, áp dụng công nghệ mới để tăng sản phẩm có hàm lợng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ ; về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thơng mại ở mức hợp lý ; mở rộng và đa dạng thị trờng và ph- ơng thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới. Chớp thời cơ thuận lợi tạo ra sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế nớc ta và các nớc trong khu vực.
Để đạt mục tiêu trên, các quan điểm chỉ đạo cần phải nắm vững là : Một là, tiếp tục kiên trì chủ trơng đẩy mạnh xuất khẩu nh một hớng u tiên có vị trí cực kì quan trọng để tăng trởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động, tạo nguồn vốn để nhập khẩu, tranh thủ công nghệ ; chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hớng xã hội chủ nghĩa, có kế hoạch tổng thể với lộ trình và bớc đi hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nớc và quy định của các tổ chức mà nớc ta tham gia, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống luật
pháp, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Hai là, gắn kết thị trờng trong nớc với thị trờng ngoài nớc ; gắn thị trờng với sản xuất và sản xuất với thị trờng xuất khẩu, vừa chú trọng thị trờng trong nớc, vừa ra sức mở rộng và đa dạng hóa thị trờng bên ngoài, sản xuất hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của thị trờng thế giới chứ không chỉ căn cứ vào năng lực sản xuất của Việt Nam ; đặt hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu trong hiệu quả kinh tế xã hội chung.
Ba là, kiên trì chủ trơng đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó kinh tế Nhà nớc bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh của Nhà nớc giữ vai trò chủ đạo ; tiếp tục đổi mới cơ chế kinh doanh xuất nhập khẩu cho phù hợp với thông lệ quốc tế, có tính đến các đặc điểm của ta.
Mục tiêu cụ thể xuất khẩu thời kì 2001 – 2010 phải đạt đợc các thay đổi về chất so với thời kì 1996 – 2000. Tuy nhiên sau một thời gian dài xuất khẩu vẫn cha có đợc những chuyển biến đáng kể. Do vậy, trớc những khó khăn của toàn cầu hóa và nguy cơ tụt hậu, xuất khẩu cần chú trọng trên các phơng diện sau :
Mục tiêu nâng cao chất lợng, hiệu quả và từ đó là sức cạnh tranh cần đợc đặt lên hàng đầu.
Hết sức chú ý đến việc đa dạng hóa chủng loại hàng hóa xuất khẩu và thay đổi cơ cấu hàng xuất theo hớng tăng nhanh tỉ trọng của hàng mới, hàng đã qua chế biến và hàng có giá trị gia tăng cao.
- Chủ động thâm nhập thị trờng quốc tế theo nguyên tắc đa phơng hóa quan hệ thơng mại.
Trên cơ sở những mục tiêu này, chỉ tiêu định lợng cho hoạt động xuất khẩu trong thời kì 2001 – 2010 nh sau :
+ Về quy mô và tốc độ tăng trởng :
Các chỉ tiêu xuất nhập khẩu một phần quan trọng tùy thuộc vào chỉ tiêu chung của Nhà nớc. Trong vòng 10 năm với tổng sản phẩm trong nớc (GDP) sẽ tăng gấp đôi (bình quân hàng năm phải tăng khoảng 7,2%) ; giá trị sản lợng nông nghiệp tăng bình quân 4 – 4,5%/năm, sản lợng lơng thực đạt 40 triệu tấn vào năm 2010, nông nghiệp chiếm tỉ trọng khoảng 16 – 17% GDP trong đó tỉ trọng sản phẩm chăn nuôi tăng từ 18,6% lên 25%, thủy sản đạt sản lợng 3 – 3,5 triệu tấn ; giá trị gia tăng của công nghiệp tăng bình quân hàng năm 10 – 10,5%, đến năm 2010 công nghiệp
chiếm tỉ trọng 40 – 41% GDP, tỉ trọng công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản xuất công nghiệp.
Chiến lợc cũng xác định nhịp độ tăng trởng xuất nhập khẩu sẽ nhanh gấp đôi nhịp độ tăng GDP, tức là khoảng 14,4%/năm, trong đó nông sản xuất khẩu qua chế biến đạt kim ngạch 9 – 10 tỉ USD vào năm 2010, lơng thực bình quân 4 – 5 triệu tấn/năm, thủy sản đạt kim ngạch khoảng 3,5 tỉ USD, sản phẩm công nghiệp chiếm 70 – 75% tổng kim ngạch xuất khẩu.
+ Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu
Cơ cấu xuất khẩu tùy thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất đồng thời có thể tác động lại sự chuyển dịch đó. Cơ cấu hàng hóa trong 10 năm tới sẽ đợc chuyển dịch theo hớng chung là : gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chú trọng các sản phẩm có hàm lợng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỉ trọng hàng thô.
Theo hớng đó, các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là :
Nhóm nguyên nhiên liệu : với hai mặt hàng chính là dầu thô và than đá. Nhóm hàng nông lâm, thủy sản : gạo, cà phê, cao su, chè, rau quả, thủy sản, hạt tiêu, nhân điều.
Sản phẩm chế biến và chế tạo : Hạt nhân của nhóm hàng ngày cho tới năm 2010 vẫn sẽ là hia mặt hàng dệt may và giày dép.
Sản phẩm hàm lợng công nghệ và chất xám cao : đây là ngành mới xuất hiện nhng đã mang lại kim ngạch xuất khẩu khá lớn. Hạt nhân là hàng điện tử và tin học. Với xu thế phân công lao động theo chiều sâu trên thế giới hiện nay, nớc ta hoàn toàn có khả năng phát triển hơn nữa những mặt hàng này, trớc mắt là gia công rồi tiến tới nội hóa dần.
Cơ cấu nhập khẩu phải hớng vào phục vụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu phát triển trong nớc. Chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến.
+ Về cơ cấu thị trờng
Một khâu then chốt trong chiến lợc phát triển xuất nhập khẩu đến năm 2010 là mở rộng và đa dạng hóa thị trờng. Quan điểm chủ đạo là tích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trờng, nhất là sau khi tham gia WTO, đa phơng hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột, tận dụng mọi khả năng để tăng mức sản xuất trên tất cả các thị trờng đã có song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trờng có sức mua lớn nhng hiện còn chiếm tỉ trọng thấp, mở các thị tr-
ờng mới (nh Mỹ, Mỹ Latinh, châu Phi), tăng cờng tiếp cận với các thị trờng cung ứng công nghệ nguồn.
Đa dạng hóa thị trờng tiếp tục là hớng cơ bản trong 10 năm tới. Tuy trọng tâm vẫn đặt vào thị trờng Châu á - Thái Bình Dơng (do vị trí địa lý gần gũi, có nhiều tiềm năng...) song cần nâng tỉ trọng các thị trờng khác để đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với việc phòng ngừa chấn động đột ngột. Vị trí của từng thị trờng tùy thuộc vào tiềm năng (dân số, sức mua) nhu cầu của họ đối với loại sản phẩm cụ thể và nhu cầu nhập khẩu của ta cũng nh mức độ quan hệ chính trị – kinh tế. Theo đó, trong 10 năm tới, các thị trờng nh Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ là những thị trờng cần đợc quan tâm đặc biệt, trong khi cần tích cực chủ động xâm nhập các thị trờng còn lại.
Xuất phát từ nhận thức chung nói trên có thể tính đến các vị trí của các thị tr- ờng nh sau :
a. Khu vực Châu á - Thái Bình Dơng
Thị trờng này vẫn là thị trờng trọng điểm của Việt Nam trong 10 năm tới vì thị trờng này ở gần Việt Nam, có dung lợng lớn, tiếp tục là khu vực phát triển tơng đối năng động. Trọng tâm của công tác thị trờng sẽ là Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông), Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và các nớc ASEAN.
b. Đối với các thị trờng khác
Đối với châu Âu, đây là thị trờng lớn, sức tiêu thụ ổn định, hứa hẹn có những khởi sắc về kinh tế trong thời kì 2001 – 2010. Vì vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu vào EU sẽ là một trong những trọng điểm của chính sách thị trờng nớc ngoài trong thời gian gần đây.
Xuất khẩu vào thị trờng Bắc Mỹ, mà chủ yếu là thị trờng Mỹ cần phải tăng mạnh vào năm 2010. Việc buôn bán với Australia và New Zealand phát triển tốt trong những năm gần đây chứng tỏ tiềm năng không nhỏ của khu vực này nhng mức khai thác vẫn còn thấp. Trong thời gian gần đây cần đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu vào hai thị trờng này đồng thời triển khai mạnh việc tìm kiếm, xâm nhập thị trờng Trung Đông và Châu Phi (đặc biệt là Nam Phi).