NHNN chủ trì phối hợp với các Bộ, nghành liên quan xây dựng và trình Chính

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Chi Nhánh Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 72 - 76)

phủ ban hành các Nghị định của Chính phủ về TTKDTM và TMĐT

- Thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng cơ sỏ hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình áp dụng công nghệ trong thanh toán cũng như trong toàn hệ thống NHTM. Từ đó xây dựng các tiêu chuẩn cho hệ thống thanh toán

- Tổ chức hợp tác liên kết giữa các tổ chức tín dụng, kết nối về thanh toán giữa các tổ chức tham gia thanh toán do NHNN làm trung tâm. Duy trì hoạt động ổn định hệ thống thanh toán điện tử liên NH

- Bên cạnh đó, cần có kế hoạch phổ biến cho các doanh nghiệp, mọi tầng lớp dân cư thấy rõ được lợi ích của việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó tạo điều kiện triển khai rộng rãi hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng như đưa TMĐT vào đời sống kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với các tổ chức tài chính trên thế giới, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ nhằm nâng cấp và cải thiện công nghệ, chất lượng dịch vụ Ngân hàng bắt kịp với xu thế chung của thế giới.

4.3 Kiến nghị với các Bộ, nghành liên quan

Việc các Bộ, nghành ứng dụng TMĐT và triển khai thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tạo môi trường phát triển rất thuận tiện cho dịch vụ NHBL phát triển đặc biệt là dịch vụ NH điện tử trên phạm vi cả nước nói chung cũng như BIDV và Chi nhánh SGD 1 nói riêng.

- Bộ Công thương cần tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống phát triển thương mại điện tử, xây dựng các sàn điện tử với các công cụ phục vụ giao dịch, hoạch định kế hoạch kinh doanh dài hạn, giải pháp thanh toán, bảo mật chứng thực và chữ ký số. Các sàn điện tử cần được kết nối với các sàn đấu giá quốc tê và xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm tăng cường thông tin về kinh doanh.

- Bộ Bưu chính viễn thông cần quy hoạch và phát triển hạ tầng viễn thông và Internet, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí dịch vụ. Phối hợp với tổng cục thống kê và các Bộ/ ban nghành khác hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử cũng như triển khai các hình thức thanh toán trực tuyến, đào tạo kỹ năng tư vấn cho các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và thanh toán trong thương mại điện tử ở khía cạnh kỹ thuật

- Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế triển khai nhanh dịch vụ và cung cấp giấy phép, khai thuế, hải quan điện tử cho các đối tượng giao dịch.

4.4 Kiến nghị đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và Chi nhánh SGD 1 SGD 1

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ về TMĐT cũng như nghiệp vụ Ngân hàng

- BIDV cần tiếp tục nâng cấp các phần mềm thanh toán, ký kết các chương trình bảo mật trong thanh toán điện tử, tích cực tham gia vào các liên minh thẻ, tăng cường kết hợp hơn nữa với các nhà cung cấp dịch vụ để đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị phần khách hàng sử dụng dịch vụ NH

- Bên cạnh đó, cán bộ công nhân viên Chi nhánh Sở giao dịch 1 cần phối kết hợp chặt chẽ với ban lãnh đạo NH nhằm nắm bắt kịp thời tình hình triển khai dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và đề xuất đưa ra ý kiến trong chính sách phát triển dịch vụ - sản phẩm mới, nâng cao tính cạnh tranh, tạo sự hoạt động thống nhất cũng như hạn chế rủi ro trong toàn hệ thống NH BIDV nói riêng và hoạt động của Chi nhánh nói riêng.

KẾT LUẬN

Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ với sự hỗ trợ của Công nghệ hiện đại như mạng Internet, mạng di động… là chiến lược đúng đắn, mang lại lợi ích cho Ngân hàng. Mặc dù dịch vụ bán lẻ tại các NHTM nước ta mới ở giai đoạn đầu, phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đây được xem là “chìa khóa thành công” của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Nhận thức rõ triển vọng và tiềm năng phát triển dịch vụ NHBL tại CN SGD 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chuyên đề đã làm rõ một số nội dung sau:

Một là, làm rõ khái niệm về dich vụ Ngân hàng bán lẻ, nhận thấy những triển vọng và tính tất yếu phát triển dịch vụ này trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Hai là, đưa ra một cái nhìn bao quát về sự dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại CN SGD 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cũng như chỉ ra các hạn chế cần tháo gỡ để phát triển dịch vụ này trong thời gian tới.

Để thực sự đưa dịch vụ Ngân hàng bán lẻ phát triển tại Việt Nam nói chung cũng như tại CN SGD 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng, đòi hỏi sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, các cấp quản lý liên quan cùng với sự ủng hộ của toàn xã hội.

Mặc dù chuyên đề đề cập tới nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn trong phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại CN SGD 1- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, tuy nhiên, chuyên đề chỉ tập trung đưa ra các hạn chế và thực trạng của phát triển dịch vụ này với đối tượng khách hàng cá nhân, chưa đề cập đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những đề xuất, kiến nghị cũng như các giải pháp để tháo gỡ triệt để các hạn chế cho đối tượng doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh cần có các chuyên đề tiếp theo nghiên cứu và giải quyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS, TS. Lê Hoàng Nga, 2009, “ Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015”, website Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam

2. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 2006, Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam, QĐ – TTg ngày 29/12/2006

3. Lê Thị Thanh Thảo, 2008, Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Luận văn Thạc sĩ kinh tế

4. PGS, TS. Phạm Thu Hà, 2007, Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại,

NXB Đại học Kinh tế quốc dân

5. Báo cáo thường niên BIDV năm 2009 6. Các trang web: - http://www.bidv.com.vn - http://www.vi.wikipedia.org/ - http://www.ebank.vnexpress.net - http://www.vietnamnet.vn - http://www.taichinhdientu.vn - http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese - http://www.baodatviet.vn - http://www.maivoo.com/ - http://www.tailieu.vn

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Chi Nhánh Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 72 - 76)