- Số lượng khách hàng cá nhân gửi tiền
4 Một số kiến nghị nhằm phát triển DVNHBL tại CN SGD 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
đầu tư và phát triển Việt Nam
4.1 Kiến nghị đối với chính phủ
Chính phủ phải có vai trò dỡ bỏ rào cản về công nghệ và pháp lý hạn chế chế sự phát triển của thương mại điện tử và dịch vụ ngân hàng bán lẻ
4.1.1.Về công nghệ:
Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền công nghệ để nền công nghệ có thể bắt kịp xu hướng của thế giới. Như vậy quốc gia có điều kiện tham gia tích cực vào Thương mại điện tử toàn cầu.
Mặc dù thu nhập bình quân đầu người của nước ta đã tăng đáng kể nhưng vẫn ở mức thấp . Trong khi đó, Việt Nam vẫn bị xem là quốc gia có chi phí sử dụng internet và điện thoại cao nhất trong khu vực và trên thế giới, mặt khác tốc độ
đường truyền còn hạn chế. Để tạo điều kiện phát triển TMĐT và thanh toán không dùng tiền mặt thì Chính phủ cần:
- Nghiên cứu giảm mức phí truyền thông chung
- Trang bị hệ thống máy tính truyền thông rộng rãi hơn, mở rộng cổng Internet, nâng cấp mở rộng đường truyền, tăng kênh quốc tế và mở rộng băng thông với nước ngoài, giảm chi phí sử dụng Internet...
- Việc học tập kinh nghiệm quản lý hiện đại, thu hút được vốn, kỹ thuật từ bên ngoài là hết sức quan trọng với một quốc gia đang phát triển như nước ta.
- Ngoài ra, một vấn đề đã và đang có nhiều ý kiến trái ngược là việc xóa bỏ độc quyền trong lĩnh vực truyền thông. Đây là vấn đề mang tính chất vĩ mô, việc mạnh dạn phá độc quyền truyền thông để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp, buộc họ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí.
- Việc nâng cao hạ tầng công nghệ phải gắn liền với nâng cao trình độ dân trí và đào tạo các chuyên gia về công nghệ thông tin. Mọi sự thành bại đều xuất phát từ con người, vì vậy, tri thức của con người cần được nâng cao nhằm đạt trình độ nhất định khi tiếp xúc với công nghệ hiện đại. Cần giúp cho người dân, doanh nghiệp sử dụng và giao dịch qua mạng.
- Để góp phần đạt được các kế hoạch đề ra trong kế hoạch phát triển tổng thể thương mại điện tử giai đoạn 2010 – 2015, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, nghành nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật – công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm, với các sản phẩm về hệ thống quản lý chứng chỉ số, hệ thư an toàn, bảo mật, công nghệ thanh toán, mô hình trung tâm hỗ trợ và xúc tiến thương mại điện tử, kê khai thuê giá trị gia tăng qua mạng và sàn TMĐT. Đồng thời đẩy mạnh quá trình xây dựng Chính phủ điện tử.
4.1.2 Về pháp lý
- Chính phủ cần khuyến khích, củng cố sự tin tưởng của các doanh nghiệp và người tiêu đùng trong việc tham gia TMĐT bằng cách tạo ra một môi trường pháp lý cho TMĐT. Khung pháp lý hỗ trợ các giao dịch TM ĐT phải nhất quán
và có thể tiên liệu được những bất luận giữa người mua và người bán nằm trong hệ thống pháp lý.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên trách mang tầm quốc gia về thương mại điện tử, có chức năng thẩm quyền mang tính pháp lý để ban hành, hướng dẫn các nguyên tắc chỉ đạo kế hoạch tổng thể, chương trình hành động quốc gia, tổ chức chỉ đạo tất cả các Bộ nghành trong việc triển khai, phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho thương mại điện tử, đưa vào ứng dụng thực tê, đặc biệt trong thanh toán. Kết hợp tiến hành rộng rãi ở các nghành, các lĩnh vực khác nhau, tổ chức thực hiện thử nghiệm theo chương trình chung và tổ chức quản lý hoạt động thương mại điện tử trong phạm vi cả nước.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt cũng như các vấn đề liên quan đến tính bảo mật của quá trình xử lý, các vấn đề phát sinh. Nghiên cứu xây dựng và thiết lập cơ quan chứng thực chữ ký số quốc gia ... Ngoài ra, cần có những thay đổi tại một số quy định khác như quy định về chứng từ kế toán tại các doanh nghiệp, NHTM cũng như các cơ quan đơn vị nhà nước khác( thuế, Hải quan, kho bạc...) nhằm áp dụng đồng bộ các hình thức thanh toán để tạo điều kiện cho TTKDTM phát triển thuận lợi.
4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước4.2.1 Xây dựng hệ thốn thanh toán hiện đại 4.2.1 Xây dựng hệ thốn thanh toán hiện đại
Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN để góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cũng như tạo điều kiện cho các DVNHBL có phát triển trong toàn bộ nền kinh tế.
Hệ thống thanh toán hiện đại phải đáp ứng được 2 yếu tố:
- Yếu tố kỹ thuật: Đây là yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng công nghệ, đòi hỏi quản lý cũng như vận hành bảo trì, nâng cấp tốt
- Hệ thống phải quản lý được dòng chu chuyển vốn bằng việc quản lý số dư tài khoản thanh toán, quyết toán, bù trừ
4.2.2 NHNN cần kết hợp đồng bộ xây dựng và quản lý hệ thống thanh toán hiện đại hiện đại
- NHNN cần kết hợp chặt chẽ với NH thế giới và các NHTM trong nước trong việc thực hiện và theo dõi sự vận hành của hệ thống thanh toán
- Theo dõi chặt chẽ quy trình xây dựng hệ thống thanh toán đảm bảo không có sai sót xảy ra
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ của cán bộ. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm của các NHTW trên thế giới, chủ động kêu gọi sự trợ giúp của các tổ chức WB, IMF và các tổ chức tài chính, tiền tệ khác trong khu vực cũng như trên thế giới trong quá trình hiện đại hóa hệ thống NH trong nước.
4.2.3 NHNN cần tăng cường định hướng hoạt động NHTM trong nước