Bối cảnh hội nhập thúc đẩy nhu cầu hoàn thiện các hoạt động NH nói chung và hoạt động TTQT, thu tiền hàng xuất khẩu theo phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng (Trang 85 - 87)

C cho nhà xuất khẩu

1.3.3.2. Bối cảnh hội nhập thúc đẩy nhu cầu hoàn thiện các hoạt động NH nói chung và hoạt động TTQT, thu tiền hàng xuất khẩu theo phương

NH nói chung và hoạt động TTQT, thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của các NHTM

Bối cảnh hội nhập thúc đẩy nhu cầu hoàn thiện hoạt động TTQT của các NHTM Việt Nam từ nhiều khía cạnh. Trước hết, như đã trình bày, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển, từ đó làm gia tăng nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đối với dịch vụ TTQT do các NHTM cung cấp. Sự gia tăng sử dụng dịch vụ của khách hàng khiến NH có cơ hội được thực hành nghiệp vụ TTQT của mình thường xuyên hơn, đồng nghĩa với đó NH cũng phải thường xuyên đối mặt với vô vàn những tình huống vướng mắc khác nhau trong quá trình thực hiện thanh toán mà nếu không giải quyết ngay thì tương lai nó sẽ tạo ra lực cản đối với sự tăng trưởng và phát triển của hoạt động TTQT. Thực tế này làm phát sinh nhu cầu của các NH trong việc tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao năng lực và trình độ tác nghiệp của các bộ phận, tìm kiếm những biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc thường gặp để dần hoàn thiện hoạt động TTQT của mình. Bởi các thao tác nghiệp vụ có diễn ra ngày càng trôi chảy thì năng suất thanh toán mới được nâng cao, mới giúp NH đáp ứng được lượng cầu về dịch vụ ngày càng tăng, từ đó vừa mang lại sự hài lòng cho khách hàng, vừa giúp NH không bỏ qua cơ hội để tăng doanh thu và lợi nhuận TTQT của mình.

Sau nữa, quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới còn đặt ra những cơ hội và thách thức lớn đối với hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam.

Về cơ hội: Sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực NH mở ra cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách cấp cao của các NHTM Việt Nam được

gặp gỡ, trao đổi với các đối tác quốc tế về những vấn đề vĩ mô liên quan đến tài chính, tiền tệ của nền kinh tế quốc gia và thế giới, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hoạt động NH Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các NH trong nước củng cố và xác lập quan hệ đối ngoại của mình. Tiến trình hội nhập còn tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam cơ hội hợp tác liên doanh, liên kết với NH ngoại nhằm tiếp cận và khai thác tiềm lực về vốn, công nghệ, con người cũng như thị trường của NH bạn để đi tắt đón đầu trong việc mở rộng và hoàn thiện các dịch vụ NH. Bên cạnh đó, thông qua những dự án hỗ trợ ngành NH do các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng thế giới (WB) phát động và thực hiện tại Việt Nam, các NHTM trong nước có cơ hội để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ không nhỏ về tài chính, công nghệ, về kỹ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý của các NH hiện đại trên thế giới về ứng dụng cho hoạt động quản lý của NH mình, hướng tới việc dần hoàn thiện và chuẩn hoá các hoạt động NH theo tiêu chuẩn quốc tế.

Về thách thức: Trong quá trình hội nhập, hệ thống NH Việt Nam sẽ ngày càng liên hệ chặt chẽ hơn, chịu tác động ngày càng lớn hơn của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất và dự trữ ngoại tệ. Điều này sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh với nhiều biến động và những bất trắc khó lường, thách thức khả năng thích nghi và điều chỉnh linh hoạt của các NHTM Việt Nam vốn trước đây đã quen hoạt động trong mối liên kết khá lỏng lẻo với thị trường tài chính thế giới. Thêm vào đó, ngành NH Việt Nam còn phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong điều kiện hệ thống pháp luật trong nước và thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về NH. Đây dự kiến sẽ là nguyên nhân của không ít những vướng mắc nảy sinh trong các nghiệp vụ NH quốc tế khi các NH buộc phải thực thi kết hợp những quy định pháp lý của cả trong và ngoài nước. Một thách thức không thể không nhắc tới đó là sự gia tăng cạnh tranh. Thực hiện đầy đủ những cam kết WTO trong lĩnh vực NH cũng đồng nghĩa với việc thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam buộc phải nới lỏng các hàng rào gia nhập, mở cửa cho sự xuất hiện tràn lan của những

NH nước ngoài vốn hơn hẳn NH nội địa về mọi mặt. Điều này đặt các NH trong nước vào sự cạnh tranh khốc liệt với nhau và với NH ngoại trong tất cả các hoạt động kinh doanh từ truyền thống đến hiện đại như huy động vốn, tín dụng, TTQT, kinh doanh ngoại tệ…Các NHTM Việt Nam buộc phải quyết định lựa chọn giữa một bên là nỗ lực để hoàn thiện, để phát triển, để mở rộng và một bên là dậm chân tại chỗ để bị mất khách hàng, mất thị phần và cuối cùng là bị đào thải.

Tóm lại, đứng trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như trên, việc làm cần

thiết của các NHTM Việt Nam lúc này là tận dụng tối đa những cơ hội có được để hoàn thiện các hoạt động NH (trong đó có TTQT và thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ), bởi phải có hoàn thiện thì mới có mở rộng, có phát triển bền vững và chỉ như vậy thì các NH Việt Nam mới đủ sức đẩy lùi được những khó khăn, thách thức trên bước đường hội nhập của mình và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng (Trang 85 - 87)