Những rủi ro mà Ngân hàng thương mại có thể gặp phải khi thực hiện hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng (Trang 79 - 83)

C cho nhà xuất khẩu

1.3.2.2. Những rủi ro mà Ngân hàng thương mại có thể gặp phải khi thực hiện hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng

thực hiện hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ

Hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đem lại lợi ích nhiều mặt cho các NHTM, tuy nhiên, luôn tồn tại những rủi ro nhất định mà NH có thể phải đối mặt khi tiến hành hoạt động này, những rủi ro mà khi xảy ra khiến NH không chỉ bị mất mát về kinh tế mà uy tín NH cũng có thể bị ảnh hưởng.

Rủi ro được hiểu là những sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được. Rủi ro trong TTQT là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế. Nguyên nhân phát sinh của các rủi ro này có thể xuất phát từ chủ quan của bất cứ một bên nào tham gia vào quá trình thanh toán như người nhập khẩu, người xuất khẩu, các NH…do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm trong ngoại thương và TTQT, do thiếu thông tin chính xác về đối tác, do hành động chủ quan, sơ xuất và không loại trừ những hành vi thiếu đạo đức trong kinh doanh…; hoặc do những nhân tố khách quan gây nên như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu của nền kinh tế hay những tai ương bất ngờ như thiên tai, chiến tranh, biến động chính trị…Đặc biệt những yếu tố như khoảng cách và các khác biệt về địa lý, văn hoá, tập quán, pháp luật…trong hoạt động thương mại quốc tế cũng góp phần làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro trong hoạt động giao nhận hàng hoá và thanh toán giữa các bên mua bán. Bên cạnh đó, yếu tố rủi ro trong TTQT còn liên quan chặt chẽ tới phương thức thanh toán mà các bên tham gia lựa chọn, trong đó tín dụng chứng từ được coi là phương thức thanh toán có ít rủi ro nhất đối với các bên mua bán nhưng lại đòi hỏi trách nhiệm và nghĩa vụ cao nhất từ phía các trung gian NH.

Với hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, mặc dù chỉ phục vụ người xuất khẩu, tức là NH chỉ tham gia vào một vế của hoạt động thanh toán (nhận tiền từ người mua trả cho người bán) nhưng sự thành công của hoạt động này lại có tính chất quyết định đến thành công của thương vụ, xét từ phía người xuất khẩu. Vì là công đoạn cuối cùng nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong một giao dịch thương mại quốc tế nên khi thực hiện việc thu tiền, các NH phải đối mặt với không chỉ những rủi ro thanh toán mà có thể còn gián tiếp hoặc trực tiếp phải chịu tác động từ những rủi ro thương mại.

Rủi ro thanh toán là những sự kiện bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt đối với các NH cung ứng dịch vụ thanh toán như rủi ro

ngoại hối (sự tăng hoặc giảm giá đột ngột hay kéo dài của đồng tiền thanh toán), rủi ro tín dụng (không thu về được khoản tiền ứng trước cho khách hàng), rủi ro pháp lý (bị buộc phải tham gia trực tiếp (bị kiện, đi kiện) hoặc gián tiếp vào các vụ kiện tụng), rủi ro quốc gia (những biến động về chế độ chính trị, sự thay đổi cơ chế chính sách), rủi ro đạo đức (một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khác), rủi ro về tác nghiệp (những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán gây hậu quả nghiêm trọng)…

Rủi ro thương mại là những rủi ro hiện diện trong tất cả các giao dịch thương mại cả trong nước và quốc tế như các rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hoá, việc vận chuyển hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá, giá cả thị trường…đối với người nhập khẩu hay các rủi ro liên quan đến khả năng tài chính của bên mua…đối với người xuất khẩu; dẫn đến việc hàng hoá không được giao theo đúng hợp đồng, người mua không thể hoặc không muốn thanh toán và trong nhiều trường hợp nó có thể cuốn các NH tiến hành thanh toán vào các vụ kiện tụng phức tạp giữa hai bên mua bán.

