Những tiêu chí đo lường kết quả thực hiện hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng (Trang 63 - 67)

C cho nhà xuất khẩu

1.2.4.1. Những tiêu chí đo lường kết quả thực hiện hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng

hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại

(1) Số món, doanh số (giá trị) và sự biến động của số món và doanh số của L/C được thông báo, bộ chứng từ được xuất trình, L/C được thanh toán (bao gồm cả thanh toán thông thường và thanh toán chiết khấu), bộ chứng từ được chiết khấu: Thông báo L/C; tiếp nhận, kiểm tra và gửi bộ chứng từ đi đòi tiền; thực hiện thanh toán cho bộ chứng từ và chiết khấu bộ chứng từ (nếu cần) là bốn nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, kết quả thực hiện chúng luôn được nhà quản trị quan tâm và tiến hành thống kê về mặt lượng (số món) và chất (giá trị của các món) cũng như sự biến động của chúng qua các năm để có cái nhìn tổng quan nhất về năng suất làm việc của bộ phận thu tiền hàng xuất khẩu theo L/C sau mỗi kỳ kinh doanh. Bên cạnh đó, vì giữa các nghiệp vụ có mối liên kết về trình tự thực hiện nên bằng cách so sánh số món, doanh số và sự biến động của số món, doanh số giữa chúng với nhau nhà quản trị còn có thể đánh giá được dịch vụ và công đoạn nào trong hoạt động được NH làm tốt, được khách hàng, NH đại lý tin tưởng và lựa chọn nhiều nhất, dịch vụ và công đoạn nào NH còn làm chưa tốt, chưa thu hút được khách hàng sử dụng nhiều. Thành công của việc thu tiền hàng xuất khẩu theo L/C suy cho cùng sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá của NH nước ngoài về chất lượng của bộ chứng từ gửi đi nên trong khi so sánh, nhà quản trị cần lưu ý hơn cả đến

tỷ trọng và sự biến động tỷ trọng bộ chứng từ bị từ chối thanh toán trong tổng số bộ xuất trình và gửi đi (trong đó, số bộ chứng từ bị từ chối thanh toán được tính bằng cách lấy số bộ chứng từ được xuất trình và gửi đi trừ đi số bộ chứng từ được thanh toán). Tỷ lệ này sẽ cho biết trong số những bộ chứng từ được xuất trình tại NH, được NH kiểm tra và kết luận là hợp lệ, gửi đi đòi tiền NHPH thì có bao nhiêu bộ chứng từ bị NH nước ngoài trả lại và từ chối thanh toán (vì cho là không hợp lệ). Đây là tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực, trình độ kiểm tra và phát hiện các sai sót

trong bộ chứng từ của cán bộ thanh toán và quan trọng không kém, để đánh giá mức độ rủi ro đối với NH trong nghiệp vụ thanh toán L/C, là một trong những cơ sở để nhà quản trị đề ra các quy định và điều kiện thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo L/C.

(2) Cơ cấu và sự biến động cơ cấu doanh số thanh toán L/C (theo thị trường, ngành hàng, đối tượng khách hàng; đồng tiền…): Thông thường doanh số thanh toán L/C (bao gồm cả thanh toán thông thường và thanh toán chiết khấu) là số liệu được quan tâm hơn cả vì nó phản ánh lượng tiền hàng thực tế NH đã thu về cho khách hàng từ NH nước người nhập, cũng là lượng tiền thực tế được chu chuyển trên tài khoản của NH. Doanh số thanh toán được các nhà quản trị phân tách theo nhiều tiêu chí như thị trường nhập khẩu, mặt hàng được xuất khẩu, quy mô/ thành phần kinh tế của doanh nghiệp xuất khẩu hoặc đồng tiền được sử dụng trong thanh toán…Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ dễ dàng theo dõi được sự biến động trong cơ cấu thanh toán và biết được sau mỗi kỳ kinh doanh, doanh số thanh toán của mặt hàng nào tăng, mặt hàng nào giảm, loại khách hàng nào chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền nào có đóng góp nhiều nhất cho nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động này…từ đó giúp nhà quản trị thường xuyên nắm bắt và kiểm soát được tình hình cũng như có cơ sở để hoạch định các chính sách khách hàng, sản phẩm cho phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh.

(3) Tỷ trọng và sự biến động tỷ trọng số món và doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ trong tổng số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức: Tiêu chí này cho biết tỷ trọng và sự biến động tỷ trọng đóng góp của phương thức tín dụng chứng từ vào tổng số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu của cả NH. Trên cơ sở so sánh với đóng góp của các phương thức khác là nhờ thu và chuyển tiền, nhà quản trị sẽ đánh giá được tầm quan trọng của phương thức tín

dụng chứng từ đối với hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu của NHTM, từ đó sẽ quyết định được phải đầu tư như thế nào là đủ, là tương xứng cho việc hoàn thiện hoạt động này.

(4) Doanh thu và sự biến động của doanh thu từ hoạt động: Doanh thu từ hoạt động này được tính bằng cách cộng doanh thu từ phí dịch vụ của các nghiệp vụ riêng biệt lại với nhau, gồm phí thông báo L/C/Sửa đổi L/C, phí xử lý (kiểm tra, gửi đi…) bộ chứng từ, phí thanh toán L/C và lãi chiết khấu bộ chứng từ. Doanh thu thể hiện toàn bộ thu nhập nói chung, kể cả vốn lẫn lãi mà hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ mang về cho NH mỗi năm và sự biến động doanh thu là cơ sở để nhà quản trị đánh giá được sự tăng trưởng hay thụt lùi của tổng giá trị các lợi ích kinh tế tạo ra cho NH từ việc thực hiện hoạt động này. (5) Lợi nhuận và sự biến động của lợi nhuận từ hoạt động: Lợi nhuận được

tính bằng cách lấy doanh thu từ hoạt động trừ đi chi phí mà NH bỏ ra để thực hiện hoạt động này (chủ yếu là chi phí cho bộ phận văn phòng bởi đây không phải là hoạt động sử dụng vốn của NH). Lợi nhuận thể hiện lãi/lỗ do hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đem lại và là tiêu chí kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của hoạt động này. Do vậy, lợi nhuận dương và càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của hoạt động này càng cao và ngược lại.

(6) Thời gian và sự biến động thời gian trung bình để thực hiện một giao dịch trong mỗi nghiệp vụ: Đây là tiêu chí quan trọng nhằm xác định khoảng thời gian trung bình mà NH bỏ ra để hoàn thành việc cung cấp một dịch vụ: Thông báo (tính từ lúc nhận được L/C đến lúc chuyển L/C đó cho người thụ hưởng); kiểm tra bộ chứng từ (tính từ lúc nhận được bộ chứng từ đến khi kiểm tra xong và có kết luận về tình trạng của nó); đòi tiền theo L/C (tính từ thời điểm gửi chứng từ đòi tiền NH nước ngoài đến

thời điểm báo Có trong tài khoản người xuất khẩu); chiết khấu (tính từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người xuất khẩu đến thời điểm ghi Có số tiền ứng trước vào tài khoản của họ). Tiêu chí này và sự biến động của nó qua các năm là một trong những cơ sở để nhà quản trị đánh giá trình độ tác nghiệp và tác phong làm việc của cán bộ thanh toán; đánh giá mức độ phức tạp và tính hợp lý trong các quy định, thủ tục mà NH đang áp dụng; mức độ đáp ứng công việc của công nghệ thanh toán hiện tại…qua đó nhà quản trị sẽ nắm bắt được năng suất, hiệu quả làm việc cũng như nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận, yếu tố tham gia vào hoạt động này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w