Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng (Trang 33 - 35)

Mô hình dưới đây cho thấy trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, tồn tại ba mối quan hệ hợp đồng: (1) Quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu được xác lập bằng hợp đồng ngoại thương; (2) quan hệ giữa nhà nhập khẩu và NHPH được xác lập bằng đơn xin mở L/C và các chứng từ khác được

ký kết giữa nhà nhập khẩu và NHPH liên quan đến L/C; (3) quan hệ giữa NHPH và nhà xuất khẩu được xác lập bằng chính L/C do NH này phát hành. Như vậy, khác với những phương thức thanh toán khác, trong thanh toán bằng L/C, NH tham gia vào hoạt động thanh toán với trách nhiệm pháp lý đối với cả hai bên mua và bán, đây là cơ sở dẫn tới những đặc điểm cơ bản sau đây của một giao dịch L/C:

Hình 1.6. Mô hình mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Thứ nhất: L/C là hợp đồng kinh tế hai bên, hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi đã ra đời lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng đó. Trước hết, L/C là một hợp đồng kinh tế hai bên giữa NHPH và nhà xuất khẩu, mọi yêu cầu của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C và mọi sửa đổi L/C ngoài sự chấp thuận của các bên còn phải được sự đồng ý của NHPH mới có giá trị. Vì chỉ là hợp đồng giữa NHPH và nhà xuất khẩu nên về bản chất thì L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và những hợp đồng khác liên quan đến hàng hoá mặc dù hợp đồng này là cơ sở để hình thành nên L/C. Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận thì nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C. Do đó, khi nhận được L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các điều khoản của L/C để nếu cần yêu cầu người mua tiến hành sửa đổi cho phù hợp với hợp đồng trước khi thực

Ngân hàng phát hành Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu Đơn xin mở L/ C và các chứng từ khác Hợp đồng ngoại thương L/C HĐ2 HĐ1 HĐ3

hiện giao hàng. Khi L/C đã có hiệu lực thì NHPH sẽ thực hiện thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C, khi đó việc thanh toán này hoàn toàn độc lập với tình trạng của hàng hoá và người mua không được phép khiếu nại hay ngăn cản NHPH trả tiền trong trường hợp gặp rủi ro trong giao dịch hợp đồng mua bán.

Thứ hai: Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, NH chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ chứ không liên quan đến hàng hoá.

NH cam kết thanh toán cho người hưởng khi họ xuất trình được bộ chứng từ mà thể hiện trên bề mặt là phù hợp với các điều khoản của L/C chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào việc người mua có nhận được hàng hoá hoặc hàng hoá được giao có đúng quy cách hay không. Điều đó có nghĩa là quyền lợi của người xuất khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào tính phù hợp của bộ chứng từ mà họ xuất trình về số loại, số lượng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu. NH cũng chỉ quyết định trả tiền dựa trên cơ sở đó chứ không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hoá mà bất kỳ chứng từ nào đại diện. Do đó, nếu thực tế hàng hoá không khớp với chứng từ thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến NH. Chỉ trong trường hợp chứng từ là không phù hợp mà NH vẫn thanh toán cho người xuất khẩu thì NH phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bởi người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán lại tiền cho NH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng (Trang 33 - 35)