Nếu như những rủi ro xuất phát từ nguyên nhân khách quan (như rủi ro thương mại, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối…) NH không thể tránh né mà chỉ có thể áp dụng những biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất khi việc đã rồi; thì những rủi ro liên quan ít nhiều đến hoạt động của NH như rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro pháp lý…lại là những rủi ro mà NH có thể ngăn ngừa và hạn chế sự xảy ra của chúng bằng những biện pháp nhất định.

Sau đây là vài nét về những rủi ro cụ thể có thể xảy ra và tác động trực tiếp tới hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM, xét theo từng vị trí mà NH có thể đảm nhận:

Với tư cách là NHTB: NHTB phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NHTB xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú

gì. Theo thông lệ quốc tế thì NHTB phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.

Với tư cách là NHđCĐ: NHđCĐ không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NHPH. Tuy nhiên trong thực tế, các NHđCĐ có thể chấp nhận ứng trước tiền thanh toán để trợ giúp cho nhà xuất khẩu bằng cách chiết khấu bộ chứng từ theo L/C. Khi đó, rủi ro xảy ra đối với NHđCĐ phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NHPH và nhà nhập khẩu. Các rủi ro khi chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng (chiến tranh, thiên tai…cản trở việc thanh toán); rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NHPH bị phá sản; rủi ro do chính NHđCĐ không hành động đúng theo quy định của thông lệ quốc tế. Trong đó, ngoại trừ những rủi ro thuộc về khách quan đối với cả nhà nhập khẩu và NH như bất khả kháng hay NHPH phá sản thì những rủi ro còn lại luôn được NHPH viện cớ là bộ chứng từ không hợp lệ để từ chối thanh toán. Mà những rủi ro này lại không khó có điều kiện phát sinh một khi việc kiểm tra chứng từ chỉ dựa trên bề mặt chứ không xem xét tính chất “bên trong” của chứng từ, hơn nữa ranh giới giữa sự “phù hợp” và “sai sót” lại rất mong manh, tuỳ thuộc vào tập quán, trình độ, quan điểm, động cơ của các bên liên quan, kết quả là NHPH có thể không đồng ý với kết luận bộ chứng từ hợp lệ của NHđCĐ và từ chối hoàn trả tiền. Thêm vào đó, rủi ro còn có thể bắt nguồn từ chính doanh nghiệp xuất khẩu, bởi tính chất độc lập của L/C với hợp đồng cơ sở nên người xuất khẩu có thể lợi dụng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng nhưng vẫn lập bộ chứng từ phù hợp để được thanh toán và ứng trước.

Hậu quả khi rủi ro xảy ra có thể là những mất mát về kinh tế như không thu lại được tiền đã thanh toán trước cho người xuất khẩu, phải chịu chi phí kiện tụng

kéo dài…và nguy hiểm hơn là những hậu quả để lại cho uy tín của NH khiến khách hàng trong nước, khách hàng và NH nước ngoài thiếu tín nhiệm vào hoạt động của NH dẫn đến hệ lụy là giảm doanh thu và lợi nhuận trong lâu dài.

Tóm lại, hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng

từ đem lại cho NH thực hiện nó những lợi ích kinh tế nhiều mặt và giúp NH nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh và uy tín trên thị trường tài chính quốc tế. Những lợi ích này khiến nó trở thành một hoạt động ngoại bảng không thể thiếu của các NHTM, nếu không muốn nói là luôn cần được các NH chú trọng đầu tư và ngày một hoàn thiện thêm. Bên cạnh đó, cũng như những nghiệp vụ NH khác, trong hoạt động này luôn tồn tại những rủi ro mà khi xảy ra sẽ gây thiệt hại trước mắt về kinh tế không nhiều nhưng NH có thể phải trả giá đắt cho thiệt hại lâu dài về uy tín. Ngoại trừ những rủi ro không thể tránh né thì với những rủi ro khác, NH có thể ngăn ngừa gần như hoàn toàn hoặc hạn chế phần nào nếu biết đầu tư hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ, cơ chế chính sách cũng như nâng cao trình độ của con người và công nghệ sử dụng cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng (Trang 79 - 83)