Cơ cấu xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam - Thực trạng và triển vọng (Trang 38 - 40)

Cơ cấu xuất khẩu chuyển biến theo hớng tích cực. Trong hoạt động xuất khẩu, tỉ trọng sản phẩm qua chế biến tăng từ 8% lên 40%, từ chỗ chỉ đạt 4 mặt hàng có kim ngạch trên 100 triệu USD, đến nay Việt Nam đã có 8 mặt hàng chiếm vị thế vào loại hàng đầu thế giới về xuất khẩu. Đó là : gạo, cà phê, hạt tiêu, hồ tiêu, điều, thủy sản.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là hàng nông, lâm, thủy hải sản ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế, hàng tiêu dùng thuộc các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công mĩ nghệ. Nói chung đó là những mặt hàng có hàm lợng nguyên liệu và lao động cao – những mặt hàng truyền thống từ nhiều năm qua. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thời kì 1991 – 2002 là dầu thô, dệt may, gạo, giày dép, hải sản, cà phê, than đá. Giai đoạn từ 1990 đến nay Việt Nam đã tạo dần đợc một số ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu đạt hàng trăm triệu USD nh dầu thô, hải sản, gạo.

Gạo : từ năm 1989 trở lại đây, Việt Nam đã xuất khẩu gạo và là nớc xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.

Dầu khí : từ năm 1986 Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô, là mặt hàng mới và là kết quả của sự hợp tác liên doanh với Liên Xô từ trớc năm 1975 song dầu khí lại là mặt hàng chủ lực vì đó là nguồn thu ngoại tệ tập trung lớn nhất.

Thủy sản : đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và mang lại nhiều ngoại tệ cho Việt Nam

Ngoài ra, trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam còn có hàng dệt may và may mặc, cà phê, cao su, than đá... Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của các ngành hàng này đều tăng khá, nh hàng dệt may và may mặc, năm 1991 mới đạt trên 100 triệu USD thì năm 1995 đạt 850 triệu USD, đến 2001 đã đạt 1975,4 triệu USD.

Nh vậy trong cơ cấu hàng hóa, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1995, đến 2001 đã chiếm 30,6%. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 28,5% thì đến 2001 chiếm 36%. Hàng nông lâm sản đến 2001 chiếm 21,6%. Hàng thủy sản năm 1995 chiếm 11,4% thì đến 2001 chiếm 11,8%. Có thể thấy xu hớng nhóm hàng công nghiệp chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, đặc biệt là công nghiệp nhẹ, trong đó chủ yếu là hàng giày dép, may mặc và dệt vì các mặt hàng này tận dụng đợc lợi thế nhân công rẻ với số lợng lớn ở nớc ta, cũng nh khả năng thu hồi vốn nhằm tái sản xuất nhanh hơn.

Về khối lợng và giá trị, các mặt hàng đều gia tăng : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản từ 697 triệu USD năm 1991 đến 2001 đã lên 4400 triệu USD, gấp 6,3 lần, chiếm 30,6%. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp từ 300 triệu USD năm 1991 đến 2001 đạt 5400 triệu USD, gấp 18 lần, chiếm 36% trong cơ cấu hàng hóa. Hàng nông lâm sản năm 1991 đạt 1088 triệu USD đến 2001 đạt 3249 triệu USD, gấp gần 3 lần, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản gồm những mặt hàng chủ yếu nh : dầu thô, than đá, crôm, thiếc.... Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp gồm những mặt hàng chủ yếu nh : giầy dép, hàng mây tre, hàng mĩ nghệ, hàng thêu, hàng gốm sứ... Hàng nông lâm sản gồm những mặt hàng chủ yếu nh : gạo, lạc nhân, cà phê, cao su, hạt điều nhân, rau quả tơi và chế biến, hạt tiêu, chè, thịt chế biến, gỗ và sản phẩm gỗ... Hàng thủy sản gồm các loại tôm sú, cá biển v.v...

Trong thời gian này, một số mặt hàng đạt giá trị khối lợng, tốc độ tăng đáng kể là dầu thô, gạo, hàng dệt may, cà phê, thủy sản, than đá, cao su, hạt điều... Đặc biệt xuất khẩu gạo đã đem lại cho đất nớc nhiều ngoại tệ, năm 1991 thu từ bán gạo là 1.033 triệu USD, năm 1997 là 3.100 triệu USD, năm 1999 thu đợc 1.024 triệu USD, sang 2002 xuất khẩu gạo đã đem lại cho Việt Nam hơn 1 tỉ USD.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam - Thực trạng và triển vọng (Trang 38 - 40)